Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Củ địa liền

hông thường người ta thường sử dụng rượu địa liền để xoa bóp rất hiệu quả.
Củ địa liền ngâm rượu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Cách ngâm rượu địa liền

Địa liền ngâm rượu là cách làm rất đơn giản, dễ dàng và không có gì quá phức tạp chỉ khó là nhiều người chưa biết chia tỷ lệ địa liền với rượu sao cho phù hợp và đúng cách. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 2 cách ngâm rượu địa liền hay được mọi người sử dụng là ngâm tươi và ngâm khô.
Cách ngâm địa liền tươi
Cách này được tiến hành vô cùng đơn giản, không cầu kỳ đầu tiên chỉ cần rửa sạch địa liền cho hết đất rồi để ráo nước. Sau đó dùng dao sắc thái củ địa liền thành từng lát mỏng có độ dày 1cm đừng thái dày quá sẽ khiến rượu không ngấm.
Khi đã thái xong cần cho vào binh ngâm theo tỷ lệ 1:4 tức là 1kg địa liền ứng với 4 lít rượu trắng, xong rồi đậy nắp kín để ngâm khoảng 20 ngày là sử dụng được.

Cách ngâm địa liền khô

Củ địa liền khô ngâm rượu
Cách ngâm này cầu kỳ hơn cách ngâm tươi do các bạn phải chế biến củ địa liền khô. Hai bước đầu tiên trong cách ngày đều rửa sạch rồi để ráo nước, sau đó đem thái lát mỏng. Tiếp theo cần đem đi phơi dưới nắng khoảng 4 – 5 ngày khi khô cong là được.
Khi đã phơi xong cần cho miếng địa liền khô vào bình ngâm theo tỷ lệ 4 lạng khô với 4 lít rượu trắng, rồi để ngâm khoảng 20 ngày là xong, rượu khi ngâm sẽ có màu ghi.

Rượu địa liền có uống được không ? 

Rượu ngâm củ địa liền rất đặc biệt có thể vừa uống vừa xoa bóp rất hiệu quả được, nhưng nên dùng sao cho hợp lý vì uống quá liều lượng sẽ phản tác dụng.
Tác dụng của rượu địa liền
Đầu tiên phải kể đến tác dụng xoa bóp ngoài da khi dùng rượu ngâm địa liền sẽ làm giảm các triệu chứng nhức mỏi gân cốt, đau nhức xương khớp và trị chứng đau lưng kéo dài rất hiệu quả. Ngoài ra, còn có tác dụng se khít lỗ chân lông và bảo vệ da, làm cho máu huyết lau thông tốt.
Còn tác dụng của rượu địa liền khi uống lại điều trị được các triệu chứng đau bụng đầy hơi, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn nhưng cần sử dụng đúng cách.
Cách sử dụng rượu ngâm với địa liền đúng cách
Muốn phát huy tối đa công dụng cần sử dụng đúng cách, nếu bị đau răng chỉ cần lấy 5ml rượu ngâm địa liền rồi ngậm trong khoảng 15 phút rồi nhổ đi, ngày cứ ngậm 3 lần như vậy sẽ rất hiệu quả và lưu ý cần vệ sinh răng miệng thật sạch trước khi ngậm rượu.
Những người bị nhức mỏi hay tê dại chân tay chỉ cần lấy rượu củ địa liền xoa bóp lên vùng da bị nhức mỏi và uống khoảng 5ml để nhanh giảm đau nhất mà lại không có tác dụng phụ.
Đặc biệt phụ nữ sau sinh cũng có thể dùng địa liền ngâm rượu xoa lên bụng cho tiêu hóa tốt, giúp bụng thon gọn, da đẹp hơn và còn khử mùi hiệu quả thơm người.
Trên đây là cách ngâm địa liền với rượu đúng cách mà các bạn hãy áp dụng ngay để bảo vệ sức khỏe nhé và những người âm hư, thiếu máu hay dạ dày nóng thì không nên dùng địa liền.

Tính vị, tác dụng:

Địa liền có vị cay, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị, tính ấm, có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện. Người ta đã nghiên cứu về tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm của Địa liền. Ngâm rượu làm thuốc bóp chữa tê phù, tê thấp nhức đâu, đau nhức.

Cách dùng:

Ngày dùng 3-6g dạng thuốc sắc, thuốc bột hay viên hoặc ngâm rượu. Rượu ĐL (ngâm củ Địa liền trong rượu 40-50 độ, trong 5-7 ngày) có thể dùng xoa bóp hoặc uống làm bớt nhức mỏi gân cốt, đau lưng và làm cho máu huyết thông hoạt. Cũng dùng trị nhức đầu và phù thũng; nước chiết củ dùng trị ho, làm bớt hôi miệng và làm cao dán trị nhức mỏi. Củ và lá dùng ngậm cho bớt ho và làm cho hết hôi miệng. Rễ còn dùng chế vào mỡ xức tóc cho thơm.
Củ Địa Liền
Củ Địa Liền

Một số bài thuốc từ Địa Liền:

– Địa liền thường dùng cho người mắc chứng bệnh:
Phong tê thấp, đau nhức xương khớp, đau răng, ngực bụng lạnh đau, tê bì chân tay, tiêu hóa kém.
+ Ngày dùng 2 đến 4g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hay pha như pha chè mà uống. Còn dùng tròn kỹ nghệ cất tinh dầu chế nước hoa và bảo vệ quần áo chống nhậy.
– Cảm sốt nhức đầu:
Thân rễ ĐL 5g, Bạch chỉ 5g, Cát căn 10g, tán bột làm viên uống. Ta thường sản xuất viên Bạch địa căn này (gồm Địa liền 0,03g, Bạch chỉ 0,10g, Cát căn 0,12g) dùng làm thuốc hạ sốt, giảm đau trong bệnh sốt xuất huyết và sốt cao ở một số bệnh truyền nhiễm; còn có tác dụng kháng khuẩn chống bội nhiễm.
– Ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém:
ĐL 4-8g, sắc uống hoặc tán bột uống.
– Chữa ho gà, Địa Liền:
300g, lá Chanh 300g, vỏ rễ Dâu (tẩm mật ong) 1000g. Rau sam tươi 1000g, Rau má tươi 1000g, lá Tía tô 500g, đường kính vừa đủ, nấu với 12 lít nước, có còn 4 lít. Trẻ em mỗi ngày uống 15-30 ml.
– Dùng chữa ăn uống không tiêu, đau dạ dày, đau thần kinh:
ĐL 2g, quế chi 1g. Hai vị tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần 0,5 hay 1g bột.
– Ăn không tiêu:
ĐL 2g, quế chi 1g, hai vị tán nhỏ chia làm  3 lần uống trong một ngày.
– Đau bụng:
Dùng địa liền 4-8g sắc nước hoặc tán bột uống trong ngày.
– Sâu răng:
Dùng ĐL tán thành bột mịn, lấy bông thấm thuốc bột nhét vào chỗ răng sâu. Hoặc dùng địa liền ngâm rượu, ngậm rượu trong miệng một lúc rồi nhổ đi.
– Đau nhức:
Dùng ĐL 4g, rễ cỏ xước 12g, cốt khí củ 12g, lá ngải cứu 10g, săc nước uống. Dùng cho trường hợp bị cảm lạnh, toàn thân đau nhức.
– Ngâm rượu:
Địa liền ngâm rượu có thể dùng để xoa bóp giúp lưu thông khí huyết, chữa đau nhức xương khớp. Uống rượu trị đau bụng đầy hơi, giúp tiêu hóa tốt hơn.
* Hướng dẫn ngâm rượu địa liền:
+ Rửa sạch địa liền để ráo.
+ Đem đi phơi dưới nắng khoảng 4-5 nắng.
+ Cho miếng địa liền khô vào bình ngâm theo tỉ lệ 4 lạng khô với 4 lít rượu trắng.
+ Đậy kín ngâm khoảng 20 ngày là có thể dùng được.
Kết quả: Rượu có màu ghi là đạt chuẩn.
Ghi chú: người âm hư, thiếu máu, hoặc vị có hoả uất không dùng.
Lưu Ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”

Mua Địa Liền ở đâu, địa chỉ nào bán Địa Liền?

Địa Liền được bán tại cửa hàng Thảo Dược Sinh Phương, được khai thác tự nhiên. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi.

Giá bán : 300.000 VNĐ

Địa Hoàng

Một cây thuốc mà y học Trung Quốc cho là thần dược. Một cây thuốc mà trước kia ở Việt Nam ta chưa có, nay đã trồng được. Vì vậy, Vụ Y học Cổ truyền đã đưa nó vào danh mục cây thuốc trồng trọt trong nước là chính. Một  cây thuốc mà cùng một rễ củ của nó cho ta hai vị thuốc: Sinh địa và Thục địa. Đó là cây Địa Hoàng.

Nguồn gốc 

Địa hoàng là cây thuốc quý cho 2 vị thuốc: Sinh địa (tức là củ Địa hoàng còn sống) và Thục địa (tức là củ Địa hoàng đã được nấu chín). Cả hai vị thuốc Sinh địa và Thục địa đều nằm trong đầu vị thuốc Bắc. Trước kia ở nước ta chưa có cây Địa hoàng. Năm 1958 ta nhập giống từ Trung Quốc. Viện Dược liệu đã nghiên cứu di thực thuần hóa và đưa vào phát triển trồng đại trà. Trong thập kỷ 70, hầu như năm nào ta cũng tự trồng được Sinh địa và Thục địa, không phải nhập dược liệu từ nước ngoài nữa. Những tỉnh trước đây trồng nhiều Địa hoàng là: Hải Hưng, Hà Bắc, Hà Nam Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc, ngoại thành Hà Nội. Các tỉnh khác cũng có trồng nhưng ít hơn. Sau giải phóng miền Nam, Địa hoàng còn được trồng ở một số tỉnh phía Nam.

Mô tả 

Địa hoàng có tên khoa học là: Rehmania Glutinosa Gaertn Libosch thuộc họ Hoa Mõm chó (Scrophulariaceae). Địa hoàng là cây thân thảo cao từ 20cm đến 40cm. Toàn cây có lông màu tro hơi trắng. Thân rễ phình thành củ, lúc đầu mọc thẳng, sau đâm ngang. Đường kính thân củ từ 1cm đến 4cm. Lá mọc vòng ở gốc. Phiến lá hình trứng ngược (đầu to ở ngoài, đầu bé ở cuống). Lá dài từ 3cm-15cm, rộng từ 1-6cm. Mép lá có răng cưa không đều, phiến lá không phẳng có nhiều gân ở mặt dưới. Hoa hình chuông mọc thành chùm ở đầu cành. Tràng dài từ 3-4cm, màu tím sẫm, mặt trong hơi vàng và lốm đốm tím. Có 4 nhị (2 lớn, 2 bé). Rất hiếm khi thấy quả.

B. Phân bố, sinh thái:
  • Loài cây của Trung Quốc. Từ năm 1958 nhập trồng ở nước ta, hiện nay được phát triển trồng ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam.
  • Địa hoàng có nguồn gốc từ vùng ông đới ấm của Trung Quốc nên cây trồng ở Việt Nam thường đúng vào thời kỳ nhiệt độ trong năm thấp dưới 30 độ C. Khi thời tiết nắng gắt, mưa nhiều đã có thể thu hoạch. Địa hoàng ra hoa kết quả nhiều nhưng người ta thường tận dụng khả năng tái sinh vô tính – nảy mầm tốt của rễ củ làm cây giống để trồng. Nhân giống bằng những mầm rễ, mỗi mầm dài 1-2cm.
C. Thu hái, chế biến:
  • Sau khi trồng 6 tháng rưỡi có thể thu hoạch. Mỗi năm có thể thu hoạch hai vụ vào các tháng 2-3 và 8-9. Chọn ngày nắng ráo để đào củ. Củ Địa hoàng tươi hình thoi hay hình trụ cong queo, dễ bẻ gẫy; mặt ngoài màu vàng đỏ, có những vùng thắt lại chia củ thành từng khoanh. Trên các rãnh có vết của mầm.
D. Bộ phận dùng:
  • Rễ củ
  • Tuỳ theo cách chế biến, ta có Sinh địa hoàng và Thục địa hoàng.
– Sinh địa: Củ Địa hoàng đã được chọn lựa, rồi rải vào lò sấy; sấy trong 6-7 ngày cho khô đều.
– Thục địa: Củ Địa hoàng lấy về, ngâm nước, cạo sạch đất. Lấy những củ vụn nát nấu lấy nước, nước đó tẩm những củ đã được chọn rồi đem đồ, đồ xong lại phơi, phơi khô lại tẩm. Tẩm và đồ như vậy được 9 lần, khi màu thục đen nhánh là được. Khi nấu không dùng nồi kim loại như đồng, sắt. Tuỳ từng nơi, người ta áp dụng cách chế biến có khác nhau, có thể dùng rượu nấu rồi lại dùng nước gừng ngâm, lại nấu tiếp tới khi có thục màu đen. Do cách chế biến mà tính chất của Sinh địa và Thục địa có khác nhau.
E. Thành phần hoá học:
  • Trong rễ có catalpol, mannit, rehmannin, glucose và một ít caroten. Còn có tới 15 acid amin và D-glucozamin, acid phosphorie và các cacbohydrat, chủ yếu là stachyoza; còn có chất campesterol.
F. Tác dụng dược lý: 
+ Tác dụng kháng viêm: Nước sắc Địa hoàng có tác dụng kháng viêm. Đối với chuột cống thực nghiệm gây viêm bằng Formalin vùng chân đùi, thuốc làm giảm viêm rõ (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với đường huyết: Địa hoàng làm hạ đường huyết. Có báo cáo cho rằng Địa hoàng làm tăng cao đường huyết nơi chuột cống hoặc không ảnh hưởng đến đường huyết bình thường nơi thỏ (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Địa hoàng có tác dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chốngchất phóng xạ, chống nấm (Trung Dược Học).
+ Đối với hệ miễn dịch: Nước sắc Địa hoàng có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu Corticoid nhưng không làm ức chế hoặc teo vỏ tuyến thượng thận. Thực nghiệm cho thấy Sinh địa, Thục địa đều có thể làm giảm tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thượng thận của Corticoid (Trung Dược Học).
Độc tính:
Tác dụng phụ của Thục địa nhẹ, bao gồm tiêu chảy, bụng đau, chóng mặt thiếu khí, hồi hộp. Những triệu chứng này thường hết khi ngưng uống thuốc(Chinese Herbal Medicine).

G. Tính vị, công năng:
Địa hoàng tươi có vị ngọt, đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, mát máu. Sinh địa hoàng (Củ địa hoàng khô) có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tư âm dưỡng huyết. Thục địa hoàng có vị ngọt, mùi thơm, tính hơi ôn; có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ huyết, làm đen râu tóc.
Người ta đã chứng minh được tác dụng chống đường huyết, tác dụng cầm máu, lợi tiểu, kháng sinh của Địa hoàng.
H. Công dụng:
  • Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn, ôn dịch, phát ban chẩn, cổ họng sưng đau, huyết nhiệt, tân dịch khô. Ngày dùng 8-16g, có thể dùng đến 40g.
  • Thục địa dùng trị thận âm suy sinh ra các chứng nóng âm ỉ, bệnh tiêu khát (đái đường), đau họng, khí suyễn (khó thở), hư hoả bốc lâm sinh xuất huyết, làm sáng mắt, điều kinh, bổ huyết, sinh tinh, làm cho cơ thể tráng kiện. Ngày dùng 12-40g.
  • Kiêng kị: Sắt
  • Trong y học cổ truyền Trung Quốc, địa hoàng tươi được dùng trị âm suy trong các bệnh sốt có triệu chứng lưỡi đỏ sẫm và khát, ban da, có những vết ở da, khạc ra máu, chảy máu cam, đau họng.
  • Địa hoàng không chế biến dùng chữa sốt với lưỡi đỏ sẫm và khát, âm suy với nhiệt bên trong, khạc ra máu, chảy máu cam, ban da và có những vết ở da.
Bài thuốc có địa hoàng:
1. Chữa suy nhược cơ thê, suy nhược thần kinh, ỉa chảy mạn tính ở người cao tuổi: thục địa 16g; sơn thù, hoài sơn mỗi vị 12g; trạch tả, đan bì, phục linh, phụ tử chế mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
2. Trị dương minh ôn bệnh, không có chứng ở thượng tiêu, hàng ngày không đại tiện được, thường phải dùng thuốc hạ, do cơ thể vốn hư, không dùng bài Thừa Khí được: Nguyên sâm 40g, Mạch môn (để lõi) 32g, Sinh địa 32g, sắc với 8 chén nước, còn 3 chén. Khi nào thấy miệng khô thì uống. Hễ chưa đi tiêu được thì uống tiếp (Tăng Dịch Thang – Ôn bệnh Điều Biện).
 3. Trị ôn độc phát ban, đại dịch khó cứu: Sinh địa 240g, Đậu xị 480g, Mỡ heo 960g. Sau khi nấu sôi 5,6 lượt, còn chừng 3 phần thì thêm Hùng hoàng, Xạ hương, đều to bằng hạt đậu, trộn đều, uống. Độc xuất ra da là khỏi (Hắc Cao – Trửu Hậu phương).
4. Trị chảy máu cam, vùng trên ngực có nhiều nhiệt: Can địa hoàng, Long não, Bạc hà. Lượng bằng nhau, uống với nước lạnh (Tôn Đào phương).
5. Trị chảy máu cam, tái đi tái lại không khỏi: Sinh địa, Thục địa, Câu kỷ tử, Địa cốt bì, đều bằng nhau. Mỗi lần uống 8g uống với mật ong, ngày 3 lần (Địa Hoàng Ẩm – Xích Thủy Huyền Châu).
6. Trị trường phong tạng độc, máu ra hồng tươi: Sinh địa, Hoàng bá (sao), mỗi thứ 1 cân. Tán bột, trộn với mật ong làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 80-90 viên với nước cơm, lúc đói, trước bữa ăn (Bá Hoàng Hoàng – Xích Thủy Huyền Châu).
7. Trị huyết nhiệt, tiểu ra máu: Sinh địa 8g, Hoàng cầm (sao) 20g, A giao (sao), Trắc bá diệp (sao), đều 4g. Sắc uống sau bữa ăn (SinhĐịa Hoàng Tán – Xích Thủy Huyền Châu).
8. Trị có thai mà bị ra huyết: Can khương (bào) 40g, Can địa hoàng 240g. tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 1 thìa, uống với rượu (Can Khương Địa Hoàng Tán – Phổ Tế Phương).
9. Trị huyết trưng: Can địa hoàng 40g, Ô tặc cốt 80g. Tán bột. Chia làm 7 lần uống với rượu (Địa Hoàng Tán – Phổ Tế phương).
10. Trị táo bón do âm hư trở thành thói quen: Thục địa 80g, sắc với thịt nạc heo, uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
11. Trị huyết áp cao: Mỗi ngày dùng 20-30g Thục địa liên tục trong 2-3 tuần. Trị 62 ca kết quả tốt, Huyết áp và Cholesterol đều hạ, Triglycerid giảm, điện não đồ và điện tâm đồ đều được cải thiện (Trung Dược Học).
12. Trị tiểu đường: Thục địa 12g, Thái tử sâm 16g, Sơn dược 20g, Ngũ vị tử 8g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Công dụng và liều dùng

Sinh địa
Theo YHCT, Sinh địa có vị ngọt hơi đắng, tính hàn, vào 4 kinh Tâm, Can, Thận và Tiểu trường, có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, ức chế huyết đường, lợi tiểu, mạnh tim nên thường được dùng trong các bệnh thiếu máu, suy nhược, tiểu đường, chảy máu, rong kinh. Theo Dược điển, ngày dùng 9-15g dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác do lương y kê đơn.
Trong trường hợp thiếu máu, hành kinh gián đoạn, con gái chậm kinh hoặc hành kinh lượng ít, máu sẫm không tươi thì dùng:
Sinh địa      20g
Hối đầu thảo      10g
Sắc uống trong ngày, dùng 5 thang là khỏi.
Trường hợp bệnh nhân bị nhiệt nóng âm, gầy rộc hoặc do mất máu sinh thiếu máu, trẻ em máu nóng sinh ra mụn nhọt, nổi hạch thì dùng:
Sinh địa      20g
Huyền sâm      10g
Sắc uống trong ngày, dùng 5 thang là khỏi.
Hai công thức trên là của cố Lương y Lê Trần Đức-Viện Y học cổ truyền dùng có kết quả tốt.
Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường, gầy yếu, chậm chạp, khát nước nhiều thì dùng Sinh địa Hoàng liên hoàn (Công thức của Thiên Kim
Phương)
Sinh địa      400g
Hoàng Liên      300g
Tất cả tán nhỏ, trộn mật ong rồi viên nhỏ bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 viên. Dùng hết, lượng đường huyết sẽ giảm.
Thục địa

Thục địa là rễ của Địa hoàng đã được nấu chín. Song việc chế biến Thục địa rất cầu kỳ. ở Trung Quốc người ta chế theo phương thức “Cửu trưng, cửu sái” tức là chín lần nấu, chín lần phơi. Còn ở Việt nam, Dược điển quy định như sau: Sinh địa rửa sạch cho vào thùng, củ to ở dưới, củ nhỏ ở trên. Cứ 90kg Sinh địa cho 10 lít rượu 400. Đun to lửa đến khi sôi rồi tiếp tục đun nhỏ lửa trong 6-8 giờ cho đến cạn nước (trong khi đun cứ khoảng 1 giờ lại múc nước ở dưới nồi tưới lên trên cho củ chấm đều). Sau đó vớt ra phơi, rồi lại nấu. Làm như vậy 5-7 lần, tuỳ theo, đến khi dược liệu đen nhánh là được.


Thục địa vị ngọt, tính ấm, vào 3 kinh: Tâm, Can, Thận có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, bổ thận, sáng mắt, thính tai, đen râu tóc (tư dưỡng), làm cường tráng cơ thể, người lao tâm khổ tứ lo nghĩ, hoại huyết nên dùng. Liều dùng 8-16g một ngày, có thể dùng tới 40g dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với các loại thuốc khác.
Bài thuốc Tứ Vật. (Theo Thuốc  bổ cho phụ nữ) gồm:
Xuyên khung      6g
Đương quy      12g
Thục địa      12g
Bạch thược      8g
Sắc uống trong ngày; Dùng 5-10 thang.  Để chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều, đau ở rốn, đẻ xong lâu sạch, máu hôi chảy kéo dài.

Bài Lục vị Địa hoàng hoàn (Theo Trung y)
Thục địa      320g
Sơn thù du      160g
Hoài sơn      160g
Mẫu đơn bì      120g
Bạch phục linh      120g
Trạch tả      120g
5 vị ở dưới được sấy khô rồi tán thành bột. Thục địa giã cho mềm nhũn, thêm mật ong. Tất cả trộn thật đều rồi viên thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 20-30 viên (tương đương 8-12g) uống trước bữa ăn.

Chữa đau đầu, chóng mặt, cổ khô đau, miệng lưỡi lở loét, tai ù, răng lung lay, lưng đau gối mỏi, di tinh, mộng tinh, đổ mồ hôi trộm, phụ nữ kinh nguyệt không đều, trẻ em gầy yếu.

khổ qua rừng

Mướp đắng rừng khá giống mướp đắng thường, tuy nhiên mướp đắng rừng quả nhỏ, dây mảnh hơn, vị đắng cao hơn. Mướp đắng rừng mọc ven sườn núi, hấp thụ tinh hoa tinh hoa đất trời tạo thành các hoạt chất, dưỡng chất mang lại giá trị điều trị bệnh ở tốt hơn mướp đắng lai tạo.

Tính vị của khổ qua rừng

Khổ qua rừng quả khá nhỏ , khi phơi khô thì thu nhỏ lại. Khi phơi khô bóc bỏ hạt thì thơm mùi thuốc bắc.
Người ta thường dùng khổ qua rừng khô như trà, ướp hương trà thơm, khi thưởng thức có vị đắng, một chút dư âm ngọt ở cổ.

Công dụng của khổ qua rừng

Theo Đông y khổ qua rừng vị đắng, tính hàn, quy kinh tỳ vị tâm can có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Khổ qua rừng dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, bệnh tiểu đường.
Theo Y học hiện đại, khổ qua rừng có tác dụng:
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả: Các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu nhiều năm và chỉ ra rằng các thành phần trong mướp đắng rừng giúp kích thích sản sinh hoạt chất tốt cho sức khỏe, nhằm chuyển hóa glucose, ổn định lượng đường trong máu. Các thí nghiệm trên thỏ đã được chứng minh và áp dụng lên cơ thể người một cách vô cùng hiệu quả.
  • Giảm lượng Cholesterol trong máu, giảm mỡ trong máu.
  • Ổn định huyết áp, ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch, giảm thiểu sự tắc nghẽn động mạch.
  • Hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư: Trong khổ qua rừng có rất nhiều các vitamin giúp hỗ trợ ngăn ngừa sự lão hóa tế bào, chống lại sự oxy hóa.

Những người nên sử dụng khổ qua rừng

  • Bệnh nhân bị tiểu đường type I và type II.
  • Người có mỡ máu cao, lượng cholesterol trong máu cao.
  • Người béo phì.
  • Người có huyết áp cao, huyết áp không ổn định.
  • Người thường xuyên mất ngủ, thể trạng mệt mỏi.

Lưu ý những người không nên sử dụng trà khổ qua rừng

  • Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng.
  • Người hay rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh.

Cách sử dụng khổ qua rừng hiệu quả 

Khổ qua rừng rất đắng, nếu làm mất tính đắng của khổ qua thì tác dụng phòng trị bệnh bị giảm hẳn. Vì vậy, để tập quen với vị đắng, hãy cho thêm một chút mật ong. Kết hợp mướp đắng với mật ong sẽ cho hiệu quả bất ngờ.
Quý khách hàng khi sử dụng có thể làm theo các bước dưới đây:
Bước 1: Dùng một nhúm khổ qua rừng( khoảng 10 gram) cho vào ấm trà, hoặc cốc trà có nắp.
Bước 2: Cho khoảng 100 ml nước sôi vào ấm trà, đợi 30 giây sau đó đổ nước trà đầu tiên đi.
Bước 3: Cho vào ấm trà 200ml nước sôi, hãm trong 3 – 4 phút, thưởng thức vị trà. Nếu không chịu được vị đắng, có thể thêm chút mật ong khi uống, mùi vị sẽ thơm và ngon hơn.
Quý khách hàng cũng có thể sử dụng 50 gram khổ qua rừng khô đun sắc với 1,5 lít nước, sử dụng vừa đủ lượng trà một ngày mà không cần phải hãm trà nhiều lần. Cách sử dụng này quý khách có thể uống trà nóng hoặc trà lạnh đều được và vẫn có thể bổ sung mật ong khi uống. Chúc quý khách hàng có lựa chọn phù hợp đối với cách sinh hoạt của mình.

Tôi có thể mua khổ qua rừng ở đâu?

Hiện nay trên thị trường rất nhiều nơi cung cấp khổ qua rừng, tuy nhiên để lựa chọn được một cơ sở cung cấp sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng vẫn còn là một vấn đề đối với người tiêu dùng. Dược liệu Thái Sơn với rất nhiều năm gắn bó tìm hiểu và cung cấp cho khách hàng nguồn dược liệu sạch, an toàn. Chúng tôi vẫn tự tin là đơn vị cung cấp tốt nhất tới tay người mua không chỉ loại thảo dược là khổ qua rừng mà còn rất nhiều loại dược liệu khác.
Sản phẩm khổ qua rừng khô được shop em thu mua và đóng gói tận nơi tại
Cơ sở nông nghiệp anh Tuân Xã Xuân Tân Thị Xã Long Khánh Tỉnh Đồng Nai.
Một số hình ảnh về cơ sở trồng khổ qua rừng của nhà anh Tuân
Tổng diện tích trồng khổ qua rừng lên tới 10ha.
Khổ qua rừng là loại cây ít sâu bệnh, đề kháng rất cao, nên không cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Mỗi ngày cơ sở nhà anh Tuân cung cấp cho thị trường hơn 40kg khổ qua rừng tươi và hơn 10kg khô.
Và được shopthaoduoc.vn thu mua và đóng gói bao bì đem đến tận tay người sử dụng.
Trái khổ qua rừng sấy khô được shop lựa chọn rất kĩ, trái đều đẹp, không có trái bị hư hoặc khuyết tật.

Đặc điểm của cây khổ qua rừng

quả khổ qua rừng
Thân cây:
  • Đây là loài dây leo thân thảo sống hàng năm, chu kỳ sống 5-6 tháng
  • Cây khổ qua có dạng dây leo bằng tua cuốn
  • Thân có cạnh, dây có thể bò 2-3 mét
Lá cây:
  • Lá mọc so le
  • Dài 5-10 cm, rộng 4-8cm
  • Phiến lá chia làm 5-7 thuỳ, hình trứng, mép khía răng
  • Mặt dưới lá mầu nhạt hơn mặt trên
  • Gân lá có lông ngắn
Hoa cây khổ qua rừng:
  • Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài
  • Cánh hoa màu trắng
Quả khổ qua rừng:
  • Quả hình thoi, dài 8-10cm, mặt ngoài có nhiều u lồi
  • Quả chưa chín có mầu vàng xanh, khi chín mầu vàng hồng
Thành phần hóa học của cây khổ qua rừng:
  • Có nhiều nước
  • Lipid
  • Năng lượng 79kJ (19kcal)
  • Carbohydrat 4.32g
  • Đường 1,95g
  • Chất xơ thực phẩm 2g
  • Chất béo 0,18g
  • Chất béo no 0,014g
  • Chất béo không no đơn 0,033g
  • Chất béo không no đa 0,078g
  • Protein 0.84g, Nước   93,95g
  • Vitamin A equiv 6μg (1%)
  • Thiamin (Vit B1) 0,051mg (4%)
  • Riboflavin (Vit B2) 0,053mg (4%)
  • Niacin (Vit B3) 0,280mg (2%)
  • Vitamin B6 0,041mg (3%)
  • Axit folic (Vit, B9) 51μg (13%)
  • Vitamin B12 0μg (0%)
  • Vitamin C 33mg (55%)
  • Vitamin E 0,14mg (1%)
  • Vitamin K 4,8μg (5%)
  • Canxi 9mg (1%)
  • Sắt 0,38mg (3%)
  • Magie 16mg (4%)
  • Phospho 36mg (5%)
  • Kali 319mg (7%)
  • Natri 6mg (0%)
  • Kẽm 0,77mg (8%)

Công dụng của cây khổ qua rừng

Công dụng của khổ qua rừng

Khổ qua rừng được sử dụng làm món ăn

Những món ăn được chế biến từ khổ qua rừng bao gồm:
  • Lá và đọt khổ qua non dùng có thể dùng làm rau luộc, xào
  • Lá và đọt khổ qua non dùng làm rau nấu canh, là loại canh có tác dụng giải nhiệt rất tốt
  • Canh lá và đọt khổ qua rừng có thể nấu chay, canh mặn nấu với xương, cá và thịt bầm vò viên ăn rất hấp dẫn
  • Quả khổ qua rừng xanh, bỏ ruột, xắt mỏng làm món rau xào riêng hoặc hổn hợp với nhiều loại ra quả khác, đặc biệt món ổ qua xắt mỏng xào trứng
  • Khổ qua rừng xanh bổ dọc và xắt khúc nấu canh với thịt, xương có vị canh rất ngon
  • Món khổ qua hầm

Những bài thuốc dân gian từ cây mướp đắng rừng

  • Thanh nhiệt
  • Giải độc
  • Giúp sáng mắt
  • Nhuận trường
  • Tiêu đờm
  • Dùng trong các trường hợp trúng nắng
  • Sốt nóng mất nước
  • Viêm nhiễm đường sinh dục
  • Tiết niệu
  • Viêm kết mạc cấp và mãn tính
  • Giúp tinh thần thư thái, an thần
  • Giảm stress
  • Giúp da dẻ mịn màng
  • Ngăn ngừa và chữa các căn bệnh về da
  • Đặc biệt công năng kiện tì, thúc đẩy chuyển hóa của chất trong khổ qua giúp cơ thể ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường
  • Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt
  • Giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt
  • Dân gian còn dùng khổ qua rừng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan bằng cách chặt khúc ngắn 3 đến 4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày
  • Dây khổ qua còn dùng trị các chứng lỵ, đặc biệt là lỵ amíp
  • Hạt khổ qua (hạt của trái già) dùng trị ho và viêm họng bằng cách nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác
  • Người ta còn dùng hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột để dành uống trị đau bao tử
  • Dùng hạt khổ qua chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn bằng cách dùng khoảng 10 gr hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn
  • Những người hay bị mụt nhọt có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt

Những tác dụng của cây khổ qua rừng theo đông y

  • Chống ung thư (Anticancer)
  • Tác dụng tẩy giun (Antihelmintic)
  • Chống sốt rét (Antimalarial)
  • Kháng virus (Antiviral)
  • Bảo vệ tim mạch (Cardioprotective)
  • Bệnh tiểu đường (Diabetes)
  • Giảm Cân (Weight Loss) bằng cách kết hợp giữa khoai từ và khổ qua rừng có tác động tạo kết quả giảm cân rõ rệt cho người béo phì
  • Đau bụng  sốt (fevers)
  • Bỏng (burns)
  • Đau kinh nguyệt (painful menstruation)
  • Ghẻ và các vấn đề về da khác
  • Nó cũng đã được sử dụng như một chất ngừa thai  để tránh thai

Những tác dụng của cây khổ qua rừng theo tây y

Phòng chống ung thư:
  • Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong quả khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư
  • Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào
Giảm thấp đường huyết
  • Nước cốt quả khổ qua tươi tươi có tác dụng hạ đường huyết tốt
  • Là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức về cây khổ quả rừng và công dụng rất tốt của nó đối với sức khỏe con người. Hi vọng với những kiến thức bổ ích ở bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về loài cây này nhé.

Củ ngưu Bàng

Giá trị dinh dưỡng của rễ ngưu bàng

rễ ngưu bàng
Tên hoạt chất: Rễ cây ngưu bàng

Tác dụng của cây ngưu bàng

Ngưu bàng là thảo dược có nguồn gốc từ Nhật Bản, được đưa về Việt Nam trồng. Ngưu bàng thường mọc hoang, cao khoảng 1-1,5 mét, cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, cánh hoa có màu hơi tím, lá to rộng có hình tim, mặt dưới lá có nhiều lông trắng.

Cây ngưu bàng dùng để làm gì?

Củ, lá và hạt của rễ ngưu bàng được dùng để tăng dòng nước tiểu, giết mầm bệnh, giảm sốt và “làm sạch” máu.
Rễ ngưu bàng còn có khả năng điều trị cảm lạnh, ung thư, chán ăn thần kinh, tiêu hoá, đau khớp, gút, viêm bàng quang, biến chứng giang mai và các tình trạng da bao gồm mụn trứng cá và bệnh vẩy nến.
Rễ ngưu bàng giúp kiểm soát chứng huyết áp cao, “cứng động mạch” (xơ cứng động mạch) và bệnh gan. Bên cạnh đó, một số người sử dụng rễ ngưu bàng nhằm tăng ham muốn tình dục, điều trị tình trạng da khô (ichthyosis), mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và chàm.

Thành phần hóa học của cây ngưu bàng

Quả và lá ngưu bàng chứa một chất đắng là arctiosid (khi thuỷ phân cho glucose và arctigenin), lappaol A,B. Rễ chứa chủ yếu là inulin (45%), tanin, axit stearic, một carbon hydrogen và một phytosterol.

Cơ chế hoạt động của cây ngưu bàng?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng rễ ngưu bàng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chứng minh rằng rễ ngưu bàng có chứa các hóa chất có hoạt tính chống lại vi khuẩn và viêm.

Bộ phận được dùng làm thuốc của cây ngưu bàng là gì?

Bộ phận của cây ngưu bàng được dùng làm thuốc là quả (ngưu bàng tử) và rễ (ngưu bàng căn).

Liều dùng của cây ngưu bàng

Liều dùng thông thường của cây ngưu bàng là gì?

Bài thuốc chữa cảm mạo, thủy thũng, chân tay phù
Bạn dùng 80g quả ngưu bàng, sao vàng, tán bột. Ngày uống 8g chia làm 3 lần uống. Bạn nên dùng nước nóng chiêu thuốc.
Bài thuốc chữa phù thũng cấp tính
Bạn dùng 6g quả ngưu bàng (một nửa để sao, một nửa để sống), 6g phù bình (bèo cái) sao khô. Tất cả bạn đem tán nhỏ, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. Bạn nên dùng nước nóng chiêu thuốc.
Bài thuốc chữa nuốt đau do viêm khô mũi họng, đau họng
Bạn dùng 10g quả ngưu bàng, sao qua, tán mịn, uống với nước sôi pha chút rượu.
Bài thuốc dùng để chữa cảm cúm
Bạn dùng 24g ngưu bàng tử, 40g kim ngân, 40g liên kiều, 24g cát cánh, 24g bạc hà, 20g cam thảo, 20g đạm đậu xị, 16g hoa kinh giới, 4g lá tre. Bạn đen tất cả tán bột, lấy 24g hãm với nước sôi để uống, ngày 3 – 4 lần tùy theo bệnh.
Bài thuốc dùng để chữa viêm tuyến vú
Bạn dùng 12g quả ngưu bàng, 20g sài đất tươi, 20g bồ công anh, 16g cam thảo đất. Bạn sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Bài thuốc dùng để chữa viêm họng
Bạn dùng ngưu bàng tử 12g, lá húng chanh 12g, lá rẻ quạt 5g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc chữa ung thư cổ tử cung
Bạn dùng 20g ngưu bàng căn, 20g chư thực tử. Các vị này bạn tán bột, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần từ 6-8g.
Bài thuốc chữa chữa các loại ung thư
Bạn dùng 20g ngưu bàng tử, sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc chữa ung thư vú
Bạn dùng 60g ngưu bàng tử, sao vàng tán bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 6-8g.
Bài thuốc chữa ung thư đại tràng
Bạn dùng  20g ngưu bàng căn, 8g xích tiểu đậu, 12g đương quy, 6g đại hoàng, 12g bồ công anh. Bạn đem tất cả đi xay nhỏ hoặc tán bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 6-10g.
Bài thuốc trẻ em khóc đêm
Bạn dùng ngưu bàng tử tán bột mịn, băng đắp vào rốn cho trẻ. Ngày thay thuốc 1 lần.
Bài thuốc dùng để giảm đờm, dịu cơn hen khi phong nhiệt nhiễm vào phổi, ho, hen có đờm
Bạn dùng12g ngưu bàng tử, 12g kinh giới, 4g cam thảo. Sắc nước để uống.
Liều dùng của rễ ngưu bàng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây ngưu bàng là gì?

Chưa có dạng bào chế cụ thể cho cây ngưu bàng. Tuy nhiên, chiết xuất tinh khiết của rễ ngưu bàng có thể được dùng cho tác dụng trị liệu.

Tác dụng phụ của cây ngưu bàng

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây ngưu bàng ?

Chưa có đủ thông tin về tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng rễ ngưu bàng . Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng có thể xảy ra.
Các tác dụng phụ khi dùng thảo dược này gồm: nổi ban khi bôi lên da.
Nếu bạn sử dụng rễ ngưu bàng để làm trà uống, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như co giật, đỏ bừng, khô miệng, phát ban da, buồn ngủ, bồn chồn, thay đổi thị lực, đau đầu.
Không phải bệnh nhân nào cũng gặp tất cả các tác dụng phụ kể trên. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra. Nếu bạn có câu hỏi về tác dụng phụ, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ, hoặc chuyên gia về dược liệu.

Thận trọng khi dùng cây ngưu bàng

Trước khi dùng cây ngưu bàng bạn nên lưu ý những gì?

Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu:
  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, bao gồm các thuốc không kê đơn mà bạn dự định dùng trong thời gian bạn sử dụng rễ ngưu bàng;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây rễ ngưu bàng hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.
Quy định về sử dụng thực phẩm chức năng ít nghiêm ngặt hơn quy định về sử dụng thuốc. Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng rễ ngưu bàng với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây ngưu bàng như thế nào?

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú:
Không có đủ thông tin về việc sử dụng rễ ngưu bàng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.
Đối với bệnh nhân sắp phẫu thuật:
Bạn nên ngưng sử dụng rễ ngưu bàng hai tuần trước khi phẫu thuật vì dùng rễ ngưu bàng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau khi giải phẫu.
Đối với bệnh nhân rối loạn xuất huyết:
Rễ ngưu bàng có thể làm chậm máu đông. Rễ ngưu bàng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người có rối loạn chảy máu.
Đối với bệnh nhân bệnh tiểu đường:
Một số bằng chứng cho thấy rằng rễ ngưu bàng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Rễ ngưu bàng có thể làm giảm lượng đường trong máu ở người bị đái tháo đường nhiều hơn những người đang dùng thuốc giảm lượng đường trong máu.

Tương tác thuốc của cây ngưu bàng

Cây ngưu bàng có thể tương tác với những yếu tố nào?

Rễ ngưu bàng có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Những thuốc có thể tương tác với Rễ ngưu bàng bao gồm các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông / thuốc chống huyết khối) bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®, những thuốc khác), ibuprofen (Advil®, Motrin®, những thuốc khác), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®, những thuốc khác), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®), heparin, warfarin (Coumadin®) và các thuốc khác do rễ ngưu bàng có thể làm chậm máu đông. Rễ ngưu bàng dùng cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.
Ngoài ra, cây ngưu bàng có thể tương tác với một số tình trạng như:
  • Rối loạn chảy máu: Cây ngưu bàng có thể làm chậm đông máu, khi sử dụng thảo dược này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị rối loạn chảy máu.
  • Bệnh tiểu đường: Đã có một số bằng chứng rằng việc dùng cây ngưu bàng có thể làm giảm lượng đường trong máu, do đó khi sử dụng cây ngưu bàng có thể làm giảm lượng đường trong máu quá nhiều ở những người bị tiểu đường, những người đã dùng thuốc để giảm lượng đường trong máu.
  • Phẫu thuật: Cây ngưu bàng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật. Bạn hãy ngưng dùng thảo dược này ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng Rễ ngưu bàng này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. liên hệ: 0935141438