Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

Cách Làm Natto Ngon Bổ Rẻ

“Natto” là những hạt đậu nành đã luộc chín được ủ với Enzim (Bacillus natto) ở một môi trường 40oC trong vòng 14-18 giờ để lên men thành những hạt đậu có màu nâu, độ nhờn nhớt cao, có mùi nồng nặc rất khó chịu với người không quen. Theo kinh nghiệm của nhà sản xuất cho biết khi độ nhớt càng cao thì chất lượng Natto càng tốt và vị càng ngọt. Là một món ăn dân dã rất phổ biến ở nông thôn Nhật bản, họ thường ăn cơm sáng với Natto, nước tương với rong biển phơi khô (Nori) và trứng gà sống. Natto có chứa nhiều chất bổ dưỡng cho sức khỏe trong đó enzym Nattokinase là một hoạt chất sản sinh trong quá trình lên men Natto được xem là hoạt chất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các chứng bệnh tim mạch–một phát hiện vô cùng lý thú bởi nhà nghiên cứu sinh lý học Nhật bản nổi tiếng, GS Sumi Hiroyuki vào năm 1980.
Món này mình ăn rất thường xuyên, làm 1 mẻ ăn cả tháng hoặc hơn. Cách làm rất dễ, trên mạng có chỉ vài cách bạn có thể tùy chọn. Ở đây mình chia sẻ cách làm của mình, khí hậu Sài Gòn nhiệt đới nóng ẩm, nhanh gọn, ngon bổ rẻ là tiêu chí hàng đầu.

Nếu đã từng làm sữa chua thì làm natto cũng như vậy -> phải có “cái” rùi mới sinh “con”. “Cái” không phải là men vi khuẩn mà là hộp natto thành phẩm ăn liền.
Bạn nào muốn có “cái” đến Tokyoshop (HCM) mua 1 hộp nhỏ. Nếu bạn ở xa thành phố, việc kiếm mua hộp “cái” khó khăn thì có thể làm với rơm đã tiệt trùng (cách khử trùng là nấu rơm trên bếp (100c) từ 3 – 5 phút. Không nên lâu hơn 10 phút vì sẽ làm chết các khuẩn lên men)

Chuẩn bị phần cái, 1/3 đến 1/2 hộp là đủ. Nghiền nát với ít muối và nước sạch.


Ngâm đậu trước chừng này, cho vào nồi áp suất hấp thật nhừ (cỡ >20ph), để cho nguội


Trộn đều phần “cái” và đậu mới hấp

Bọc giấy nhôm lên, đâm thủng nhiều lỗ trên mặt.

Nếu mùa đông lạnh bạn mới cần ủ đèn thế này. Đại khái là ủ vào chỗ nào nóng 40-50 độ. Thường để khoảng 20h là có mùi “thơm” bốc lên và nhiều tơ nhện thì cất vào tủ lạnh.


Như thế này là thành công! Còn nếu ít nhớt thì có thể xem lại chất lượng đậu hoặc nấu chưa kĩ.


Nên cho vào từng lọ nhỏ. Để ở ngăn mát 4-5 ngày cho nhiều nhớt. Sau đó cấp đông để bảo quản. Lấy ra từng lọ nhỏ ăn từ từ .

Trộn Natto với cơm, mì, nước tương…là cách tuyệt vời để thưởng thức hương vị nồng nàn  mà rất bổ dưỡng 🙂
Mình yêu thix món này vì giá trị dinh dưỡng và văn hóa của nó rất cao, giống mì soba hay mơ muối vậy. Tưởng tượng ăn sẽ trường sinh bất lão ấy ^^. Đây là 1 số thông tin lượm lặt:
Về mặt lịch sử, không ai biết chính xác khi nào Nattou ra đời. Nhưng những nguyên liệu và thành phần cần cho Nattou như đậu nành, men trong rơm rạ thì chẳng lạ gì ở Nhật từ ngàn xưa. Do đó có thể là từ thời cổ như thời Jomon (khoảng năm 10.000 cho tới 300 trước CN) người ta đã biết cách làm Nattou và cũng có thể là nhiều người độc lập với nhau đã cùng tìm ra cách làm Nattou. Một thuyết khác và chiếm ưu thế nói rằng tướng Minamoto Yoshiie trong trận chiến vào những năm 1083 ở miền Đông Bắc đã phát hiện ra Nattou. Một ngày nọ thì doanh trại của Yoshiie bất ngờ bị quân địch tập kích trong khi binh sĩ đang nấu đậu nành làm thức ăn cho ngựa. Trong cơn hỗn loạn thì người ta đã vội vàng cho đậu nành đang nấu dở vào những cái túi rơm và không mở trong suốt mấy ngày liền. Khi mở ra thì đậu đã lên men và sinh mùi kỳ lạ. Một người lính ăn thử thấy rất ngon mới trình lên tướng Yoshiie và vị tướng cũng bị cái mùi vị kỳ lạ kia quyến rũ. Một nguồn khác nói Nattou được làm trong thời Edo (1603~1867) và cách chế biến được thay đổi nhiều trong thời Taisho (1912~1926) khi những nhà nghiên cứu tìm được cách chiết xuất vi khuẩn Nattou kinase mà không cần đến rơm. Phát hiện này đã đơn giản hóa quá trình sản xuất Nattou và đạt hiệu quả cao hơn và ngành sản xuẩt món ăn này đã thay đổi nhiều từ đó.

Người ta nói Nattou rất tốt cho sức khỏe dựa vào những nghiên cứu về mặt y khoa. Trong Nattou có chứa một thành phần gọi là Pyrazine chẳng những tạo nên cái mùi đặc trưng của nó mà còn ngăn chặn xơ vữa động mạch. Men Nattou Kinase còn giúp ngăn ngừa việc tụ huyết, đau tim, tắc mạch và những bệnh về phổi. Người ta cũng chiết xuất thành phần của Nattou kinase để chế biến thực phẩm cho người ăn kiêng. Nattou còn chứa nhiều Vitamin K liên quan tới việc nhóm calcium tạo thành xương. Vitamin K1 có nhiều trong tảo biển, gan và một số thảo dược trong khi vitamin K2 có nhiều trong những thực phẩm lên men như phó mát, miso và Nattou. Cứ 100 g Nattou cung cấp 870 microgram vitamin K2. Ngoài ra nó còn chứa nhiều thành phần hóa học ngăn ngừa ung thư như Daidzein, Genistein, Infrabin, … Một vài nguồn còn nói ăn Nattou sẽ làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Người ta cũng nói rằng Nattou có công dụng như thuốc kháng sinh và quân đội Nhật đã dùng Nattou như thuốc trị bệnh lỵ trong chiến tranh Thế Giới II. Nattou còn giúp cải thiện tiêu hóa, chống lão hóa và béo phì. Người ta cũng dùng Nattou làm thức ăn cho chó mèo và nó cải thiện sức khỏe của vật nuôi đáng kể.

Nattou là một món ăn độc đáo của người Nhật, và cũng là của Thế Giới làm từ đậu nành lên men. Người ta đánh giá chất lượng Nattou qua độ dài của sợi nhớt. Nếu khi lấy đũa gắp một miếng lên khỏi chén mà sợi nhớt càng dài thì nattou càng ngon. Đây là món ăn nhiều dinh dưỡng, dễ làm, không đắt tiền mà mọi người có thể làm tại nhà, và không cần phải chế biến thêm khi dùng. Tương tự với Nattou thì trên Thế Giới cũng có những món làm từ đậu nành lên men như tương, chao của Việt Nam, tan-shih hay kan-shih (đậu hũ không muối) của Trung Hoa, Joenkuk-jang và Damsue-jang của Đại Hàn, thuanoa ở Thái Lan, Kinema ở Nepal và Sereh ở Bali. Nhưng chỉ có tại Nhật thì người ta mới sử dụng rộng rãi hình thức lên men của đậu nành này.
Update: nhiều bạn chia sẻ với mình làm món ăn này thất bại. Thực sự chơi với vi khuẩn không phải lúc nào cũng như ý, khả năng thất bại của mình vẫn xảy ra đấy. Cho nên bạn nào muốn ăn natto vừa chuẩn vừa ngon thì nên mua gói này là tiện nhất nhé. Công dụng chính là làm tan huyết khối trong mạch máu hữu ích cho bệnh tim mạch, công dụng phụ sau khi chữa bệnh là giúp lên cân, dĩ nhiên cần chữa sạch bệnh và phối hợp với các món ăn thực dưỡng khác nữa.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

Những quan niệm đi ngược khoa học về giấc ngủ khiến ai cũng phải hối hận vì không biết sớm hơn

Nghiên cứu viên sau tiến sĩ tại Khoa Sức khỏe Dân số của trung tâm Y tế NYU Langone Health - Rebecca Robbins - đưa ra giả thuyết: "Có một mối liên hệ giữa một giấc ngủ ngon và việc thức dậy thành công. Từ đó nhóm chúng tôi cũng đã làm rõ được những câu chuyện truyền miệng về vấn đề này qua các nguồn tin tức từ bạn bè, gia đình hay bệnh nhân."
Robbins cùng các đồng nghiệp đã tìm kiếm qua 8,000 website để nắm rõ được mọi người nghĩ như thế nào về thói quen ngủ lành mạnh, thẩm định từng quan niệm và phân loại chúng theo mức độ sai lầm và quan trọng với sức khỏe.
Sau đây là 10 kết luận sai lầm và không lành mạnh về giấc ngủ - hành động mà chúng ta dành 1/3 cuộc đời để thực hiện.
Người trưởng thành chỉ cần ngủ 5 tiếng hoặc ít hơn
Điều tra viên của nghiên cứu đồng thời cũng là giáo sư của Ban Sức khỏe Dân số Girardin Jean-Louis đã đặt ra câu hỏi, "Nếu bạn muốn có khả năng hoạt động tốt nhất trong ngày cả về thể lực và tinh thần, có được lối sống mà mình thích, vậy bạn phải dành bao nhiêu tiếng để ngủ?".
"Thật sự có rất nhiều người đã trả lời họ vẫn cảm thấy ổn kể cả khi ngủ ít hơn 5 tiếng một đêm. Đây chính là tư tưởng sai lầm nhất về giấc ngủ mà nhóm chúng tôi tìm thấy."
Trên thực tế, chúng ta nên ngủ trong tầm từ 7-10 tiếng mỗi đêm tùy theo từng độ tuổi. Trong khi đó Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh Mỹ đưa ra con số 1/3 người Mỹ đều ngủ ít hơn 7 tiếng. Theo thống kê của Ngày Quốc tế Ngủ, thiếu ngủ đang đe dọa nghiêm trọng đến 45% sức khỏe của dân số toàn cầu.
Khoa học cũng phát hiện ra những giấc ngủ "nghèo nàn" thường đi kèm với các bệnh huyết áp cao, suy giảm hệ thống miễn dịch, sụt cân, thiếu ham muốn, mất tập trung, hoang tưởng, trầm cảm hay nguy cơ mắc tiểu đường cao, đột quỵ, suy giảm trí nhớ và một số bệnh ung thư.
Có thể ngủ ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào là tốt
Có thể ngủ trên xe hơi, tàu hỏa hay máy bay ngay khi bắt đầu chuyển bánh thì không phải là dấu hiệu tốt của một người biết cách nghỉ ngơi.
Rebecca Robbins đưa ra bằng chứng, "Có thể ngủ ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào cho thấy bạn không được ngủ đủ giấc và dễ dàng rơi vào giấc ngủ ngắn. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể của bạn đang kiệt quệ nên bất cứ lúc nào cũng có thể ngủ bù lại được."
Trong não có một chất hóa học tên adenoise tích tụ qua các hoạt động ban ngày và có xu hướng tập trung nhiều về đêm, bên cạnh đó, một giấc ngủ ngon sẽ giúp làm giảm chất này xuống tới mức thấp nhất, đến khi dậy, bạn sẽ có một tinh thần thoải mái hơn. Nhưng bạn càng thức muộn và ngủ càng ít thì chất này lại tăng, tạo ra hiện tượng ngủ bù.
Não và cơ thể có thể thích nghi với việc ngủ ít
Nhiều người tin rằng não và cơ thể có thể thích nghi và học cách hoạt động tốt ưu khi ngủ ít. Đây là quan niệm sai lầm bởi vì cơ thể của bạn phải trải qua chu kỳ bốn giai đoạn ngủ riêng biệt để tự phục hồi hoàn toàn.
Với giai đoạn thứ nhất - giai đoạn ngủ không sâu, bạn bắt đầu chìm vào giấc ngủ và dễ bị tỉnh giấc, sau đó, hầu hết thời lượng của một đêm này sẽ được tiêu tốn trong giai đoạn 2 - khi cơ thể bạn bắt đầu thả lỏng và tách biệt với mọi thứ xung quanh. Giai đoạn 3 và 4 là lúc bạn ngủ sâu nhất, là lúc cơ thể được phục hồi hiệu quả nhất. Ngoài ra, còn có giai đoạn REM (rapid eye movement sleep: quá trình mắt chuyển động nhanh) xen kẽ linh hoạt giữa 4 giai đoạn trên.
Robbins cho biết, "Trong suốt trạng thái này, bộ não có khả năng phản ứng cao. Giống như não bạn vẫn còn đang thức nếu chúng tôi theo dõi sóng não của bạn thông qua nối thêm hai điện cực vào bạn."
REM sẽ xuất hiện trong khoảng 90 phút sau khi bạn bắt đầu chìm vào giấc ngủ và khi cơ thể và bộ não của bạn đang bận để lưu trữ ký ức, điều chỉnh tâm trạng và học tập. Các cơ tay và chân tạm thời bị tê liệt trong chu kỳ REM vì thế bạn không thể làm bất cứ điều gì cũng như không thể tự làm mình bị thương trong mơ.
Một giấc ngủ ngon đồng nghĩa với việc khiến các chu kỳ này lặp lại và bạn sẽ trải qua nhiều chu kỳ REM – chiếm khoảng 25% tổng thời gian ngủ.
Ngủ sâu là một trong bốn giai đoạn quan trọng của giấc ngủ, xảy ra khi sóng não chậm lại, tạo thành sóng delta. Đây là thời điểm hoóc-môn phát triển của người được giải phóng và các ký ức sẽ được xử lý thêm.
"Giai đoạn ngủ sâu hơn này thực sự rất quan trọng đối với việc tạo ra các tế bào thần kinh, sửa chữa lại các cơ và khôi phục hệ thống miễn dịch."
Ngáy có thể khiến người khác khó chịu nhưng hoàn toàn vô hại
Những quan niệm đi ngược khoa học về giấc ngủ khiến ai cũng phải hối hận vì không biết sớm hơn - Ảnh 1.
Ngáy là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Ảnh: Internet.
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia của Mỹ, ngáy là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ, một chứng rối loạn giấc ngủ nguy hiểm, làm tăng khả năng bị đau tim, rung tâm nhĩ, hen suyễn, huyết áp cao, tăng nhãn áp, ung thư, tiểu đường, các bệnh về thận và gây rối loạn về nhận thức và hành vi.
"Ngưng thở khi ngủ thể hiện sự mệt mỏi cực độ. Những bệnh nhân này sẽ ngủ và cứ thức dậy liên tục, liên tục; từ đó họ lúc nào cũng sẽ buồn ngủ vì quá mệt và không được ngủ đủ. Vả lại, triệu chứng này cũng rất khó chẩn đoán."
Uống rượu trước khi lên giường giúp bạn dễ ngủ hơn
Đồ uống có cồn có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhưng đồng nghĩa với việc mất tất cả các lợi ích mà giấc ngủ đem lại. Nói một cách chính xác thì rượu bẫy bạn vào giai đoạn ngủ không sâu và làm giảm chất lượng nghỉ ngơi vào ban đêm một cách đáng kể.
"Nó tiếp tục đốt cháy giai đoạn, nhảy cóc khỏi giai đoạn đầu tiên – REM và giai đoạn ngủ sâu, khiến bạn thức dậy mà vẫn cảm thấy mệt mỏi và cơ thể không được phục hồi."
Ngủ giờ nào trong ngày cũng được
Jean-Louis cho biết, "Mọi người nên có một lịch ngủ đều đặn vì sẽ giúp chúng ta kiểm soát đồng hồ sinh học, hay nhịp sinh học của cơ thể. Bên cạnh đó, lịch ngủ cũng giúp cân bằng các hoóc-môn, nhiệt độ của cơ thể, việc ăn uống, tiêu hóa và chu kỳ thức-ngủ."
Khi đồng hồ sinh học trong cơ thể và thế giới bên ngoài hoạt động lệch nhau, bạn sẽ cảm thấy bị mất phương hướng, đầu óc mù mịt và buồn ngủ vào những thời điểm cần hoạt động ở mức tối đa.
Nghiên cứu qua những người làm ca kíp, phải làm việc theo giờ giấc không bình thường và sống lệch khỏi đồng hồ sinh học của cơ thể, đã cho thấy họ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung nhọt, trầm cảm, béo phì và một số bệnh ung thư cùng với tỷ lệ bị tai nạn lao động cao hơn do phản ứng chậm và khả năng quyết định kém.
Xem TV trên giường giúp bạn thư giãn
Tất cả chúng ta đều thế hoặc sẽ mở máy tính hay điện thoại trước khi nạp lại năng lượng vào ban đêm. Nhưng thật không may đây chính là nguyên nhân dẫn đến giấc ngủ tồi tệ.
"Những thiết bị điện tử này phát ra ánh sáng xanh - khiến đầu óc chúng ta càng tỉnh táo hơn. Vì vậy hãy tránh loại ánh sáng này trước khi đi ngủ từ TV hay điện thoại, thay vào đó làm việc gì đó giúp bạn thư giãn hơn."
Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, ánh sáng xanh ảnh hưởng đến việc giải phóng hoóc-môn ngủ melatonin hơn bất kỳ bước sóng ánh sáng khác. Xem TV hay sử dụng thiết bị điện tử trong vòng 2 tiếng trước khi "chìm vào giấc mộng" khiến bạn khó ngủ hơn và sẽ có ít trạng thái mơ hay giai đoạn REM, kể cả bạn có ngủ được 8 tiếng hay nhiều hơn nữa thì vẫn cảm thấy mơ màng và đầu óc cũng không được tỉnh táo khi thức dậy.
Nhưng nếu bạn hay con cái không thể đảm bảo việc ngừng sử dụng các thiết bị điện tử này trước khi đi ngủ hai tiếng vì bài tập về nhà hay tố chất công việc phải làm đêm thì các chuyên gia đã gợi ý làm giảm độ sáng của màn hình xuống hoặc cài đặt các ứng dụng có thể "thân thiện" hơn với bộ não và mắt của mình qua những gam màu ấm áp của hoàng hôn. Màu đỏ và vàng có bước sóng cao hơn và cũng không ảnh hưởng đến chất melatonin.
Cứ tắt báo thức thôi còn dậy ngay hay không không quan trọng
Những quan niệm đi ngược khoa học về giấc ngủ khiến ai cũng phải hối hận vì không biết sớm hơn - Ảnh 2.
Hãy đặt báo thức ở xa bạn để có thể thức dậy dứt khoát hơn. Ảnh: Internet.
Khi bạn gần kết thúc giấc ngủ, cơ thể cũng gần đi đến điểm cuối của chu kỳ REM cuối cùng. Nhưng chỉ cần thức dậy để tắt báo thức và ngủ tiếp, bộ não lại quay trở về với một chu kỳ REM mới. Báo thức tiếp tục kêu nhưng bạn đang ở khúc giữa của giai đoạn và chưa thể kết thúc chu kỳ, kết quả là bạn sẽ thức dậy với trạng thái lảo đảo và khó có thể tỉnh táo, linh hoạt trong cả ngày.
Bạn gặp vấn đề với thói quen đặt lại báo thức khi đang ngủ? Vậy hãy đặt đồng hồ sang phòng khác - bắt buộc bạn phải rời giường và đi một quãng dài để tắt báo thức.
Tất nhiên bạn không thể dùng đến sự hỗ trợ của Google hay Alexa để tắt báo thức vì nó chẳng đem lại hiệu quả nào cả!
Nhớ được mình đã mơ những gì chứng tỏ bạn đã ngủ ngon giấc
"Tất cả chúng ta đều phải mơ bốn đến năm lần trong một đêm, nhưng khi thức dậy lại hoàn toàn không nhớ được mình đã trải qua những gì."
Một nghiên cứu tại Pháp đã chỉ ra những người thường xuyên nhớ được giấc mơ của mình có hoạt động não cao hơn trong trung tâm xử lý thông tin của bộ não so với số khác. Họ cũng phải thức dậy đột ngột giữa đêm cao gấp đôi và dễ nhạy cảm với âm thanh cả khi thức, ngủ.
"Nếu bạn có một giấc mơ trong hoàn cảnh cảm xúc mãnh liệt, nó có thể quay lại với bạn vào lúc hai giờ chiều khi bạn có thời gian nghỉ ngơi. Đôi khi, một thứ gì đó sẽ kích hoạt điều đó, nhưng nếu đó là một giấc mơ trần tục kỳ lạ mà chúng ta vẫn ngủ ngon được thì cố gắng đừng nhớ điều gì cả."
Ngoài 10 điều đã nêu trên, đội nghiên cứu này cũng tìm được thêm rất nhiều những quan niệm khác ví dụ như "ngủ càng nhiều càng tốt" (ngủ nhiều rất có hại cho sức khỏe), "ngủ trưa làm giảm mất ngủ" (thật ra, nếu tiến vào giai đoạn REM hay chu kỳ ngủ lâu hơn thì giấc ngủ này sẽ làm đồng hồ sinh học của bạn bị rối loạn)…
"Ngủ là một quá trình tích cực và thật sự quan trọng trong việc phục hồi các chức năng trên cơ thể", vì thế chúng ta phải hiểu rõ được cơ thể để có được giấc ngủ lành mạnh nhất.

Minh Hà

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

12 lời khuyên giúp bạn tạm biệt mọi lo âu, căng thẳng “ăn mòn” bản thân: Thực hiên ngay để ngày mới không còn mệt mỏi, suy tư

Lo âu có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào, kể cả vào sáng sớm tinh mơ khi bạn vừa mở mắt. Và trước khi bạn nhận ra, bạn đã lo sợ về tương lai mình ngay khi ngày mới còn chưa bắt đầu. Theo bác sĩ tâm lý Mark W. Driscoll - người đang làm việc tại Đại học Northwestern, có rất nhiều lý do khiến cho bạn cảm thấy bồn chồn vào buổi sáng. Nếu không giải quyết vấn đề này sớm, bạn sẽ khó có thể làm việc hiệu quả.
May thay, bạn có thể sử dụng một vài kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả để đối đầu với cơn lo âu, căng thẳng của mình. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn thức dậy một cách sảng khoái nhất.

Trước khi đi ngủ

Sáng mở mắt ra đã thấy sợ hãi về tương lai phía trước: Bỏ túi ngay 12 lời khuyên này để tạm biệt mọi lo âu, căng thẳng đang “ăn mòn” bạn mỗi ngày - Ảnh 1.
Để điện thoại ở chế độ im lặng và khuất xa tầm mắt
Bạn có thể đọc cái thông báo, các tin nhắn trong nhóm chat vào sáng hôm sau. Chúng khiến não bạn quay cuồng, và vì thế, bạn càng khó nghỉ ngơi hơn. Thêm vào đó, ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại có thể quấy rầy giấc ngủ của bạn, ngăn cản cơ thể tạo ra melatonin - loại hormone giúp điều tiết giấc ngủ. Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra, ngủ không sâu có liên quan mật thiết với tình trạng căng thẳng. Vì thế, bạn nên để cơ thể lẫn điện thoại mình nghỉ ngơi đầy đủ.
Chuẩn bị sẵn quần áo cho hôm sau
Việc phải nghĩ ngợi mỗi sáng xem hôm nay mặc gì có thể khiến bạn mệt mỏi, kiệt sức vì phải đưa ra quá nhiều quyết định. Việc mặc quần áo đi làm nghe thì đơn giản, nhưng thực sự cũng rất mệt mỏi đối với một số người. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy chuẩn bị quần áo từ tối hôm trước để không bị căng thẳng vào sáng hôm sau.
Dành thời gian để nghỉ ngơi
Thay vì nhảy vào giường nằm chợp mắt ngay sau khi hoàn thành công việc, hãy dành thời gian để làm giải trí. Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, điều này sẽ giúp cơ thể và não bộ được nghỉ ngơi. Việc nghỉ ngơi sẽ làm giảm hàm lượng cortisol trong cơ thể - hormone gây tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Vì vậy, để có một giấc ngủ ngon, hãy tập thiền, yoga hoặc một vài bài tập đơn giản khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ. 
Sáng mở mắt ra đã thấy sợ hãi về tương lai phía trước: Bỏ túi ngay 12 lời khuyên này để tạm biệt mọi lo âu, căng thẳng đang “ăn mòn” bạn mỗi ngày - Ảnh 2.
Thực hành một số bài tập tinh thần
Thay vì suy nghĩ về những vấn đề của ngày mai, hãy luyện tập một số bài tập rèn trí óc. Thậm chí, bạn có thể biến nó thành trò chơi: Kể tên tất cả các giống chó, nhớ lại tất cả các phòng trong nhà cũ. Điều này sẽ giúp bạn quên đi lo lắng và ngủ ngon hơn.
Nghĩ tới những điều tích cực trong ngày
Nếu bạn là người hay lo lắng, hãy tập cho mình thói quen suy nghĩ về những điều tích cực để giảm bớt căng thẳng. Điều này sẽ giúp não bộ quên đi trạng thái buồn phiền và cảm thấy lạc quan hơn. Nếu những suy nghĩ tiêu cực cứ tiếp tục xuất hiện trong đầu bạn, đừng hoảng sợ: Hãy để chúng ở đó và tiếp tục nghĩ về những điều tuyệt vời.
Chơi một bản nhạc nhẹ nhàng
Các nhà nghiên cứu gợi ý bạn nên nghe bài hát Weightless của nhóm nhạc Anh quốc Marconi Union để cảm thấy thư thái, bởi nó được chứng minh là "bản nhạc dễ chịu nhất từ trước đến nay". Một số người tham gia nghiên cứu về tác dụng của bài hát cho biết, họ đã ngủ ngay sau khi nghe. Nếu nó không có tác dụng với bạn, hãy thay thế bằng một giai điệu mà bạn ưa thích.

Vào buổi sáng

Sáng mở mắt ra đã thấy sợ hãi về tương lai phía trước: Bỏ túi ngay 12 lời khuyên này để tạm biệt mọi lo âu, căng thẳng đang “ăn mòn” bạn mỗi ngày - Ảnh 3.
Mặc kệ điện thoại
Đừng vội đọc mail ngay sau khi tỉnh dậy. Điện thoại không chỉ khiến bạn căng thẳng trước khi đi ngủ mà còn vắt kiệt não bạn khi vừa thức giấc. Thay vì bắt tay vào việc ngay sau khi tỉnh dậy, hãy ngồi yên và tận hưởng một vài khoảnh khắc sáng sớm.
Thừa nhận rằng mình đang lo âu
"Khi bị căng thẳng, bạn thường nghĩ: ‘Chuyện này thật khó chịu. Tôi ghét cảm giác này. Tại sao nó không biến mất? Mình phải loại bỏ nó." Tuy nhiên, điều này chỉ khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn," Driscoll nói.
"Chỉ khi bạn học cách chấp nhận sự lo lắng, bạn mới vượt qua được nó. Chấp nhận không có nghĩa là đồng ý hay thích thú với việc lo lắng. Hãy thử nói: "Đúng vậy, tôi đang cảm thấy lo lắng lúc này."
Dành thời gian cho bản thân
Không kiểm tra điện thoại vào buổi sáng sẽ giúp bạn có thêm thời gian để khởi đầu ngày mới một cách tuyệt vời hơn. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự muốn tận dụng khoảng thời gian rảnh này, hãy dậy sớm thêm một chút để đọc sách, báo hoặc tập thiền. Điều này không chỉ có lợi cho não bộ mà còn giúp bạn bình tĩnh chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mới mà không cần phải vội vàng.
Sáng mở mắt ra đã thấy sợ hãi về tương lai phía trước: Bỏ túi ngay 12 lời khuyên này để tạm biệt mọi lo âu, căng thẳng đang “ăn mòn” bạn mỗi ngày - Ảnh 4.
Thở
Thậm chí bạn còn chẳng phải ra khỏi giường để làm điều này. Thở là một phương pháp hữu hiệu để giảm thiểu lo lắng. Vì thế, hãy hít thật sâu trong 4 nhịp cho tới khi bụng và lồng ngực được lấp đầy không khí, sau đó thở ra trong 4 nhịp tương tự. Bạn có thể sử dụng phương pháp này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày để cảm thấy thư giãn.
Vận động cơ thể
Bạn không cần phải đến phòng tập để thực hiện các bài tập giảm stress. Bạn có thể đi dạo vài vòng quanh nhà hoặc tập yoga trong phòng khách theo video. Chỉ cần vận động cơ thể một chút vào buổi sáng, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn nhiều.
Hãy nhớ rằng lo lắng chỉ là một cảm xúc bình thường của con người
Đừng tự trách bản thân vì cảm thấy lo lắng. Discroll cho biết, sự lo lắng tồn tại là có lý do của nó. Vì thế, bạn không cần phải đổ hết lỗi lầm lên đầu mình.

3 tư thế ngủ “gia truyền” giúp con người sống thọ trăm tuổ

Chúng ta dành gần 1/3 thời gian của cuộc đời để ngủ. Dáng nằm tác động rất lớn đến sức khỏe. 3 tư thế này được xem là “thần kỳ”, giúp 15 thành viên hoàng thất sống trên trăm tuổi.
Tư thế nằm “Khỉ ngủ đông”
Tư thế này được miêu tả là người nằm nghiêng, co tay và cong chân lên vùng bụng giống như con khỉ co ro trong thời tiết giá lạnh (xem hình minh họa).
Tư thế nằm “Khỉ ngủ đông” (Ảnh minh họa)
Tư thế nằm “Khỉ ngủ đông” (Ảnh minh họa).
Nhiều người bị đau lưng mỏi eo sau một ngày làm việc vất vả thì nên lựa chọn dáng nằm này, vùng lưng eo và cơ bắp phần thân sẽ được thả lỏng. Hãy ôm thêm chăn hoặc gối mềm để thư giãn.
Tác dụng lớn nhất của dáng nằm này là có thể kéo cong cột sống và vùng lưng một cách tự nhiên, làm cho xương phần thân thư giãn, thả lỏng mềm mại. Cong người theo tư thế động vật sẽ làm giảm áp lực cho xương cột sống.
Mỗi buổi sáng thức dậy hoặc trước khi đi ngủ, nên làm bài tập nằm nghiêng ôm chân kiểu “bó gối” trong khoảng 2-3 phút, có tác dụng đẩy lùi một số bệnh tật như đau lưng mãn tính, viêm các khớp, mệt mỏi, đau nhức hệ xương.
Tư thế nằm “Rùa hít thở”
Tư thế nằm này miêu tả phần trên cơ thể nằm nghiêng trái, hơi cong nhẹ, hai tay thu về như ôm lấy lồng ngực, chân dưới bên phải cong nhẹ phía dưới, chân trái co lại nhẹ nhàng bên trên, đầu gối nghỉ ngơi chạm vào mặt giường.
Chân nên co một góc thoải mái, khuỷu tay uốn cong một góc tù, cọ lên ngực, tay trái đặt ở bên cơ thể tự nhiên, lòng bàn tay úp hướng xuống dưới (xem hình minh họa).
Tư thế nằm “Rùa hít thở” (Ảnh minh họa)
Tư thế nằm “Rùa hít thở” (Ảnh minh họa)
Trước khi ngủ cần điều chỉnh nhịp thở sao cho toàn thân yên tĩnh, bình thản tâm lý, miệng khép lại, lưỡi đặt tự nhiên dưới vòm hàm trên.
Chờ đến khi nước miếng tiết ra nhiều trong miệng, thở ra một hơi thật hết, sau đó hít vào một hơi thật sâu và nuốt khí cùng nước bọt, đồng thời thả lỏng toàn cơ thể, giữ nhịp thở nhẹ đều.
Tư thế ngủ này có tác dụng rất tốt đối với người bị bệnh cao huyết áp, mất ngủ, nam giới yếu dương, mắc bệnh sinh lý.
Ngoài ra, dáng nằm ngủ này tốt cho người có bệnh về phụ khoa, phần phụ yếu, do khi nằm phần xương chậu được mở rộng, có tác dụng tốt khi bị bế kinh tắc uế.
Điều đáng lưu ý là tư thế này phải dùng gối kê cao chân lên khoảng 12cm. Gối cao hơn hoặc thấp hơn đều không mang lại tác dụng như mong đợi.
Dù là nằm với tư thế nào, cách tốt nhất bạn hãy ưu tiên nằm nghiêng một bên nhiều hơn nằm ngửa, hơi co người lại một chút cho cơ thể được thả lỏng, toàn thân thư giãn, mạch máu hoạt động thuận lợi hơn và các cơ quan khác cũng được thư giãn.
Ngủ với một chiếc khăn trong gối trị đau cổ
 BBPznWt
Trường hợp này thường gặp với những người làm việc văn phòng, ngồi máy tính lâu dẫn tới nhức ở cổ.
Trước tình trạng này, khi ngủ bạn nên dùng một chiếc khăn cuộn lại và đặt ngay dưới cổ, hoặc để tránh khăn bị xô lệch khi ngủ, bạn cũng có thể đặt cuộn khăn vào bên trong gối.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Ngũ hành ứng với 5 ngón tay trên cơ thể



Tên gọi:

Các đường kinh ở mặt trên bàn tay, chân được gọi là các đường Ngũ Bội, đồng thời được đánh số theo từng ngón tay, bắt đầu từ ngón tay cái, và vì thế chúng ta có:

Ngũ bội 1 (NB1): ngón tay cái (ngón 1)

Ngũ bội 2 (NB2): ngón tay trỏ (ngón 2)

Ngũ bội  3 (NB3): ngón tay giữa (ngón 3)

Ngũ bội 4 (NB4): ngón tay áp út (ngón 4)

Ngũ bội 5 (NB5): ngón tay út (ngón 5)

Các ngón chân cũng theo cách sắp xếp như trên.

Và được gọi là Ngũ bội 1 Tay (NBT 1), Ngũ bội 2 Tay (NBT 2), Ngũ bội 1 Chân (NBC 1), Ngũ bội 2 Chân (NBC 2)….



Các đường kinh ở mặt trong lòng bàn tay, bàn chân được gọi là các dương Tam Tinh và cũng được đánh số theo thứ tự bắt đầu từ ngón tay hoặc chân cái (ngón 1) và có tên gọi là Tam Tinh 1 tay, Tam tinh 2 Tay, Tam tinh 1 Chân, Tam tinh 2 Chân…

Hướng vận hành:

Tất cả các đường Ngũ bội, Tam tinh đều xuất phát từ đỉnh (đầu) của các ngón tay và ngón chân. Chiều vận hành duy nhất cho tất cả các đường kinh là chiều ‘Hướng tâm’ tức từ ngoài các ngón tay, ngón chân đi vào trong ngực, đầu…

Tác dung

Các đường kinh Ngũ bội cách chung ở mặt ngoài (phần trên) thuộc về dương, mang đặc tính Dương là hưng phấn , kích thích, vì vậy thường được dùng trong các trường hợp liệt, yếu.

Ví Dụ: Nguời bệnh bị liệt yếu cánh tay, thẳng ngón tay cái(ngón 1) lên, khi chữa, có thể kích thích Ngũ bội 1 hoặc Khóa Ngón và Bấm theo đường kinh Ngũ bội 1 Tay…

Các đường kinh Tam tinh, nằm ở mặt trong , thuộc về phần âm, mang đặc tính ức chế, vì vậy thường được dùng trong những trường hợp bệnh chứng đang trong trang thái hưng phấn, co cứng…

 Ví dụ: Người bệnh bị liệt cánh tay thể co cưng, khó duỗi (thể hưng phấn), khi chữa trị, nên bấm kích thích nhiều ở Tam tinh để tay được mềm ra…

10 ngón tay chân và tạng phủ

Mỗi ngón tay chân tương ứng với 1 cơ quan tang phủ bênh trong và được sắp xếp như sau:

Ngón tay

Đường kinh Tạng phủ tương ứng

Ngón 1 (ngón cái)            Phế

Ngón 2 (ngón trỏ)            Tỳ

Ngón 3 (ngón giữa)         Tâm

Ngón 4 (ngón áp út)        Can

Ngón 5 (ngón út)            Thận

Để cho dễ nhớ, có thể dùng ngón út làm chuẩn, ngón út tương ứng với Thận, dùng ngũ hành tương sinh sẽ tính ra được các đường kinh, tạng phủ liên hệ với các ngón còn lại.

Theo ngũ hành tương sinh:

Thận (thủy) sinh -> Can (mộc) -> Tâm (hỏa) -> Tỳ (thổ) -> Phế (kim)

 Ngón 5                Ngón 4                   Ngón 3        Ngón 2         Ngón 1

Cách sắp xếp này rất giống với cấu trúc sắp xếp 10 ngón tay của tiến sĩ John Hard (đại học Standford – Mỹ)

Đường kinh ở ngón tay

Tác dụng đối với cơ quan tạng phủ

Đường của ngón cái

Điều chỉnh hệ hô hấp và thúc đẩy sự thay thế mới, cũ.

Đường của ngón trỏ

Điều chỉnh gan, dạ dày và lá lách.

Đường của ngón giữa

Điều chỉnh về tim và hệ tuần hoàn

Đường của ngón áp út

Hệ thống thần kinh và trung khu thị giác

Đường của ngón út

Điều chỉnh hệ sinh dục

Như vậy, về cơ bản, cấu trúc sắp xếp 10 đường kinh của bà Lịch (Việt Nam) có nét rất giống với phương Tây và Mỹ.
Khu vực màu trắng trên móng tay hay còn gọi là hình lưỡi liềm là một bộ phận rất nhạy cảm và quan trọng. Xuất hiện ở phía dưới đáy của móng tay, hình bán nguyệt theo thuật xem tướng, nếu quá lớn thì có nghĩa là tuyến giáp hoạt động nhiều và huyết áp cao, trong khi nếu quá nhỏ thì ngược lại. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng hình dáng và màu sắc của hình bán nguyệt trên mỗi móng tay phản ánh tình trạng sức khỏe của mỗi bộ phận tương ứng trên cơ thể người.
Hình bán nguyệt trên mỗi móng tay phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nếu bạn nhìn vào móng tay của mình, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy các hình bán nguyệt màu trắng sữa. Sự thay đổi về màu sắc, hình dạng, hoặc kích thước của chúng có thể chỉ ra sự hiện diện của một căn bệnh nào đó. Việc chuẩn đoán bệnh sớm sẽ giúp chúng ta kịp thời thăm khám và điều trị. 
– Ngón tay út: Hình bán nguyệt trên ngón tay út liên quan đến hoạt động của thận, ruột non và tim. 
– Ngón đeo nhẫn: Thiếu vắng hình bán nguyệt màu trắng là dấu hiệu cho thấy một người đang có vấn đề về hệ thống nội tiết, sinh sản. 
– Ngón tay giữa: Được kết nối với công việc của não và hệ thống tim mạch. Sự vắng mặt của hình bán nguyệt trên ngón này có thể cho biết các vấn đề về mạch máu và huyết áp cao.
 – Ngón trỏ: Hình bán nguyệt trên móng tay của ngón trỏ có thể biến mất hoặc giảm đáng kể do chức năng không đúng của ruột, tuyến tụy. 
– Ngón cái: Ngón tay cái phản ánh những vấn đề của phổi và lá lách. Hình bán nguyệt trên móng tay quá lớn
Hình bán nguyệt trên móng tay quá lớn. Chúng được coi là lớn khi chiếm một phần ba (hoặc nhiều hơn) của móng tay. Chúng chỉ ra các vấn đề về hệ thống tim mạch, nhịp tim đập và huyết áp thấp. Hình bán nguyệt lớn có được tìm thấy trong các vận động viên, người lao động nhiều về thể chất. 

Nếu một người không chơi thể thao mà có hình bán nguyệt lớn xuất hiện chứng tỏ làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực lớn. Hình bán nguyệt trên móng tay quá nhỏ
Hình bán nguyệt nhỏ, chỉ có thể nhìn thấy phía sau lớp biểu bì, cho thấy huyết áp thấp và rối loạn tuần hoàn. Đây có thể là một dấu hiệu của một hệ miễn dịch yếu, sự trao đổi chất kém, hoặc thiếu sắt và B12. Nếu hình bán nguyệt rõ ràng được tách ra từ phần còn lại của tấm móng với các đường ngang, nó chỉ ra vấn đề với mức đường trong máu và sự phát triển có thể của bệnh tiểu đường. Hình bán nguyệt không nhìn thấy được trên móng ads by ants
Có sự thay đổi màu sắc của hình bán nguyệt trên móng. Màu xám cho thấy sự mệt mỏi nghiêm trọng, rối loạn tiêu hóa, và những khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Màu trắng là lành mạnh và tự nhiên. Màu tím là một dấu hiệu của sự lưu thông máu kém và thiếu oxy trong các cơ quan và mô, các triệu chứng như chóng mặt và nhức đầu thường có thể xảy ra. Màu hồng (màu đỏ) có thể cho thấy hoạt động thể chất thấp và vấn đề về phổi. Màu đen là dấu hiệu hiếm gặp và rất nguy hiểm, theo nguyên tắc, đây là triệu chứng của ngộ độc kim loại nặng. Quan sát hình dạng, màu sắc hình bán nguyệt trên móng tay để có thể tự chuẩn đoán một số bệnh của cơ thể, kết hợp với với việc thăm khám để có thể điều trị bệnh kịp thời.