Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

"Thủ phạm" gây viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương. Khi khỏi không để lại di chứng. Nguyên nhân thường do nhiễm vi rút, vi khuẩn hoặc cả hai loại.
TS. Nguyễn Thanh Hồi - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng cho biết, viêm phế quản cấp là bệnh lý nhiễm trùng hô hấp thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày, có thể nói, không ai trong cuộc đời lại không có một vài lần bị viêm phế quản cấp. Nhiều trường hợp viêm phế quản cấp tự khỏi, mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, nhiều trường hợp bệnh lý khác, do có triệu chứng không điển hình, nên có thể chẩn đoán nhầm với viêm phế quản cấp, như viêm phổi, hen phế quản, ung thư phổi …
Viêm phế quản cấp cũng thường liên quan nhiều tới tình trạng dùng kháng sinh không phù hợp. Căn nguyên gây bệnh thường gặp nhất là do vi rút, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu nhận thấy, có tới 70% số trường hợp viêm phế quản cấp được dùng kháng sinh.

Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu cho thấy, hầu hết những bệnh nhân khi đến khám bác sỹ đều đã dùng kháng sinh: khoảng 75,5% các bệnh nhân viêm phổi do phế cầu và tụ cầu đã dùng kháng sinh từ 1 đến 4 ngày trước vào viện. Tại các cửa hàng thuốc, chỉ có 18,4% số người mua kháng sinh là mua theo đơn. Như vậy, với 81,6% số trường hợp tự mua kháng sinh ngoài các cửa hàng dược càng làm gia tăng nghiêm trọng tình trạng dùng kháng sinh trong nhiễm trùng hô hấp.
Trong thời gian gần đây, ngày càng xuất hiện xu hướng kê kháng sinh phổ rộng trong điều trị viêm phế quản cấp. Trước năm 1990, chỉ khoảng 20% số trường hợp viêm phế quản cấp được kê kháng sinh phổ rộng, tuy nhiên, con số này đã tăng lên tới 60% trong những năm gần đây. Trong số những kháng sinh tự mua tại các nhà thuốc, phổ biến là kháng sinh nhóm amoxicillin và ampicillin. Điều này gợi ý trong tương lai gần, tình trạng kháng những kháng sinh này sẽ tăng nghiêm trọng.
 
Dấu hiệu mắc bệnh viêm phế quản cấp
Các dấu hiệu giúp thầy thuốc hướng tới chẩn đoán viêm phế quản cấp do vi khuẩn thường bao gồm:
Khạc đờm màu đục, vàng, hoặc đờm màu xanh
Bạch cầu máu tăng cao
Protein phản ứng C (CRP) tăng cao
Procalcitonin tăng
Trong tất cả các yếu tố trên, nhìn màu sắc đờm cho đánh giá nhanh, và chính xác nhất. Chỉ khi đờm không cho phép xác định nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc thầy thuốc vẫn nghi ngờ căn nguyên nhiễm khuẩn, thì mới nên làm thêm các xét nghiệm khác để xác định căn nguyên
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp
Vi rút: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm phế quản cấp. Các vi rút thường gây nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm: influenza A và B, parainfluenza, corona vi rút (type 1-3), rhino vi rút, vi rút hợp bào hô hấp (respiratory syncytial vi rút), và metapneumo vi rút ở người.
Vi khuẩn: Các vi khuẩn thường gây nhiễm trùng hô hấp bao gồm: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydophila pneumoniae, Moraxella catarrhalis …
Một số nguyên nhân khác:
Hít phải hơi độc: khói thuốc lá, chlore, amoniac, acid, dung môi công nghiệp, hơi độc chiến tranh.
Yếu tố dị ứng: viêm phế quản cấp xảy ra ở trẻ con giống như cơn hen phế quản, viêm phế quản cấp cũng hay xảy ra trên người hen, mày đay, phù Quinck.

Yếu tố thuận lợi gây bệnh:
Nhiều trường hợp có nguy cơ mắc viêm phế quản cấp cao hơn những người khác, những đối tượng này bao gồm:
- Thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh đột ngột.
- Suy giảm miễn dịch.
- Ứ đọng phổi do suy tim.
- Các bệnh của phổi như lao phổi và ung thư phổi.
- Môi trường sống ẩm thấp nhiều khói bụi.
Có nên dùng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản cấp
Theo TS. Nguyễn Thanh Hồi, hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp do căn nguyên vi rút, ở những trường hợp này, dùng kháng sinh không có tác dụng. Do đó, việc chỉ định nhất loạt kháng sinh cho tất cả các trường hợp viêm phế quản cấp là không cần thiết. Chỉ nên dùng kháng sinh cho các trường hợp viêm phế quản cấp có kèm thêm:
Bệnh nhân có kèm bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch
Bệnh nhân trên 65 tuổi có ho cấp tính kèm thêm 2 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau (hoặc bệnh nhân trên 80 tuổi kèm thêm 1 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu): nhập viện trong 1 năm trước; có đái tháo đường typ 1 hoặc typ 2; tiền sử suy tim xung huyết; hiện đang dùng corticoid uống.
Các kháng sinh thường dùng để điều trị viêm phế quản cấp thường bao gồm: nhóm betalactam, macrolide, quinolone.

Cách điều trị triệu chứng
Bệnh nhân nên uống nhiều nước giúp cải thiện việc ho, khạc đờm.
Không có thử nghiệm lâm sàng nào ủng hộ việc sử dụng thuốc*g đờm nhất loạt cho các bệnh nhân viêm phế quản cấp.
Không hoặc có rất ít bằng chứng ủng hộ việc sử dụng thuốc giảm ho trong điều trị viêm phế quản cấp, do các thuốc giảm ho thường làm giảm việc bài tiết đờm, do vậy làm chậm sự phục hồi của bệnh nhân.
Khi điều trị tối ưu mà bệnh nhân còn ho nhiều, cần lưu ý tình trạng co thắt phế quản, hoặc cần lưu ý thêm các bệnh lý kèm theo như trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh chưa được chẩn đoán chính xác
cách điều trị tận gốc:
Loại thải bỏ các tế bào bệnh ra khỏi cơ thể.
Phục hồi các nan phổi bị tổn thương do virut tấn công và ăn mòn
Cung cấp dinh dưỡng để các tế bào phổi tự khỏe mạnh, thanh quản phục hồi.
Các cơ quan và bộ phận khác cũng cần phải phục hồi để làm việc chung với phổi, nếu chỉ chú trọng phổi không thì cơ thể mất cân bằng nội tiết tố gây ra nhiều bệnh khác ở các bộ phận khác.
Kết hợp đông tây y và khai thông các huyệt đọa trên cơ thể để oxy từ phổi đi khắp các cơ thể.
Phòng bệnh tái phát và các bệnh khác xâm nhập.
Điều trị tận gốc chỉ có ở benhvienthongminh.com, áp dụng tại nhà và có phương pháp miễn phí.

Biện pháp phòng tránh mắc viêm phế quản cấp
Loại bỏ yếu tố kích thích: không hút thuốc, tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh.
Tiêm vacxin phòng cúm, phế cầu, đặc biệt ở những trường hợp có bệnh phổi mạn tính, suy tim, cắt lách, tuổi ³ 65.
Điều trị các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch.
Vệ sinh răng miệng.
Theo Phạm Minh - VnMedia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét