Kẽm nổi tiếng với tác dụng tích cực đối với hệ miễn dịch. Chưa hết, sự thiếu hụt nó có thể dẫn đến huyết áp thấp, tăng trưởng xương chậm, chán ăn, mất khứu giác và vị giác, trầm cảm...
Các thực phẩm giàu kẽm gồm con hàu, tôm cua, hạt bí đỏ, yến mạch, đậu Hà Lan, đậu tương, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc, thịt bò, thịt gà... Ảnh: Health.
|
1. Cải thiện sức khỏe não bộ
Kẽm là khoáng chất rất quan trọng cho sức khỏe não bộ. Kẽm cùng với vitamin B6 giúp chất dẫn truyền thần kinh trong bộ não của bạn hoạt động tốt hơn. Điều thú vị là vùng đồi hải mã - trung tâm bộ nhớ của não bộ, có chứa lượng kẽm rất cao. Rõ ràng, nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe não bộ, hãy cung cấp đủ kẽm cho cơ thể.
2. Xương khỏe mạnh
Mọi người đều biết canxi rất quan trọng cho xương chắc khỏe, nhưng bạn có biết rằng kẽm là cần thiết cho xương khỏe mạnh? Kẽm là một thành phần của xương, và không có kẽm cơ thể của bạn không thể xây dựng được khung xương chắc khoẻ. Để có được những lợi ích tốt nhất cho xương, bạn nên tiêu thụ kẽm và canxi vào thời gian khác nhau vì canxi và kẽm có sự hấp thụ cạnh tranh nhau.
3. Tóc chắc khỏe
Một trong những dấu hiệu của sự thiếu hụt kẽm là rụng tóc. Khi cơ thể bạn không đủ kẽm, tóc có thể mỏng dần, dẫn đến gãy rụng. Ngược lại, khi bạn hấp thụ đầy đủ kẽm, tóc trở nên dày và bóng khỏe. Trong thực tế, kẽm rất hữu hiệu để kích thích mọc tóc, vì vậy các bác sĩ thường khuyên người bị rụng tóc nên bổ sung kẽm.
4. Tốt cho mắt
Một sự thật đáng ngạc nhiên về kẽm là rất tốt cho đôi mắt của bạn. Khi nói đến thị lực, kẽm hỗ trợ đưa vitamin A vào võng mạc. Nếu không có kẽm, mắt không nhận được đủ lượng vitamin A cần thiết, và kết quả gây suy giảm thị lực. Trong thực tế, thiếu kẽm đặc biệt liên quan đến thoái hóa điểm vàng ở người già.
5. Cơ bắp mạnh mẽ
Nếu muốn cơ bắp mạnh mẽ, hãy chắc chắn rằng bạn đang nhận được đủ lượng kẽm. Nguyên tố này được sử dụng để phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện, do đó giúp bạn có thể xây dựng cơ bắp mạnh mẽ. Kẽm cũng hỗ trợ cơ bắp khi mệt mỏi, giúp bạn có thể làm việc theo đúng tiềm năng của mình.
6. Làn da khỏe mạnh
Đầu tiên, kẽm giúp loại bỏ mụn trứng cá vì nó điều chỉnh lượng dầu và làm giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn. Ngoài ra, kẽm giúp sản xuất collagen và chất này mang lại cho bạn làn da dẻo dai, mịn màng.
7. Cân bằng nội tiết tố
Cân bằng nội tiết tố là rất quan trọng cho sức khỏe. Kẽm giúp cân bằng rất nhiều nội tiết tốt trong cơ thể. Ví dụ, kẽm cần thiết cho sản xuất insulin - rất quan trọng để điều tiết lượng đường trong máu. Kẽm cũng cần thiết cho kích thích tố sinh sản và kích thích tố tuyến giáp. Có đủ kẽm sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh bởi vì kích thích tố trong cơ thể bạn sẽ được cân bằng.
Phụ nữ cần 8 mg kẽm mỗi ngày, và nam giới cần 11 mg kẽm mỗi ngày. Kẽm được tìm thấy trong con hàu, thịt, hạt bí đỏ, yến mạch, đậu Hà Lan.
Thiếu kẽm sẽ ra sao?
Kẽm là vi chất vô cùng thiếu yếu giúp cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của trẻ trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, theo đánh giá của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em rất cao khoảng từ 30 – 40%, và gần như toàn bộ phụ nữa tuổi sinh đẻ thiếu kẽm. Do đó, ngay từ nhỏ trẻ cần được bổ sung kẽm một cách đầy đủ và hợp lý, để có những bước phát triển tối ưu.
Kẽm hỗ trợ và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào. Do đó thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng cũng như sự phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ.
Thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động xấu đến tinh thần, làm trẻ dễ nổi cáu. Bởi kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, trong đó, canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.
Kẽm là chất kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym - những chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Dưỡng chất này hỗ trợ một hệ thống miễn nhiễm lành mạnh, cần thiết cho vết thương lành lại, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác; rất cần thiết cho sự tổng hợp DNA. Kẽm cũng hỗ trợ việc tăng trưởng và phát triển bình thường thai nhi trong bụng mẹ, thời kỳ ấu thơ và thiếu niên.
Việc bổ sung kẽm cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi (kém phát triển về chiều cao) cho tác dụng phục hồi rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng, làm tăng nồng độ hormon IGF-1, một yếu tố tăng trưởng quan trọng của cơ thể. Theo nghiên cứu, việc bổ sung kẽm cho trẻ sinh nhẹ cân cho thấy có sự tăng trưởng tốt về chiều cao và cả cân nặng trong sáu tháng đầu đời.
Nhu cầu hấp thụ kẽm ở trẻ dưới một tuổi khoảng 5mg mỗi ngày, trẻ từ một tuổi đến 10 tuổi cần khoảng 10mg mỗi ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg mỗi ngày đối với nam và 12mg mỗi ngày đối với nữ, phụ nữ mang thai cần 15mg mỗi ngày. Người cho con bú sáu tháng đầu cần 19mg và cho con bú lúc 6 - 12 tháng cần 16mg kẽm mỗi ngày.
Thực tế, lượng kẽm được hấp thụ khoảng 5mg mỗi ngày, chủ yếu tại tá và hỗng tràng, một ít tại hồi tràng. Trong điều kiện chuẩn, tỷ lệ hấp thụ khoảng 33%. Để tăng hấp thụ kẽm, bạn nên bổ sung cùng với thức ăn giàu vitamin C.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu kẽm:
Biểu hiện thường thấy là ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực. Thiếu kẽm sẽ gây ra rất nhiều các hệ lụy ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như trẻ biếng ăn, rối loạn vị giác, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, nôn không rõ nguyên nhân; rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ, ngủ không yên giấc, thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm), tư duy chậm, trí nhớ kém; trẻ bị tiêu chảy, viêm nhiễm đường hô hấp; thị lực kém, bị các bệnh viêm da, chàm, vết thương chậm liền sẹo.
Kẽm là chất kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym - những chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Dưỡng chất này hỗ trợ một hệ thống miễn nhiễm lành mạnh, cần thiết cho vết thương lành lại, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác; rất cần thiết cho sự tổng hợp DNA. Kẽm cũng hỗ trợ việc tăng trưởng và phát triển bình thường thai nhi trong bụng mẹ, thời kỳ ấu thơ và thiếu niên.
Việc bổ sung kẽm cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi (kém phát triển về chiều cao) cho tác dụng phục hồi rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng, làm tăng nồng độ hormon IGF-1, một yếu tố tăng trưởng quan trọng của cơ thể. Theo nghiên cứu, việc bổ sung kẽm cho trẻ sinh nhẹ cân cho thấy có sự tăng trưởng tốt về chiều cao và cả cân nặng trong sáu tháng đầu đời.
Nhu cầu hấp thụ kẽm ở trẻ dưới một tuổi khoảng 5mg mỗi ngày, trẻ từ một tuổi đến 10 tuổi cần khoảng 10mg mỗi ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg mỗi ngày đối với nam và 12mg mỗi ngày đối với nữ, phụ nữ mang thai cần 15mg mỗi ngày. Người cho con bú sáu tháng đầu cần 19mg và cho con bú lúc 6 - 12 tháng cần 16mg kẽm mỗi ngày.
Thực tế, lượng kẽm được hấp thụ khoảng 5mg mỗi ngày, chủ yếu tại tá và hỗng tràng, một ít tại hồi tràng. Trong điều kiện chuẩn, tỷ lệ hấp thụ khoảng 33%. Để tăng hấp thụ kẽm, bạn nên bổ sung cùng với thức ăn giàu vitamin C.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu kẽm:
Biểu hiện thường thấy là ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực. Thiếu kẽm sẽ gây ra rất nhiều các hệ lụy ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như trẻ biếng ăn, rối loạn vị giác, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, nôn không rõ nguyên nhân; rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ, ngủ không yên giấc, thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm), tư duy chậm, trí nhớ kém; trẻ bị tiêu chảy, viêm nhiễm đường hô hấp; thị lực kém, bị các bệnh viêm da, chàm, vết thương chậm liền sẹo.
Những dấu hiệu khi trẻ thiếu kẽm
Dấu hiệu:
- Móng dễ gãy hoặc chậm mọc và có những vết trắng. Da khô (da khô là dấu hiệu gián tiếp gia tăng tính nhiễm trùng).
- Trẻ em chậm phát triển, thấp bé nhẹ cân.
- Tóc xơ cứng, màu tóc chuyển dần từ đen sang vàng.
- Biếng ăn, hay bị viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi bản đồ. Dị thực thức ăn (thích ăn một thứ thức ăn lạ như đất sét, vôi tường, hay cắn móng tay...).
Nhóm người có nguy cơ thiếu kẽm:
Thực tế, có khoảng 80% trẻ em và gần như toàn bộ phụ nữ tuổi sinh đẻ thiếu kẽm. Những nhóm người có nguy cơ bị thiếu kẽm là:
- Trẻ em đang phát triển.
- Phụ nữ có thai.
- Người già.
- Người bị phẫu thuật.
- Người bị đái tháo đường.
- Người uống nhiều rượu, hút thuốc lá...
- Các bệnh nhân bị bệnh đường ruột.
Phần lớn kẽm tồn tại trong cơ thể dưới dạng enzyme của kim loại, một phần kết hợp với protein. Tỷ lệ hấp thu kẽm là 20-30%. Kẽm bài tiết qua phân (5-6 mg), qua nước tiểu (0,5mg), qua mồ hôi (1mcg/1ml), tóc, móng.
( Benhvienthongminh.com có bán kẽm được chiếc xuất 100% từ thảo dược quý, vui lòng liên hệ để biết giá. Có sp dùng cho người lớn và trẻ em)
(Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Hầu hết trường hợp thiếu kẽm ở trẻ em xảy ra khi lượng kẽm tiêu thụ chưa đủ hay hấp thụ kém, khi tăng thất thoát kẽm khỏi cơ thể, hay khi nhu cầu cơ thể về chất kẽm gia tăng. Dấu hiệu sinh hóa đi kèm với thiếu kẽm gồm giảm mức kẽm trong huyết thanh (dưới 70 mcg/dl hay dưới 10.7 micromol/L). Ngoài ra, khi cơ thể trẻ thiếu kẽm, bữa ăn sẽ không còn "sức hút" với bé. Bởi đây là khoáng chất giúp tăng cường vị giác.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh kẽm là một vi khoáng có vai trò quan trọng đặc biệt cho phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và miễn dịch của trẻ những năm đầu đời.
Cung cấp đủ vi chất kẽm cho trẻ nhỏ
Cha mẹ có thể bổ sung kẽm cho cơ thể trẻ bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như: ngao, sò, hàu, cá biển… Trứng gà, các loại thịt đỏ và các thực phẩm họ đậu cũng rất giàu loại khoáng chất này.
Bổ sung như thế nào?
Điều chỉnh chế độ ăn: Thực phẩm giàu kẽm có trong ngũ cốc, sò, củ cải, đậu nành, lòng đỏ trứng, thịt lợn nạc, thịt bò... nhưng việc hấp thu kẽm qua chế độ ăn đối với những trẻ như trường hợp con chị cũng khó như hấp thu sắt. Vì vậy cần bổ sung kẽm: Thời gian bổ sung kẽm là từ 2 - 3 tháng, căn cứ theo trọng lượng cơ thể. Cứ 1kg cân nặng thì bạn cho trẻ uống từ 0,5 - 1,5mg Zn nguyên tố (2,5 - 7,5 mg sulphat Zn hay 3,5 - 10,5 gluconat Zn). Uống sau ăn 30 phút là thích hợp nhất.
Nếu thừa kẽ sẽ ra sao?
Kẽm rất cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu cơ thể thừa kẽm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tổn thương tế bào gan, thiếu máu, giảm miễn dịch (người ta không dùng kẽm khi bị nhiễm trùng). Do vậy, các bậc cha mẹ không nên tự ý mua kẽm cho con uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ có những biểu hiện của sự thiếu kẽm, cha mẹ nên đưa con đến khám dinh dưỡng để có phương án điều trị phù hợp.
Quỳnh Trang (theo allwomenstalk)