Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Bạn muốn sống lâu hơn 2 năm, 5 năm hay 7 năm?

http://www.benhvienthongminh.com

Dùng chỉ nha khoa tăng thêm 6 năm tuổi thọ, ăn rau sống mỗi ngày kéo dài thêm 2 năm và gặp gỡ bạn bè giúp bạn sống lâu hơn 7 năm.

Theo nghiên cứu mới đây của Đại học Gothenburg (Thụy Điển) công bố trên tạp chí Journal of Internal Medicine, lối sống quyết định một phần quan trọng trong việcxác định tuổi thọ.
Eudene Harry, tiến sĩ, giám đốc y tế của Trung tâm chăm sóc sức khỏe tối ưu Oasis ở Orlando (Mỹ) cho biết 8 thói quen lành mạnh dưới đây có thể giúp bạn kéo dài thêm nhiều năm tuổi thọ, đồng thời hạnh phúc hơn và tràn đầy năng lượng hơn.

Gặp gỡ bạn bè-chọn bạn khôn ngoan: Thêm 7 năm

Theo Livestrong, trong một nghiên cứu với 1.477 người ở độ tuổi 70, các nhà nghiên cứu Australia đã phát hiện ra rằng những người có nhiều bạn bè hơn sẽ sống thọ hơn, khoảng 7 năm so với những người sống đơn độc. 
Giải thích điều này, giáo sư Eudene cho biết các hành vi kết bạn giúp tăng cường việc sản xuất oxytocin, hoóc-môn âu yếm có tác dụng làm dịu thần kinh não bộ, đồng thời cải thiện huyết áp, ngăn ngừa thói quen ăn uống vô độ và giúp chữa lành các vết thương nhanh hơn.
"Gần mực thì đen gần đèn thì sáng" đúng trong trường hợp này. Khi bạn chơi với những người có lối sống lành mạnh, bạn cũng dễ lây. Chơi với bạn tốt bạn sống dễ chịu và hạnh phúc hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng béo phì là một dạng truyền nhiễm cộng đồng - khả năng một người trở nên béo phì tăng lên khoảng 57% nếu có bạn là người béo phì. Hút thuốc lá cũng là một thói quen dễ lây lan qua các mối quan hệ bạn bè nhưng một tin tốt là việc bỏ thuốc cũng dễ có ảnh hưởng qua lại. Chim khôn lựa cành mà đậu, người khôn chọn bạn mà chơi. Hãy đi tìm những người bạn sống đúng tuy ít nhưng tốt rất nhiều lần và tình bạn lâu bền mãi mãi.

Dùng chỉ nha khoa: Thêm 6 năm

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường và các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, theo nghiên cứu của Michael F.Roizen, giám đốc chăm sóc sức khỏe tại Bệnh viện Cleveland, vệ sinh răng miệng bằng cách dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giúp bạn kéo dài cuộc sống thêm 6,4 năm.
Thậm chí, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày trong 6 tháng có thể làm giảm mức độ protein phản ứng C trở lại mức độ bình thường. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến của viêm nhiễm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Dùng chỉ nha khoa hàng ngày có thể kéo dài tuổi thọ thêm 6,4 năm

Đứng thường xuyên hơn: Thêm 2 năm

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ngồi cả ngày ở bàn làm việc tăng nguy cơ tử vong trong vòng 3 năm tới 40%, thậm chí kể cả khi bạn tập thể dục thường xuyên. Nguyên nhân là do khi ngồi, quá trình lưu thông chậm lại, cơ thể đốt cháy calo ít hơn, sự trao đổi chất trì trệ và các enzym chịu trách nhiệm phá vỡ triglyceride bị ngăn cản. Vì vậy, bạn cần phải đứng dậy, đi lại nhiều hơn. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy ngồi dưới 3 giờ mỗi ngày có thể làm tăng tuổi thọ thêm 2 năm.
Susan Block, chuyên viên của Hội đồng Tập thể dục Mỹ, khuyên bạn nên hạn chế ngồi quá lâu, đi bộ khi nghe điện thoại, bỏ đồ ăn ra khỏi tầm với. Thậm chí đứng lên khoảng 5-10 phút sau mỗi giờ ngồi và đi lại cũng giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Ăn rau sống mỗi ngày: Thêm 2 năm

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những người ăn 1 chén rau sống (60g) mỗi ngày có thể sống lâu hơn 2 năm so với những người ăn ít hơn 20g một ngày. Rau sống và rau chín đều có nhiều hóa chất thực vật và chất chống oxy hóa giúp kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, đánh giá về dinh dưỡng được công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology Biomarkers cho thấy rau sống có hiệu ứng mạnh mẽ hơn.
Theo nghiên cứu trên tạp chí Khoa học thực phẩm khi nấu chín (đặc biệt là nấu sôi) rau xanh có thể loại bỏ đến 50% các chất chống oxy hóa trong một số loại rau. Vì thế các nhà khoa học khuyên bạn nên ăn rau sống để tận dụng triệt để hàm lượng dinh dưỡng có trong rau.

Suy nghĩ tích cực: Thêm 7 năm

Một nghiên cứu của Đại học Yale tiến hành theo dõi những người lớn tuổi cho thấy những người có cái nhìn tích cực vào quá trình lão hóa sống lâu hơn những người không ăn uống, tinh thần chán nản tới 7 năm. Trong khi đó, nghiên cứu khác trên tạp chí Aging nhận thấy tinh thần lạc quan và tiếng cười là đặc điểm của những người sống lâu tới 100 tuổi.
Giáo sư Eudene giải thích rằng suy nghĩ tích cực làm tăng nồng độ BDNF, hoóc-môn tăng trưởng quan trọng của não bộ, giúp cải thiện trí nhớ, giảm trầm cảm và chống lại căn bệnh Alzheimer.

Đạt chỉ số BMI chuẩn: Thêm 3 năm

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Alabama, khi chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức 25-35 thì tuổi thọ của bạn sẽ bị rút ngắn xuống 3 năm. Chỉ số BMI từ 25-30 là thừa cân, trong khi BMI trên 30 được coi là béo phì. Khi cơ thể bạn quá béo, nguy cơ mắc phải các chứng tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, ngưng thở khi ngủ và ung thư ruột kết sẽ cao hơn.
Tập thể dục là cách giúp bạn sống lâu thêm 5 năm 

Tập thể dục thường xuyên: Thêm 5 năm

Nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ kiểm tra 654.827 người trong độ tuổi 21-90 cho thấy những người tham gia tập thể dục thường xuyên sống lâu hơn những người lười tập luyện ít nhất 4-5 năm.
Tập thể dục có nhiều lợi ích như giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, giảm stress, cải thiện tâm trạng, cân bằng nội tiết tố, tăng cường trí nhớ, giảm cholesterol, ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, bạn nên tập luyện ngoài trời thay vì ở trong nhà.

Ăn các loại hạt: Thêm 3 năm

Theo nghiên cứu trên 34.000 người của Đại học Loma Linda (Mỹ), những người ăn các loại hạt 5 ngày/tuần có thể kéo dài tuổi thọ thêm 2,9 năm hơn những người ăn ít hơn 1 lần/tuần. Các loại hạt như hạt óc chó, hạt lanh giảm nguy cơ huyết áp cao, kháng insulin, ngăn ngừa cholesterol cao, nhịp tim không ổn định và tiểu đường. Hơn nữa, hàm lượng protein và chất béo lành mạnh cao trong các loại hạt này có thể thúc đẩy cảm giác no lâu, hạn chế cơn đói, giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Được sinh ra vào mùa thu-Thêm 4 năm

Ngày tháng năm sinh của một người thường không do chính người ấy quyết định. Vì vậy nếu được chào đời vào mùa thu, hãy cảm thấy may mắn bởi bạn có nhiều khả năng sống lâu hơn những người khác.


Những em bé được sinh ra vào mùa thu là những người may mắn "nhất quả đất".
Một nghiên cứu được thực hiện bởi ĐH Chicago đã chứng minh rằng, những người sống tới 100 tuổi có tỉ lệ sinh ra trong tháng 9 hoặc tháng 10 rất cao.

Một nghiên cứu khác được tiến hành ở châu Âu cũng có kết quả tương tự. Theo các chuyên gia Đan Mạch, tuổi thọ của những người được sinh vào mùa thu cao hơn so với các mùa khác trong năm ở Bắc bán cầu. 


Mùa thu tuyệt đẹp có sức mạnh kì diệu trong việc kéo dài tuổi thọ con người.
Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà hoàn toàn có căn cứ khoa học. Các nhà khoa học lý giải rằng, những đứa trẻ sinh vào mùa thu có nồng độ vitamin D trong cơ thể cao hơn bình thường vì mẹ chúng đã hấp thụ ánh nắng Mặt trời trong suốt thời gian trước đó. 


Việc hấp thụ được nhiều ánh nắng Mặt trời dịu nhẹ của mùa thu chính là nguyên nhân giúp các em bé khỏe mạnh hơn.

Trong khi với trẻ sinh ra vào mùa xuân, sự thiếu hụt ánh sáng Mặt trời khiến chúng dễ mắc các chứng rối loạn ăn uống, tâm thần phân liệt, tiểu đường.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng- Thêm 10 năm
Theo các chuyên gia, bí quyết sống lâu của người Nhật nằm ở chế độ thực phẩm khoa học, đầy đủ dinh dưỡng: giàu cá và trà xanh. Bên cạnh đó là một sự kết hợp các loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp như rau quả, thực phẩm nguyên hạt, đậu nành... Việc trình bày món ăn hấp dẫn cũng góp phần không nhỏ trong việc khiến người ăn cảm thấy thoải mái, thích thú hơn khi thưởng thức.
Được biết, cụ  từng xuất hiện trong một bộ phim tài liệu của Nhật. Cụ cho biết, sau nhiều năm lao động vất vả, cụ dành phần lớn thời gian để xem phim thư giãn tinh thần. Ngoài ra, cụ cũng bật mí bí quyết sống lâu của mình là lao động nhiều trên cánh đồng, sống chân thật và luôn giúp đỡ mọi người.
Bà Misao Okawa đang nắm giữ kỷ lục người phụ nữ lớn tuổi nhất thế giới khi vừa tổ chức sinh nhật lần thứ 116. 
Cư dân của Okinawa, Nhật Bản từng có tuổi thọ trung bình cao nhất trên thế giới. Các nhà nghiên cứu cho rằng một trong những nguyên nhân là chế độ ăn truyền thống ở khu vực này, với lượng rau màu xanh và vàng cao, ít calo. Một số người Okinawa có thói quen chỉ ăn 80% thức ăn trong đĩa của họ. Khi những người trẻ không còn ăn uống theo truyền thống này, tuổi thọ ở Okinawa giảm hẳn.
Sống có mục tiêu- Thêm 2 năm
Luôn tâm niệm tất cả vì mục tiêu sức khỏe, mọi hoạt động đều phải xoay quanh mục tiêu này. Chỉ có sức khỏe tốt, bạn mới có cuộc sống chất lượng cao. 
Tìm kiếm những thú vui và hoạt động có ý nghĩa với bạn có thể góp phần kéo dài cuộc sống. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản thấy rằng, nam giới có mục đích sống mạnh mẽ ít bị chết vì đột quỵ, bệnh tim và các bệnh tật khác hơn 13 năm so với những người không có mục đích sống rõ ràng. Một nghiên cứu khác tại Trung tâm y khoa Đại học Rush (Mỹ) chỉ ra rằng có một mục đích sống cao đẹp liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Bảo vệ nguồn ADN của bạn- Thêm 13 năm

Khi chúng ta già đi, tận cùng của các nhiễm sắc thể, gọi là telomere - trở nên ngắn hơn. Điều này khiến con người dễ mắc bệnh. Bạn nghĩ rằng mình chẳng thể làm gì để thay đổi điều này nhưng một nghiên cứu mới đây lại cho thấy điều ngược lại. 

Một nghiên cứu mở đầu cho thấy, lối sống thay đổi thúc đẩy một loại men làm tăng độ dài của đầu mối nhiễm sắc thể. Một nghiên cứu khác cũng thấy chế độ ăn và tập thể dục có thể bảo vệ các đầu mối này. Vì vậy, các thói quen lành mạnh có thể làm chậm sự lão hóa ở mức độ tế bào. Nguồn thảo dược giúp bạn bảo vệ tế bào ADN của mình tốt nhất hiện nay benhvienthongminh.com đang có. Những loại thảo dược quý này giúp bạn bổ sung hàng ngày để nâng cao sức khỏe, trẻ hóa tế bào và chống các loại bệnh tật. 

Kết hôn- Thêm 6 năm

Một số nghiên cứu cho thấy, những người kết hôn thường sống lâu hơn người sống độc thân. Trong khi những người đang có vợ, chồng đạt được lợi ích này cao nhất thì những ai đã ly hôn hoặc góa bụa ở mức trung bình, còn thấp nhất là những người chưa kết hôn bao giờ.

Hướng tới tâm linh- Thêm 12 năm

Nghiên cứu cho thấy những người tham gia các hoạt động tôn giáo thường sống thọ hơn những người không bao giờ tham gia. Trong một nghiên cứu kéo dài 12 năm với những người trên 65 tuổi, những người tham dự các nghi lễ tôn giáo nhiều hơn một lần mỗi tuần có hệ thống miễn dịch tốt hơn bạn bè họ - những người không tham dự lần nào. 
Tỷ lệ tử vong của họ cũng ít đáng kể trong suốt giai đoạn nghiên cứu được thực hiện. Hệ thống quan hệ xã hội mạnh mẽ phát triển giữa những người cùng tôn kính một đức tin nào đó có thể là nguyên nhân tạo nên điều này.
Những ai đi the6o tâm linh thường có xu hướng bỏ qua những hận thù có ích lợi đáng ngạc nhiên cho sức khỏe. Tức giận kinh niên liên quan đến việc tăng ung thư phổi, bệnh tim, đột quỵ và những bệnh tật khác. Sự tha thứ sẽ giảm lo âu, hạ thấp huyết áp và giúp bạn dễ thở hơn. Những lợi ích này có xu hướng tăng lên khi bạn già đi.

Sử dụng mũ, dây bảo hiểm- Thêm nhiều năm

Tai nạn là nguyên nhân tử vong hay gặp thứ 5 ở Mỹ và là nguyên nhân gây chết hàng đầu với những người ở độ tuổi 1-24. Đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn là cách đơn giản để tăng cơ hội sống thọ cho bạn. 
Chẳng hạn, trong một tai nạn xe cơ giới, thắt dây an toàn giảm nguy cơ chết hay chấn thương nghiêm trọng khoảng 50%. Trong các tai nạn xe máy, xe đạp, hầu hết các trường hợp tử vong do chấn thương đầu, vì vậy, hãy luôn đội mũ bảo hiểm.

Ưu tiên giấc ngủ

Ngủ đủ, ngủ sâu có thể giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim và các rối loạn lo âu. Ngủ đủ cũng giúp bạn phục hồi sức khỏe nhanh hơn khi bị đau ốm. Mặt khác, thức đêm mang tới nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe. Ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm làm tăng nguy cơ chết sớm, vì vậy hãy ưu tiên cho giấc ngủ.
Chọn hướng ngủ phù hợp phong thủy cũng giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Ngoài ra những ai bị chứng khó ngủ hay chứng bệnh ngủ không ngon giấc hay giật mình và có những giấc mơ khiến bạn mất giấc ngủ hãy tìm mua giường nệm từ tính được sản xuất chất lượng tại Nhật do benhvienthongminh cung cấp, sản phẩm đạt giải nonel khoa học này giúp chữa bệnh về giấc ngủ rất tốt. Cung cấp từ tính cho cơ thể mất cân bằng và ổn định huyết áp, tim mạch trong giấc ngủ, bào vệ bạn khỏi các tác nhân của sóng wifi, sóng vô tuyến, ...... và nhiều sóng khác gây ra bệnh tật.


Theo Phương Mai/News.zing.vn

Chữa bệnh bứu cổ, suy giáp, cường giáp

http://www.benhvienthongminh.com
I.   Vai Trò của Tuyến Giáp:
Tuyến giáp là một tuyến nằm ở cổ, có hình dạng con bướm, đóng vai trò là cột đèn tín hiệu điều khiển trao đổi chất trong cơ thể. Là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, tuy khu vực này nhỏ nhưng lại dễ bị xâm nhập và viêm nhiễm, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Theo thống kê, có đến 6% dân số Mỹ mắc các vấn đề về tuyến giáp mà không hay biết. Các tình trạng bệnh của tuyến giáp chủ yếu là suy giáp, cường giáp. Các triệu chứng của bệnh tuyến giápthường không đặc biệt và dễ bị nhầm với các bệnh tuổi già thông thường.
Tuy nhiên, triệu chứng bệnh lại có phạm vi lớn, tạo nên sự thay đổi dù nhỏ ở mỗi vị trí trên cơ thể. Các bệnh tuyến giáp nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều vấn đề như béo phì, tim mạch, trầm cảm và tiêu biến tình dục. Với người bị suy giáp, các triệu chứng căn bản là mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da tóc khô, táo bón và đau khớp. Còn với cường giáp lại có triệu chứng là sợ nóng, mất ngủ, khát nước, giảm thị lực và vô sinh. 
Tuy nhiên về cơ bản, có một số biểu hiện mà nếu tổng hợp nó lại, bạn sẽ nhận ra mình cần gặp bác sĩ. Bạn xem các biểu hiện của bệnh và nguy cơ nếu không chữa tận gốc nhé.

1.  Bướu cổ/ Cổ sưng 
Đây là biểu hiện rõ ràng nhất về bệnh giáp. Về cơ bản, các bệnh về tuyến giáp như bướu giáp hay viêm giáp sẽ luôn đi kèm với một triệu chứng rõ ràng là cổ sưng hay bướu cổ. Bướu cổ luôn đi kèm với việc cơ thể thiếu iốt, khó hô hấp hay nói chuyện.
2.  Đau cơ khớp, hội chứng viêm cánh tay
Đau cơ khớp cũng là một triệu chứng của bệnh tuyến giáp cho thấy tuyến giáp của bạn đang gặp vấn đề, Đối với suy giáp, bạn sẽ thấy tê ngứa và cánh tay do lượng hormone tín hiệu bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin chậm đến các cơ. Đối với cường giáp, người bệnh rất dễ bị cứng khớp và phối hợp tứ chi.
3.  Thay đổi tóc và da
Nếu tuyến giáp của bạn có điểm gì đó không được bình thường, chúng sẽ biểu hiện ngay lên tóc và da bạn. Khi bạn bị suy giáp, tóc sẽ giòn, xơ và dễ gãy. Da khô và bong tróc. Đó là do rối loạn hormone tiết ra làm tóc khó tăng trường. Còn với suy giáp, người bệnh sẽ dễ bị rụng lông và tóc, da trở nên đặc biệt mẫn cảm.

4.  Kinh nguyệt ko đều, khó có con
Suy giáp ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề kinh nguyệt. Nếu các kì kinh đến sớm với tần xuất cao bạn có thể đã bị suy giáp. Ngược lại, nếu kì kinh ngắn hơn, ít xuất hiện thì bạn có thể bị cường giáp. Điều này là do nồng độ hormon thay đổi, gây kích thích đến kinh nguyệt, làm thay đổi cơ chế kinh, từ đó khiến các nang trứng cũng bị rối loạn theo, khiến quá trình thụ tinh và sinh con khó khăn.
5.  Giảm ham muốn
Các bệnh về giáp đều liên quan trực tiếp đến hormon, vì thế cần điều trị ngay khi phát hiện bệnh. Bệnh nếu phát triển lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen, khiến người bệnh hết ham muốn và vô sinh. Bệnh tuyến giáp đặc biệt có tác động tới kinh nguyệt cũng như kì rụng trứng
6.  Thay đổi choresterol
Máu của những người có bệnh về giáp thường có tỉ lệ choresterol rất không ổn định, vì vậy nếu bạn không sử dụng các loại thuốc về choresterol hay đang điều trị bệnh lý liên quan mà nồng độ choresrerol vẫn cao thì có lẽ bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
7.  Vấn đề đường ruột
Hormone tuyến giáp về cơ bản ảnh hưởng tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể, hệ tiêu hóa cũng không ngoại lệ. Vậy nên với người bị bệnh về giáp rất dễ bị tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Trong đó, người bị suy giáp dễ bị táo bón còn người bị cường giáp thì lại hay bị tiêu chảy và đau bụng.
8.  Tăng huyết áp
Hormone từ tuyến giáp có ảnh hưởng lớn cả đến vấn đề tim mạch, hormone thường kích thích làm tăng giảm nhịp tim và sức bơm máu, vì vậy dẫn đến tình trạng tăng giảm huyết áp. Vậy nên nếu bạn bị rối loạn tuyến giáp, huyết áp của bạn sẽ rất thất thường. Suy giáp khiến huyết áp tăng nhanh còn cường giáp lại khiến huyết áp bị chậm.
9.  Trầm cảm lo âu
Nếu cơ thể bị trầm cảm và hoảng sợ, chữa trị mãi vẫn không khỏi dù đã uống thuốc đặc trị, có thể bạn đã bị bệnh về giáp.
10.   Mệt mỏi
Hormone tuyến giáp là một phần quan trọng giúp tăng trưởng và thúc đẩy hoạt động của các cơ, vì vậy, nếu bạn gặp vấn đề về giáp sẽ khiến nguồn hormone giả, do đó cơ sẽ không được thúc đẩy và gây mệt mỏi. Đặc biệt, đôi khi cường giáp còn có thể khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ nhưng không cảm giác đủ giấc.
Chưa kể, nếu tuyến giáp có vấn đề, hormone ít sẽ kéo theo lượng seroterin thấp xuống, tạo cảm giác làm việc không hứng thú, mệt mỏi.

Đó là bởi vì việc sản xuất quá ít hormone tuyến giáp có thể có ảnh hưởng đến lượng serotonin trong não mà serotonin là một loại hormone có tác dụng giúp bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Do đó, khi tuyến giáp không hoạt động tốt, lượng serotonin trong não bị giảm đi, kết quả là bản cảm thấy chán nản.
11.   Thay đổi trọng lượng
Khi bị cường giáp, các hormon sản sinh liên tục sẽ khiến bạn luôn có cảm giác đói, nhưng dù ăn nhiều vẫn giảm cân. Còn với suy giáp, bạn không có cảm giác muốn ăn và dù không ăn bạn vẫn béo. Vậy nên nếu cân nặng của bạn trở nên khó thay đổi cho dù đã cố gắng giảm bớt hoặc tăng khẩu phần thì có thể bạn đã bị bệnh về giáp. Bạn nên biết rằng đó chính là triệu chứng của bệnh tuyến giáp và hãy sẵn sàng đi gặp các chuyên gia tư vấn trong thời gian sớm nhất.
II.               Nguyên nhân của bệnh tuyến giáp 
- Tình trạng thiếu hụt i ốt: do thức ăn, nguồn nước, do giảm hấp thu (bệnh lý tiêu hóa), rối loạn men chuyển hóa i ốt. 
- Chấn thương tinh thần: căng thẳng quá mức (stress), mang thai, sau sinh. 
- Rối loạn đáp ứng tự miễn dịch, nội tiết. 
- Yếu tố gia đình, bẩm sinh, cơ địa (yếu tố di truyền). 
- Lứa tuổi, giới tính (nữ mắc nhiều hơn nam). 
- Tình trạng cung cấp thừa i ốt: trong thức ăn, hoặc các thuốc điều trị. 

A.Triệu chứng của bệnh tuyến giáp 
Gồm có các triệu chứng của cường giáp hoặc nhược giáp kết hợp với triệu chứng tại chỗ của bưới giáp. 

Cường giáp 
- Cảm giác nóng bức, nhiều mồ hôi. 
-  Ăn nhiều, uống nhiều, gày sút cân. 
- Thay đổi tính tình, căng thẳng, nóng nảy. -  Run chân tay, hồi hộp trống ngực. 
- Rối loạn giấc ngủ. 
- Rối loạn kinh nguyệt. 
- Mắt lồi, cảm giác cộm ngứa hoặc giảm thị lực. 

Suy giáp 
- Mệt mỏi, chậm chạp. 
- Giảm trí nhớ, ngủ kém. 
- Chán ăn, tăng cân. - Da và tóc khô, phù chân, cảm giác lạnh chân tay. 
- Rối loạn kinh nguyệt. 

Các triệu chứng tại bướu:
 -  Bướu giáp to có thể chèn ép gây khó thở, nói khàn, khó nuốt. 
- Đau tại bướu trong một số bệnh viêm tuyến giáp.

Biến chứng vì thiếu iốt

PGS.TS. Trần Văn Tập (Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng, Bệnh viện 103) cho biết, cơ thể mỗi người trưởng thành cần khoảng 200-250mcg iốt mỗi ngày, riêng phụ nữ có thai và cho con bú có nhu cầu iốt nhiều hơn.
Từ vai trò quan trọng của iốt đối với cơ thể, mỗi người cần phải bổ sung đầy đủ iốt để không rơi vào tình trạng thiếu iốt. Theo bác sĩ Tập, tất cả các triệu chứng thiếu hụt iốt đều ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Bướu cổ: Đây là biểu hiện rõ rệt nhất nhất khi bị thiếu iốt khiến tuyến giáp mở rộng bất thường. Triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh bướu cổ đó là sự hình thành cục u ở vùng cổ. Theo bác sĩ Tập, bệnh bướu không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà nó còn chèn ép khí quản gây khó thở, chèn ép thực quản gây khó nuốt, chèn ép tĩnh mạch, nhân của nó có thể gây ung thư. Khi mắc bệnh này, người bệnh buộc phải mổ kết hợp với dùng thuốc.
Suy tuyến giáp: Đây là một trong các triệu chứng thiếu hụt iốt phổ biến nhất trên thế giới. Suy tuyến giáp làm chậm lại quá trình phát triển của cơ thể, nó khởi phát với các biểu hiện rất mơ hồ như mệt mỏi, buồn ngủ, trí nhớ bị giảm sút, táo bón. Phụ nữ có thể bị chảy máu âm đạo bất thường, tóc khô và rụng nhiều, đặc biệt người bệnh có thể bị hôn mê đột ngột.
Rối loạn do thiếu iốt: Tình trạng thiếu iốt đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em và phụ nữ mang thai hay đang nuôi con nhỏ. Các vấn đề về tuyến giáp trong những thời điểm quan trọng của thai kỳ có thể dẫn đến thai chết lưu, sẩy thai hoặc khiến trẻ bị đần độn, dị tật bẩm sinh; ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ dẫn đến khả năng học tập của trẻ bị yếu kém. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thiếu iốt cho dù là thể nhẹ cũng làm giảm 13,5 điểm IQ của mỗi trẻ, hạn chế năng lực học tập của các em.
Về mặt xã hội, bác sĩ Tập nhấn mạnh: thiếu iốt còn làm giảm năng suất lao động, giảm sự phát triển trí tuệ của cả một cộng động.

III.           Dự phòng và điều trị

Để đảm bảo sức khỏe không rơi vào tình trạng thiếu iốt, bác sĩ Tập khuyến cáo giải pháp đơn giản và kinh tế đó là sử dụng muối iốt hàng ngày. Các nhà sản xuất thường cho thêm 25g muối kali iốt đưa vào 1 tấn muối ăn để tạo thành muối iốt và đóng gói bán ra thị trường. Hàm lượng iốt trong muối chỉ chiếm một phần nhỏ, lại không màu, không mùi, không gây phản ứng hóa học nên có thể dùng muối iốt nêm vào các món ăn thay cho muối bình thường.
Mỗi ngày chỉ cần dùng khoảng một thìa cà phê muối iốt là đảm bảo cung cấp đủ lượng iốt cần thiết cho cơ thể. Nên đựng muối iốt trong lọ có nắp đậy kín hoặc buộc chặt trong túi nilon, để ở nơi thoáng mát, tránh gần bếp lửa hoặc nơi có ánh nắng chiếu vào. Vì iốt là chất dễ bay hơi nên không được rang trên lửa nóng. Bên cạnh đó, để phòng tránh hiện tượng thiếu iốt, có thể dùng thuốc chống bướu cổ cho trẻ em và phụ nữ có thai theo chỉ định của các bác sĩ.
Một phương pháp cung cấp iốt khác đó là bổ sung từ thức ăn chứa hàm lượng iốt cao như cá biển. Chẳng hạn trong 1kg cá thu có chứa tới 1,7-6,2 miligam iốt, ngoài ra loại cá này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, acid béo không no, canxi, phospho, kẽm…
Đừng thêm i-ốt khi đã đủ
Thế nhưng, nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh bướu cổ dịch tễ lại có liên quan đến chế độ dinh dưỡng, đó chính là tình trạng thiếu hoặc dư thừa i-ốt trong khẩu phần ăn hằng ngày. Việc thiếu hụt i-ốt một mặt gây ra bệnh bướu cổ, mặt khác còn gây nên tình trạng đần độn ở trẻ em.
Ở các vùng núi cao như Tây Nguyên và miền núi phía Bắc, do trong khẩu phần ăn hằng ngày có lượng i-ốt rất thấp nên tỉ lệ bệnh bướu cổ khá cao. Những năm gần đây, việc sử dụng muối i-ốt đồng loạt có tác dụng tốt trong phòng bệnh bướu cổ và đần độn ở trẻ em cho phần lớn cư dân ở vùng này. Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia y học, nếu cung cấp quá nhiều i-ốt trong khẩu phần ăn hằng ngày một thời gian dài cũng đưa đến tình trạng gia tăng bướu cổ. Chính vì vậy ở các thành phố lớn, các vùng duyên hải…, nơi mà trong bữa ăn hằng ngày của người dân đã có hàm lượng i-ốt đủ cho hoạt động sinh tổng hợp hormone của tuyến giáp thì không cần phải cho thêm i-ốt vì sẽ lợi bất cập hại. Kinh nghiệm này đã được chứng minh từ các ngư dân của Nhật Bản.
Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều iốt cũng nguy hiểm không kém. Sử dụng quá nhiều iốt có thể gây ngộ độc với các biểu hiện là cháy miệng, cổ họng, dạ dày, gây nôn ói, tiêu chảy, hôn mê và ảnh hưởng đến tính mạng.
IV. Một số ứng dụng của iốt
- Muối iốt (muối ăn được trộn với một lượng nhỏ kali iốtđua hoặc kali iốtđát)
- Thuốc bôi iốt (5% iốt trong nước/etanol) để sát trùng vết thương, khử trùng bề mặt chứa nước uống trong gia đình, dùng làm một số dược phẩm khác…
- Iốt 131 dùng để trị ung thư tuyến giáp, bệnh Grave và cũng dùng trong chụp ảnh tuyến giáp.
- Iốt 123 dùng để tạo ảnh và xét nghiệm hoạt động của tuyến giáp.
- Iốt đua kali (KI) có thể dùng để điều trị bệnh nhân bị ảnh hưởng của thảm họa hạt nhân để rửa trôi đồng vị phóng xạ iốt-131, kết quả của phản ứng phân hạch hạt nhân.
V. Những món ăn dành cho người bướu cổ

1.Củ cải nấu phổ tai
- Thành phần: Phổ tai, củ cải mỗi thứ lượng vừa, đinh hương, hồi hương, quế bì (vỏ quế), hoa tiêu, nhân hạt đào, muối, dầu ăn, nước tương mỗi thứ lượng vừa.
- Cách làm: Phổ tai rửa sạch, ngâm 1 ngày 1 đêm (trong thời gian ngâm thay nước 2 lần), sau đó rửa sạch, xắt sợi. 

Củ cải gọt vỏ, xắt sợi. Cho dầu ăn vào chảo nóng, cho phổ tai vào xào sơ, thêm đinh hương, hồi hương, vỏ quế, hoa tiêu, nhân hạt đào, nước tương, muối và nước sạch, dùng lửa lớn nấu nở rồi dùng lửa vừa tiếp tục nấu, cho đến khi phổ tai mềm nhừ, lại thêm củ cải sợi nấu chín thì dùng được. Thích hợp cho người bệnh bướu cổ đơn thuần.
2. Củ cải trắng nấu rong biển
- Thành phần: Rong biển 30g, thịt nạc 100g, tiêu, gia vị,  một ít rượu.
- Cách làm: Thịt nạc rửa sạch, xắt miếng dài, sử dụng sau; rong biển trước tiên cho vào nước sạch để ngâm, loại bỏ tạp chất. Cho rong biển và thịt nạc vào nước sôi nấu, nêm gia vị thì được. Thích hợp cho người bị bướu cổ đơn thuần.

3.Chè hạt sen, đậu phộng
- Thành phần: Đậu phộng 40g, hạt sen 30g, đường phèn 30g.
- Cách làm: Đậu phộng bỏ vỏ lụa; hạt sen bỏ lõi; tất cả vật liệu cho vào nồi thêm nước để nấu, đến khi đặc và mềm nhừ. Dùng hết trong ngày, thích hợp cho người bệnh tăng năng tuyến giáp (Basedow).
4.Chè phổ tai, đậu xanh
- Thành phần: Phổ tai 60g, đậu xanh 150g, đường thẻ 50g.
- Cách làm: Phổ tai sau khi rửa sạch xắt sợi, cùng đậu xanh cho vào nước để nấu đến khi đậu xanh nở ra, thêm đường thẻ thì dùng được. Thích hợp cho người bệnh bướu cổ.
5.Dưa hấu nấu lá sen
- Thành phần: Dưa hấu lượng vừa, lá sen tươi 15g, rễ tranh tươi 15g, kim ngân hoa tươi 15g, đường trắng lượng vừa.
- Cách làm: Tất cả vật liệu trên nấu lấy nước, bỏ bã, để nước nguội cho đường trắng vào. Thích hợp cho người bệnh tăng năng tuyến giáp.
6. Nguyên tắc ăn uống khi bị bệnh bướu cổ
Bướu cổ đơn thần hay sưng tuyến giáp trạng đơn thuần là tổn thương bệnh lý khi tình trạng hấp thu iod không đầy đủ, tăng sinh dạng phản ứng bù đắp phát sinh ở tổ chức tuyến giáp trạng mà dẫn tới.
Khi trong ăn uống thiếu iod dài ngày, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu hợp thành chất của tuyến giáp trạng, khiến nó kích thích tuyến giáp trạng tiết quá nhiều dài ngày, kích thích tổ chức tuyến giáp trạng tăng sinh, sưng to, đến giai đoạn cuối, tế bào tuyến giáp phì đại, có thể phát sinh hoại tử, xuất huyết hoặc vôi hóa.
7. Nguyên tắc ăn uống
Sưng tuyến giáp dạng địa phương thường do ăn uống thiếu iod gây nên, vì thế cần bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng iod cao như hải sản sò, ngao, hải đới... và quan trọng nhất là muối iod cần dùng thường xuyên.
Sưng tuyến giáp trạng dạng phân tán tiêu hao iod trong cơ thể, trong các thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai, giai đoạn dậy thì... thường phát sinh bệnh, do đó trong thời kỳ này cần bảo đảm cung cấp đủ iod cho cơ thể qua các thức ăn có nhiều iod nhất là hải sản và sử dụng muối iod thường xuyên.
Nguyên nhân bệnh sưng tuyến giáp trạng dạng đơn thuần, Đông y cho rằng đó là sự ngưng kết của đờm ẩm, cách chữa nên tiêu đờm, làm mềm khối rắn, tan kết, thức ăn như hải tảo, sò biển, mẫu lệ, xuyên bối...
Một vài thức ăn có thể dẫn tới phát sinh bệnh nên ăn ít như cải củ, rau cải trắng...
8. Một số món ăn, bài thuốc
Bài 1: Hải đới 100g, rửa sạch, nấu chín, ăn mỗi ngày 1 lần, dùng chữa sưng tuyến giáp trạng dạng địa phương.
Bài 2: Sứa 50g, rửa sạch, thịt mẫu lệ 50g, thêm gia vị, có thể ăn thường xuyên, dùng chữa sưng tuyến giáp trạng dạng địa phương.
Bài 3: Đậu tương 150g, thịt mẫu lệ 50g, thêm gia vị nấu ăn thường xuyên, dùng chữa bướu cổ đơn thuần.
Bài 4: Sò biển 50g, tử thái 50g, rửa sạch cho vào nồi nấu canh, có thể ăn thường xuyên, dùng cho người bị sưng tuyến giáp trạng dạng địa phương.
Bài 5: Hẹ 150g, thịt ngao sò 100g, rửa sạch thái vụn, xào chín, dùng cho người bướu cổ rõ rệt.
Bài 6: Hồng xanh 1.000g, rửa sạch giã nát, nước hồng cho vào nồi đun tới chín đặc, thêm mật ong bằng số lượng nước hồng vào, sắc tới đặc, đợi nguội dùng ăn, ngày 1 lần, mỗi lần 1 thìa canh, liệu trình 1 tháng, dùng cho người sưng tuyến giáp trạng rõ rệt.
Bệnh bướu cổ đơn thuần hay sưng tuyến giáp trạng dạng đơn thuần, việc phòng bệnh và điều trị không thể coi nhẹ. Lấy ăn uống để phòng và chữa trị có hiệu quả rất tốt, lấy nguyên tắc là tăng thêm hấp thu thức ăn chứa iod, làm mềm khối rắn kêt tụ, thông khí giải uất.
 VI. Điều trị 
Bệnh tuyến giáp là bệnh tiến triển chậm và có thể chữa khỏi (kể cả ung thư tuyến giáp). Nếu được chẩn đoán sớm, điều trị và theo dõi cẩn thận người bị bệnh tuyến giáp có thể sống cuộc sống khỏe mạnh bình thường. Do vậy, bạn không nên lo lắng khi bản thân bị một trong các bệnh của tuyến giáp. Điều tốt nhất nên làm đó là đến khám bác sĩ chuyên khoa để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất. 

Mục tiêu của điều trị là khôi phục lại lượng hóc môn giáp bình thường trong máu, xử trí những tổn thương tại tuyến. 
Quan sát: Nếu bướu cổ nhỏ và không gây ra vấn đề, và tuyến giáp hoạt động bình thường, bác sĩ có thể đề nghị chờ và-xem cách tiếp cận.
I-ốt phóng xạ- Iot thảo dược: 
Hiện nay bệnh viện thông minh. Com đang sử dung loại Iot thảo dược này để chữa bệnh liên quan đến tuyến giáp. Thảo dược này dùng để uống rất tốt trong phòng và điều trị tuyến giáp, với ưu thế vượt trội về 100% thiên nhiên và cơ chế sinh học tự chữa bệnh nên rất an toàn và không có bất kỳ biến chứng như các phương pháp khác.
Trong một số trường hợp nặng, iốt phóng xạ được sử dụng để điều trị một tuyến hoạt động quá mức của tuyến giáp. Các iốt phóng xạ được thực hiện bằng uống và đến tuyến giáp thông qua máu, phá hủy các tế bào tuyến giáp. Các kết quả điều trị trong giảm kích thước của bệnh bướu cổ, nhưng cuối cùng cũng có thể gây ra một tuyến giáp kém, do đó iot phóng xạ rất ít khi sử dụng mà ưu tiên dung iot thảo dược. Khi Iot vào cơ thể Hormone thay thế với levothyroxine hormone tuyến giáp tổng hợp sau đó trở nên cần thiết và tuyến giáp lại hoạt động bình thường khỏe mạnh.

Đối với bệnh suy giáp: 
Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các loại thuốc là nội tiết tố tổng hợp thay thế các hóc môn giáp. Loại thuốc này phải uống hàng ngày theo đơn của bác sĩ và xét nghiệm kiểm tra định kỳ. Nếu an toàn hơn cho cơ thể nên dung iot thảo dược thay thế.
Đối với bệnh cường giáp:
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị, đó là: dùng thuốc kháng giáp để ngăn chặn sản xuất hóc môn; điều trị bằng i ốt phóng xạ để vô hiệu hóa tuyến giáp và phẫu thuật để cắt bỏ một phần tuyến giáp. Phẫu thuật là phương pháp điều trị có nhiều ưu điểm đó là triệt để khối u, an toàn và không phải uống hóc môn thay thế. Phẩu thuật được nhiều người lựa chọn nhưng chỉ giải quyết cái bứu tức thời, về lâu dài tuyến giáp nên chữa bằng phẩu thuật của Tây y và iot của đông y kết hợp để có sức khỏe lâu dài giúp cơ thể bạn khỏe mạnh. Vì suy cho cùng bệnh tuyến giáp cũng do thiếu iot mà ra.
- Đối với bệnh bướu giáp nhân, bướu giáp đa nhân hoặc các u tuyến giáp lành tính thì phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Hiện nay, một số trường hợp bệnh bướu giáp đơn thuần có thể điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi có ưu điểm đó là đảm bảo tính thẩm mỹ vì các sẹo mổ nằm kín ở nách và ngực. 
- Ung thư tuyến giáp là loại phát triển chậm, kết quả điều trị thường rất tốt. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp. Sau phẫu thuật sẽ được điều trị bổ trợ bằng hóa chất và xạ, kết hợp iot thảo dược để phòng bệnh tái phát. Bên cạnh đó bệnh nhân nhân cũng được dùng các thuốc hóc môn thay thế nếu cần thiết phải được chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
Chăm sóc sau mổ bướu giáp 
Mổ bướu giáp có thể được thực hiện dưới gây tê hoặc gây mê. Sau mổ bệnh nhân cần phải nằm bất động để tránh chảy máu và phù nề. Một số trường hợp có thể cần phải thở o xy hỗ trợ. Bệnh nhân phải nhịn ăn uống khoảng 24 giờ sau mổ và sau đó được uống sữa, ăn cháo. Từ ngày thứ 3, thứ 4 sau mổ bệnh nhân có thể ăn uống bình thường. 

Vết mổ sẽ được thay băng hàng ngày (2-3 ngày đầu) và cắt chỉ sau mổ 7 ngày. 

Sau mổ 3-5 ngày, đa số bệnh nhân được ra viện và trở lại học tập, lao động bình thường sau từ 1-2 tuần.
Lưu ý:
Bệnh là do thừa hoặc thiếu iot, do đó sau phẩu thuật nên tìm nguồn iot tốt để bổ sung cho cơ thể. Nếu không bổ sung sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và lây sang các bệnh khác. Hiện nay nguồn bổ sung vẫn là muối iot và thảo dược thiên nhiên có chứa iot. Với nguồn thảo dược có chứa iot sẽ bổ sung nhiều iot hơn mà không cần ăn muối, vì ăn muối nhiều để bổ sung iot sẽ gây ra bệnh cao huyết áp, loãng xương, sỏi thận và đặc biệt làm khô tế bào, thận mệt mỏi và suy yếu. Và đặc biệt khi có bệnh rồi nên sử dụng iot từ thảo dược để có kết quả và tốt trong phòng và chữa bệnh.
Một chế độ ăn có nhiều sữa thì lượng Iốt thiếu hụt không nhiều vì 1 lít sữa có thể  cung cấp 100 µg Iốt. Ví dụ trẻ 6 tháng uống 800 ml sữa đã cung cấp được 90% nhu cầu Iốt rồi.
   Khi sử dụng muối Iốt, cơ thể được bổ sung một lượng Iốt đáng kể: 100g muối Iốt có chứa 2200 µg Iốt, vậy 3g muối Iốt cung cấp 66 µg Iốt đáp ứng được 30-50% nhu cầu Iốt ở tuổi thiếu niên và người trưởng thành. Tuy nhiên, Iốt trong muối có thể bị hao hụt qua quá trình bảo quản và chế biến (mất 20% khi chiên hoặc nướng, mất 50% khi luộc..). Vì vậy, khi dùng muối Iốt chúng ta cần lưu ý:
      - Giữ muối Iốt nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời, dùng xong buộc kín miệng túi hoặc để muối trong lọ đậy nắp kín để tránh Iốt bị bay hơi
      - Không rang muối Iốt.
      - Khi ướp thức ăn, bỏ một ít muối Iốt trước, sau khi nấu chín thì bỏ thêm vào cho vừa đủ.
      - Nên cho muối Iốt vào thức ăn sau khi đã nấu chín.
   Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, các bạn hãy luôn ghi nhớ một trong 10 lời khuyên  của Bộ Y Tế trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, đó là: “Không ăn mặn. Sử dụng muối Iốt trong chế biến thức ăn”.

Bài thuốc Nam gia truyền chữa trị dứt bệnh bướu cổ trong 3- 6 tháng

Điều này khó tin, nhưng đã chứng minh bằng thực nghiệm.
Trước khi uống bài thuốc của chúng tôi. Người bệnh có thể đi xét nghiệm máu chỉ số FT3, FT4 và TSH.
Sau khi dùng thuốc của chúng tôi (dạng nấu uống), người bệnh sẽ thấy ngay các triệu chứng như sau:
- Hết mệt tim (tim hết làm mệt)
- Hết rung tay
- Ngủ được
- Hết đổ mồi hôi
- Hết căng thẳng
- Thèm ăn
- Tay chân bớt rung rẩy rất rõ nét.
- Không còn lo âu và căng thẳng

Chữa trị bướu cổ độc, cường giáp, bướu máu

Khi uống đến ngày thứ 10, vùng bướu sưng lên sẽ thấy gom lại 1 chổ.
Uống khoảng 2 tháng (tức là khoảng 20 gói) sẽ đi xét nghiệm máu lại và so sánh chỉ số đề kháng TSH, chỉ số TF3, FT4 giảm xuống rõ rệt và hoàn toàn biến mất căng bệnh này.
Thật sự khi chúng tôi thực hiện ra bài thuốc này từ cha ông của chúng tôi, chúng tôi cũng không thật sự tin tưởng, nhưng kết quả điều trị dứt tuyệt đối cùng với cách điều chế thuốc càng ngày càng hoàn thiện đã giúp cứu không biết bao người bệnh.
Những bệnh bướu cổ điều trị dứt như sau:
- Basedow (Ba sê đô)
- Cường giáp
- Hạch cổ di căn nhóm II
- Bướu máu
- U xơ nhân
- Hạch vú
- U xơ tuyến tiền liệt
- Điều trị hết trĩ nội

Ngoài ra còn có thuốc thoa để gom bướu lại và thuốc đắp cho teo và mất không có thẹo hay cách loại biểu hiện nào khác trên cổ.

Nếu bị bướu cường giáp (mắt lồi) nên sử dụng loại thuốc uống (quý khách tự mua do chúng tôi chỉ dẫn tự đi mua) giúp điều trị dứt điểm.

Trong trường hợp bướu đã mổ rồi nhưng vẫn mọc lại, chúng tôi sẽ bán thuốc đặc trị điều trị dứt điểm, không để sẹo lại trên cổ.

Mua thuốc trị bướu cổ gia truyền ở đâu?
Nơi viết bài này.

Phiếu xét nghiệm bướu cổ không điển hình lành tính của BN - Tr.X.Thịnh ngày 08/01/2014

Phiếu xét nghiệm chuẩn đoán bệnh bướu cổ không lành tính Tr.X.Trịnh ngày 08/01/2014

Kết quả xét nghiệm sau khi dùng thuốc trị bướu cổ gia truyền của BN-Tr.X.Thịnh 19/05/2014