Bệnh Khó Chữa Nhất
Người thật sự biết ơn sẽ không bao giờ quên mình đã từng bị bệnh và đã được chữa lành. Họ luôn luôn nhớ đến người hoặc cái đã cứu giúp đời họ với lòng biết ơn mãi mãi.Trời sinh ra ai cũng khoẻ mạnh; nếu không được như thế là do lỗi của mình.
Hầu như tôi chưa bao giờ gặp một bệnh nào mà không chữa được bằng phương pháp cân chỉnh tế bào. Tôi thấy nhiều bệnh hết sức trầm trọng, các thầy thuốc đều bó tay, vậy mà cũng qua khỏi dễ dàng. Chính tôi cũng không ngờ phương pháp này thần hiệu đến thế.
Tuy nhiên, sau bao năm kinh nghiệm, tôi phải nhìn nhận còn một bệnh rất khó chữa mà phần đông người mắc phải. Nếu không trừ tuyệt được bệnh này thì đừng mong chữa lành bệnh nào khác và con người cứ đau yếu liên miên. Tình trạng này hơi giống bệnh sán xơ mít làm nhiều người Nhật khốn khổ, nhưng bệnh tôi nói ở đây còn nguy hại hơn nhiều.
Tây y không trị được tận gốc bệnh sán xơ mít, không triệt đường sinh sống mà chỉ cho uống thuốc để xổ chúng ra ngoài. Vì vậy, sán xơ mít cứ hết rồi lại sinh ra và bệnh nhân lại uống thuốc xổ. Sau vì lần dùng, thuốc không còn hiệu nghiệm nữa vì sán quen thuốc buộc phải tăng thêm phân lượng, nhưng vượt quá sức hco phép có thể gây ra mùa loà.
Với phương pháp Thực Dưỡng, bệnh sán có thể trừ tuyệt trong vòng một, hai tuần lễ. Kết quả đầu tiên là sán tìm cách chui ra qua đường miệng hoặc qua hậu môn, do môi trường bên trong cơ thể không còn thích hợp với chúng.
Mới đây, một cậu bé sau năm ngày thực hành phương pháp Thực Dưỡng đã nôn ra cả chén sán. Thoạt đầu, nó tưởng là mì sợi, nhưng thấy ngo ngoe, nó mới hoảng lên. Từ đó, mỗi lần đi qua tiệm mì hoặc hủ tíu là nó thấy buồn nôn.
Mặc dù phương pháp tế bào gốc có thể chữa được dễ dàng bệnh sán, sa dạ dày, ho lao, hen suyễn, viêm phổi, tiểu đường, đau thận...nhưng đối với chứng bệnh mà tôi đã nói ở trước khó chữa hơn nhiều.
Cách đây không lâu, tôi chọn bất kỳ trong số bệnh nhân đã được tôi hướng dẫn theo phương pháp Thực Dưỡng ra ba trăm người đã gởi cho họ bản câu hỏi kèm theo phiếu trả lời kết quả. Phiếu đã dán tem sẵn, một mặt ghi địa chỉ gởi trả (cho tôi) và mặt kia ghi ba dòng chữ
Tôi đã khỏi hẳn bệnh
Tôi mới bớt một phần
Tôi đã bỏ Thực Dưỡng
Người nhận chỉ cần xem các câu hỏi rồi đánh dấu X vào ô trống của câu thích hợp ở phiếu, ký tên rôi đem ra bưu điện bỏ vào thùng thư thế là xong. Vậy mà hai tháng sau, chỉ có 109 phiếu trở lại tay tôi.
Đấy, bệnh khó chữa nhất đấy! 191 người còn lại, nghĩa là 2/3 số được hỏi, đã nhiễm nặng bệnh này, một chứng bệnh thường gọi là lười bệnh, bê bối, bướng bỉnh, mà nói đúng hơn là bệnh kiêu ngạo. Người mắc bệnh này rất thờ ơ, lãnh đạm, chẳng có lòng tri ân và không biết kính trọng là gì. Họ thường sống trong u ám khổ sầu, chẳng bao giờ hạnh phúc, tuy còn sống nhưng vô hồn, vô cảm. Họ luôn luôn than vãn, bất mãn và chẳng cho ra được gì ngoài việc làm phiền người khác. Ngay cả thú vật như con chó còn biết vẫy đuôi mừng chủ hay tỏ tình thân với đồng loại, nhưng những người mắc bệnh kiêu ngạo chẳng bao giờ nhô ra khỏi chỗ ẩn núp tối tăm. Họ đau ốm liên miên và thường chết trong bi thảm.
Có thể nói đây là bệnh trạng của con người trong xã hội hiện nay, không phải chỉ có nơi người khác mà đang hoành hành trong chính chúng ta.
Đáng lẽ ba trăm người đã nói trên, nếu thật có lòng khiêm tốn, biết ơn, tự họ đã thông báo kết quả chứ không đợi tôi phải gởi phiếu hỏi thăm.
Có một phụ nữ bệnh hoạn đã mười năm đến nhờ tôi hướng dẫn. Phương pháp Thực Dưỡng giúp bà vượt qua cảnh khổ dù trước đó bà đã chạy đủ thầy đủ thuốc vẫn vô hiệu. Một năm sau, bà trở lại gặp tôi và nói: “Từ khi được ông chỉ bày, tôi đã quên hẳn bệnh trong người và không còn biết bệnh tật hay thuốc men gì nữa. Bao nhiêu đau khổ tôi phải gánh chịu nay đã mất sạch!”.
Điều đáng nói là sau khi lành bệnh, bà hết lòng truyền lại cho người khác cái phương pháp đã cứu sống mình. Điều đó ít ra cũng cho thấy bà phần nào có lòng biết ơn. Thường người đời ít ai lành bệnh mà biết trả ơn hoặc tỏ lòng biết ơn của mình, hễ hết đau là họ quên ngay mọi sự.
Người thật sự biết ơn sẽ không bao giờ quên mình đã từng bị bệnh và đã được chữa lành. Họ luôn luôn nhớ đến người hoặc cái đã cứu giúp đời họ với lòng biết ơn mãi mãi.
Hạng người kiêu căng rất khó chữa trị. Họ quá ích kỷ nên không biết niềm vui thật sự, họ chẳng kể đến ai miễn sao thoả mãn riêng mình. Họ còn sống mà khác gì đã chết.
Nếu không trị tuyệt bệnh này thì đừng nói đến chuyện chữa lành bệnh khác, vì một người kiêu ngạo không bao giờ khoẻ mạnh hạnh phúc. Nếu không cải đổi được con người bệnh nhân, ta chẳng có quyền truyền giảng phương pháp Thực Dưỡng, mà tốt nhất là từ bỏ con đường này đi. Nhiều người tự phụ: “Tôi hoàn toàn khoẻ mạnh”, “Tôi rất lương thiện”, chính họ lại thường là người bệnh hoạn và tội lỗi nặng nề; cũng như người tự cho mình là khôn ngoan nhất thì thật ra ngu si vô cùng.
Trời sinh ra ai cũng khoẻ mạnh; nếu không được như thế là do lỗi của mình.
Tuy nhiên, sau bao năm kinh nghiệm, tôi phải nhìn nhận còn một bệnh rất khó chữa mà phần đông người mắc phải. Nếu không trừ tuyệt được bệnh này thì đừng mong chữa lành bệnh nào khác và con người cứ đau yếu liên miên. Tình trạng này hơi giống bệnh sán xơ mít làm nhiều người Nhật khốn khổ, nhưng bệnh tôi nói ở đây còn nguy hại hơn nhiều.
Tây y không trị được tận gốc bệnh sán xơ mít, không triệt đường sinh sống mà chỉ cho uống thuốc để xổ chúng ra ngoài. Vì vậy, sán xơ mít cứ hết rồi lại sinh ra và bệnh nhân lại uống thuốc xổ. Sau vì lần dùng, thuốc không còn hiệu nghiệm nữa vì sán quen thuốc buộc phải tăng thêm phân lượng, nhưng vượt quá sức hco phép có thể gây ra mùa loà.
Với phương pháp Thực Dưỡng, bệnh sán có thể trừ tuyệt trong vòng một, hai tuần lễ. Kết quả đầu tiên là sán tìm cách chui ra qua đường miệng hoặc qua hậu môn, do môi trường bên trong cơ thể không còn thích hợp với chúng.
Mới đây, một cậu bé sau năm ngày thực hành phương pháp Thực Dưỡng đã nôn ra cả chén sán. Thoạt đầu, nó tưởng là mì sợi, nhưng thấy ngo ngoe, nó mới hoảng lên. Từ đó, mỗi lần đi qua tiệm mì hoặc hủ tíu là nó thấy buồn nôn.
Mặc dù phương pháp tế bào gốc có thể chữa được dễ dàng bệnh sán, sa dạ dày, ho lao, hen suyễn, viêm phổi, tiểu đường, đau thận...nhưng đối với chứng bệnh mà tôi đã nói ở trước khó chữa hơn nhiều.
Cách đây không lâu, tôi chọn bất kỳ trong số bệnh nhân đã được tôi hướng dẫn theo phương pháp Thực Dưỡng ra ba trăm người đã gởi cho họ bản câu hỏi kèm theo phiếu trả lời kết quả. Phiếu đã dán tem sẵn, một mặt ghi địa chỉ gởi trả (cho tôi) và mặt kia ghi ba dòng chữ
Tôi đã khỏi hẳn bệnh
Tôi mới bớt một phần
Tôi đã bỏ Thực Dưỡng
Người nhận chỉ cần xem các câu hỏi rồi đánh dấu X vào ô trống của câu thích hợp ở phiếu, ký tên rôi đem ra bưu điện bỏ vào thùng thư thế là xong. Vậy mà hai tháng sau, chỉ có 109 phiếu trở lại tay tôi.
Đấy, bệnh khó chữa nhất đấy! 191 người còn lại, nghĩa là 2/3 số được hỏi, đã nhiễm nặng bệnh này, một chứng bệnh thường gọi là lười bệnh, bê bối, bướng bỉnh, mà nói đúng hơn là bệnh kiêu ngạo. Người mắc bệnh này rất thờ ơ, lãnh đạm, chẳng có lòng tri ân và không biết kính trọng là gì. Họ thường sống trong u ám khổ sầu, chẳng bao giờ hạnh phúc, tuy còn sống nhưng vô hồn, vô cảm. Họ luôn luôn than vãn, bất mãn và chẳng cho ra được gì ngoài việc làm phiền người khác. Ngay cả thú vật như con chó còn biết vẫy đuôi mừng chủ hay tỏ tình thân với đồng loại, nhưng những người mắc bệnh kiêu ngạo chẳng bao giờ nhô ra khỏi chỗ ẩn núp tối tăm. Họ đau ốm liên miên và thường chết trong bi thảm.
Có thể nói đây là bệnh trạng của con người trong xã hội hiện nay, không phải chỉ có nơi người khác mà đang hoành hành trong chính chúng ta.
Đáng lẽ ba trăm người đã nói trên, nếu thật có lòng khiêm tốn, biết ơn, tự họ đã thông báo kết quả chứ không đợi tôi phải gởi phiếu hỏi thăm.
Có một phụ nữ bệnh hoạn đã mười năm đến nhờ tôi hướng dẫn. Phương pháp Thực Dưỡng giúp bà vượt qua cảnh khổ dù trước đó bà đã chạy đủ thầy đủ thuốc vẫn vô hiệu. Một năm sau, bà trở lại gặp tôi và nói: “Từ khi được ông chỉ bày, tôi đã quên hẳn bệnh trong người và không còn biết bệnh tật hay thuốc men gì nữa. Bao nhiêu đau khổ tôi phải gánh chịu nay đã mất sạch!”.
Điều đáng nói là sau khi lành bệnh, bà hết lòng truyền lại cho người khác cái phương pháp đã cứu sống mình. Điều đó ít ra cũng cho thấy bà phần nào có lòng biết ơn. Thường người đời ít ai lành bệnh mà biết trả ơn hoặc tỏ lòng biết ơn của mình, hễ hết đau là họ quên ngay mọi sự.
Người thật sự biết ơn sẽ không bao giờ quên mình đã từng bị bệnh và đã được chữa lành. Họ luôn luôn nhớ đến người hoặc cái đã cứu giúp đời họ với lòng biết ơn mãi mãi.
Hạng người kiêu căng rất khó chữa trị. Họ quá ích kỷ nên không biết niềm vui thật sự, họ chẳng kể đến ai miễn sao thoả mãn riêng mình. Họ còn sống mà khác gì đã chết.
Nếu không trị tuyệt bệnh này thì đừng nói đến chuyện chữa lành bệnh khác, vì một người kiêu ngạo không bao giờ khoẻ mạnh hạnh phúc. Nếu không cải đổi được con người bệnh nhân, ta chẳng có quyền truyền giảng phương pháp Thực Dưỡng, mà tốt nhất là từ bỏ con đường này đi. Nhiều người tự phụ: “Tôi hoàn toàn khoẻ mạnh”, “Tôi rất lương thiện”, chính họ lại thường là người bệnh hoạn và tội lỗi nặng nề; cũng như người tự cho mình là khôn ngoan nhất thì thật ra ngu si vô cùng.
Trời sinh ra ai cũng khoẻ mạnh; nếu không được như thế là do lỗi của mình.
Nguồn: "Làm Thế Nào Để Sống Vui"
Georges Ohsawa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét