Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

Chống lại gốc tự do để trẻ hoá và sống lâu

A.                     Tìm hiểu về các chất chống oxy hoá-antioxidants

Những điều cơ bản về các chất chống oxy hóa.Chất chống Oxy hóa (COH) thực chất là gì? Thế nào là các gốc tự do? Và chúng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn?

Nói chung, COH thực sự có lợi cho sức khỏe, trong khi các gốc tự do thì ngược lại. Mặc dù các COH có nhiều trong trái cây và rau xanh, nhưng nhiều người vẫn bị thiếu do nguồn thực phẩm không cấp đủ. Do vậy, các chế phẩm dinh dưỡng chứa các COH dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm trở nên rất cần thiết.

Nhiều chuyên gia khuyên rằng chất chống oxi hóa phải hợp nhất với chế độ ăn và các phương pháp chăm sóc cơ thể, đặc biệt là làn da hàng ngày. Chất chống oxi hóa được cho là đem lại lợi ích lớn lao cho cơ thể không thể chối cãi được,bằng khả năng "siêu việt" chống lại các gốc tự do có hại
B.                     Tìm hiểu về gốc tự do
Các gốc tự do được tạo ra bởi sự tương tác của một số phân tử nhất định với oxi trong một quá trình được biết đến với tên gọi là oxi hóa quá trình dị hóa. Gốc tự do là những nguyên tử không ổn định có thể phá hủy các tế bào khác bằng cách lấy đi các điện tử ổn định của tế bào. Các tế bào bị hủy hoại lại trở thành những chất oxi hóa, dẫn đến một chuỗi phản ứng hóa học phá hủy. Hãy tưởng tượng rằng một quả táo khi bị bổ đôi thì bề mặt cắt dần dần chuyển sang màu nâu. Chuỗi phản ứng phá hủy do gốc tự do gây ra cũng tương tự như vậy.
Tuy nhiên, các gốc tự do xuất hiện một cách tự nhiên bởi chúng là một phần của cơ chế phòng vệ của cơ thể. Nếu ta bị tấn công bởi vi khuẩn hay vi-rút, cơ thể sẽ sản sinh gốc tự do để tiêu diệt chúng. Cơ thể sau đó sẽ tổng hợp các chất chống oxi hóa để trung hòa gốc tự do một khi các phần tử ngoại lai đã bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, sự sản xuất gốc tự do đôi khi lại vượt quá tầm kiểm soát, bởi rất nhiều lý do. Ô nhiễm, khói, đồ ăn chế biến sẵn, stress, và thậm chí là tia UV từ mặt trời có thể khiến tăng sản lượng gốc tự do dẫn đến tình trạng stress oxi hóa. Đây là nguyên nhân quan trọng mà chất chống oxi hóa được tạo ra.
C.                     Chất chống oxi hóa với gốc tự do
Chất chống oxi hóa hoạt động bằng cách dừng chuỗi phản ứng phá hủy do gốc tự do gây ra nhờ vậy chống lại ảnh hưởng của quá trình oxi hóa, bởi vậy được gọi là “chống” oxi hóa. Chúng tương tác và trung hòa các gốc tự do một cách rất an toàn trước khi các gốc tự do phá hủy tế bào. Điểm hoàn hảo nhất của chất chống oxi hóa là đã thành công trong việc thu gom và trả lại các điện tử bị mất cho các gốc tự do mà bản thân chúng lại không bị chuyển thành các gốc tự do. Thông thường cơ thể sẽ có sự cân bằng giữa lượng chất chống oxi hóa với các gốc tự do, đảm bảo cho cơ thể hoạt động ổn định.
Vấn đề đáng quan tâm nhất là do tác động của rất nhiều tác nhân bên ngoài gây ra sự gia tăng một lượng lớn gốc tự do, trong khi cơ thể không sản xuất đủ lượng các chất chống oxi hóa tương ứng. Sự mất cân bằng xảy ra khi gốc tự do nhiều hơn chất chống oxi hóa, đẩy cơ thể đến tình trạng stress oxi hóa. Stress oxi hóa kéo dài có thể thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn, cơ thể mắc nhiều bệnh hơn, thậm chí là ung thư.
Khi đó, cơ thể bạn cần được bổ sung các chất chống oxi hóa để tạo lập lại cân bằng giữa chất chống oxi hóa và các gốc tự do. Cách bổ sung tốt nhất, hiệu quả nhất chính là thông qua chế độ ăn của bạn.
D.                     Chuyện gì xảy ra nếu để mặc gốc tự do?
Hãy giả thiết cơ thể không sản xuất được hoặc chỉ có 1 lượng rất nhỏ chất chống oxi hóa, khi đó các gốc tự do sẽ xâm chiếm và lần lượt hủy hoại mọi tế bào trong cơ thể.
Tim mạch là một trong những cơ quan đầu tiên chịu tác hại của stress oxi hóa kéo dài. Vitamin E, chất chống oxi hóa tan trong dầu, chống lại LDL (cholesterol xấu) vô cùng tốt. Nó ngăn chặn hình thành các mảng xơ vữa ở động mạch và điều hòa huyết áp bởi vậy ngăn ngừa được bệnh tim mạch.
Stress oxi hóa có thể dẫn đến viêm khớp, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, và nhiều loại ung thư.
Gốc tự do có thể đẩy nhanh tốc độ lão hóa, điều mà có thể quan sát rõ ở da mặt. Nếp nhăn, vết chân chim và đồi mồi có thể xuất hiện ở tuổi 20 bởi các gốc tự do được tạo thành và tiếp xúc với tia UV độc hại từ mặt trời. Đó là lý do tại sao kem bôi vitamin E lại phổ biến. Vitamin E có thể chống lại sự hủy hoại của tia UV nhưng nó không đóng vai trò giống như kem chống nắng.

E.                      Những chất chống oxi hóa nào có thể bổ sung trong chế độ ăn?
Các nguồn và loại chất chống oxi hóa rất đa dạng nhưng các chất chống oxi hóa chính có thể bổ sung trong thực đơn bao gồm:
·   Vitamin C: đây là chất chống oxi hóa tan trong nước có thể được tìm thấy trong các loại quả mọng. Nó giúp vitamin E trở lại dạng hoạt động.
·   Vitamin E: Chất chống oxi hóa tan trong dầu này là hàng phòng thủ đầu tiên với gốc tự do. Nó phối hợp rất tốt với vitamin C.
·   Flavonoids: có trong hoa quả, bao gồm rất nhiều chất có thể đóng vai trò là chất chống oxi hóa. Khi tiêu thụ một lượng vừa đủ hoa quả và rau xanh mỗi ngày, bạn có thể có đủ chất chống oxi hóa để chiến đấu với các gốc tự do tàn phá cơ thể.

 F.                      Bạn nên làm gì?
Bạn đã hiểu về cơ chế hoạt động của chất chống oxi hóa trong việc trung hòa các gốc tự do để trả lại các tế bào khỏe mạnh cho cơ thể. Có thể coi chất chống oxi hóa như Vitamin C. Vitamin E, Flavonoids là người lính bảo vệ cho cơ thể trước các tác nhân thúc đẩy quá trình lão hóa.
Bởi vậy, đừng chần chừ gì nữa, hãy cân bằng chế độ ăn của bạn, bổ sung thêm các chất chống oxi hóa, đặc biệt là vitamin E vào thực đơn càng sớm càng tốt để kiểm soát các gốc tự do.

Chất chống oxy hóa là chất dinh dưỡng có tác dụng giảm tác hại của oxy hóa (các gốc tự do) trên các tế bào cơ thể. Như chúng ta đều biết, các tế bào cơ thể cần cung cấp oxy cho sự tăng trưởng và năng lượng. Các tế bào cơ thể sử dụng oxy để tạo ra năng lượng và duy trì sự sống và phát hành các gốc tự do như một sản phẩm phụ. Chất chống oxy hóa sẽ loại bỏ các gốc tự do để ngăn ngừa bệnh tật trong cơ thể và giúp tăng tuổi thọ cho con người.

Một số chất chống oxy hóa là chất dinh dưỡng bao gồm: Vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, beta-carotene, selen, hợp chất lycopene...

Ngoài ra còn có các chất chống oxy hóa khác như: 

Flavonoid: Các chất chống oxy hóa này đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe tâm thần khi có tuổi tác. Hoa quả và trái cây có múi như cam là một nguồn phong phú của chất flavonoid. 

Isoflavone: Chất chống oxy hóa này có tác dụng đáng kể trong việc ngăn chặn các bệnh. Nó có nhiều trong đậu nành. Isoflavone không chỉ làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư dài hạn mà còn giúp giảm bớt các triệu chứng mãn kinh và cải thiện sức khỏe của xương. 

Kẽm: Khả năng chống oxy hóa của khoáng chất này là rất cao. Các thuộc tính chống oxy hóa của kẽm có thể bảo vệ cơ thể con người khỏi sự rối loạn thần kinh. Sản phẩm từ sữa như phô mai và sữa là nguồn cung cấp kẽm rất phong phú.

Coenzyme Q10: Đây là một trong những chất chống oxy hóa được sản xuất trong cơ thể. Coenzyme Q10 là cần thiết cho hoạt động bình thường của các tế bào. Tuy nhiên , tùy theo độ tuổi, mức độ Coenzyme Q10 có thể thay đổi đáng kể. Bạn có thể bù đắp sự mất mát này bằng cách ăn thực phẩm có chứa Coenzyme Q10 như thịt cừu, cá... Chất chống oxy hóa này còn có thể thúc đẩy nướu răng khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ thống tim mạch.

Melatonin: Đây là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất và được tổng hợp bởi cơ thể của chúng ta. Melatonin giúp duy trì giấc ngủ bình thường vì có tác dụng trong việc sản xuất melatonin. Mặc dù chất chống oxy hóa này hiện diện trong rau quả, nó là chủ yếu được tìm thấy trong cà chua. 

Chất như catechin, acid citric, acid phytic, axit oxalic, epigallocatechin gallate, ginkgo biloba, glutathione, lutein, alpha carotone và zexathin cũng có trong danh sách các chất chống oxy hóa.


Ảnh minh họa


Những nguồn tốt nhất của chất chống oxy hóa

Cà chua: Cà chua, giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường chức năng miễn dịch. Màu đỏ của cà chua là do chất lycopene - một chất chống oxy hóa tạo ra. Chất chống oxy hóa trong cà chhua còn có thể đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống ung thư tuyến tiền liệt.

Bông cải xanh: Loại rau lá xanh này rất giàu dinh dưỡng thực vật, giúp bảo vệ sức khỏe của bạn khỏi nhiều bệnh. 

Tỏi: Ngoài tác dụng tăng cường hương vị cho món ăn, tỏi là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa và có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư.

Trà xanh: Chất chống oxy hóa được chủ yếu được tìm thấy trong trà xanh được gọi là catechin. Chất này có thể làm giảm huyết áp cao, cholesterol cao và chống lại các bệnh do vi khuẩn gây ra.

Các loại quả mọng: Các loại quả mọng , đặc biệt là quả việt quất và dâu tây, được đánh giá cao trong số những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, nhất la vitamin C. Bạn có thể thêm chúng vào bữa sáng để tăng cường sức khỏe cho mình. 

Thế nào là một chất chống oxy hóa?
Một chất COH có thể bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác hại của một quá trình gọi là Oxy hóa. Sắt bị rỉ sét, bơ bị ôi là những ví dụ hình tượng nhất cho quá trình này. Oxy hết sức cần thiết cho sự sống nhưng lại là một chất rất không ổn định. Nó phản ứng với sắt tạo nên rỉ sét và cũng phản ứng với mỡ trong bơ tạo nên sự ôi thiu. Trong cơ thể cũng có một quá trình tương tự như vậy xảy ra. Khi bạn càng ngày càng già đi, sự oxy hóa lại càng tăng thêm – nói nôm na, nó làm làm cơ thể bạn bị han rỉ. Bất kỳ chất nào ngăn ngừa hay làm chậm sự oxy hóa đều được gọi là chất chống oxy hóa. Cơ thể bạn có thể sản xuất ra một số COH (gọi là COH nội sinh), nhưng bạn buộc phải cung cấp thêm các COH ngoại sinh từ chế độ ăn. Các COH nội sinh thường là các enzyme (enzyme catalase, glutathione peroxidase, superoxide dismutase (SOD)), coenzyme và những hợp chất chứa sulfur, như glutathione. Các COH ngoại sinh trong chế độ ăn từ thực phẩm có chứa Vitamin A và đặc biệt là có liên quan đến họ carotene, vitamin C và vitamin E, bioflavonoids, carotenoids và một số hợp chất chứa sulfur. Các khoáng chất bản thân chúng không phải là các COH nhưng nhiều chất khoáng lại là thành phần thiết yếu của các enzyme chống oxy hóa do cơ thể tạo ra. Trong số này có selenium cần thiết để tạo glutathione peroxidase; sắt cần cho catalase; và mangan, đồng, kẽm cần cho SOD. Các hợp chất của sulfur, như cysteine và methionine là các amino acid chứa sulfur, giúp cơ thể tạo ra loại COH thường gặp nhất trong tế bào, glutathione. Các coenzyme chống oxy hóa, như NADH (nicotinamide adenine dinucleotide), coenzyme Q10 , và acid alpha-lipoic do cơ thể tạo ra và cũng có được từ chế độ ăn. 

 
Gốc tự do (free radical) là gì?
Gốc tự do có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Rất đơn giản, gốc tự do là những kẻ xấu gây nguy hại cho bạn, trong khi các COH là những người bảo vệ hữu hiệu.
Phân tử bao gồm các nhóm nguyên tử gắn kết với nhau bởi hoạt động của các cặp electron. Đôi khi trong quá trình phản ứng hóa học, một electron bị kéo ra khỏi chỗ cố hữu của nó trong phân tử, và tạo thành một gốc tự do. Về bản chất, gốc tự do là một electron độc thân. Các gốc tự do rất không ổn định và nhạy cảm. Chúng tìm kiếm những electron khác để hình thành một cặp electron mới. Các gốc tự do gây tổn thương cho cơ thể khi chúng kéo những electron từ các tế bào bình thường.Một chất COH làm bất hoạt các gốc tự do bằng cách cho electron và một lượng nhỏ cũng có thể sử dụng lâu dài. Nói cách khác, một số ít phân tử COH phải bảo vệ nhiều, rất nhiều các phân tử khác.
Các gốc tự do gây ra những tổn thương gì?
Các gốc tự do có thể tấn công vào cơ thể vào mọi lúc! Dược sĩ Bruce Ames, Đại học California, đã ước lượng mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta phải hứng chịu khoảng 10.000 gốc tự do tấn công mỗi ngày. Trải qua 70 năm cuộc đời, cơ thể hình thành ước chừng đến 17 tấn gốc tự do. Rất nhiều trong số đó nhắm vào DNA (deoxyribonucleic acid) và các chất liệu di truỵền. Một trong những hậu quả là làm tăng tỷ lệ đột biến. Người già có tỷ lệ đột biến cao gấp 9 lần so với trẻ nhũ nhi. Chính những những đột biến này làm tăng tỷ lệ ung thư. Thêm vào đó, các gốc tự do có thể gây ra tổn thương cho tất cả các chất liệu và mô trong cơ thể như màng tế bào, protein và mỡ. Mô mỡ là nơi bị tổn thương sớm nhất và thường gặp nhất, vì đó là loại mô rất dễ bị oxy hóa. Các chuyên gia dùng thuật ngữ “sự peroxide hóa Lipid” để mô tả sự oxy hóa của mỡ trong cơ thể. Sự peroxide hóa lipid làm khởi phát một chuỗi phản ứng liên tục trên các chất mỡ và chỉ có thể bị chặn đứng bởi một chất chống oxy hóa.
Các gốc tự do còn gây tổn hại cho các acid nucleic cơ bản (adenine, thymine, guanine và cytosine), là những thành phần cơ bản cấu trúc DNA. Tổn thương này làm DNA sao mã không chính xác theo các thông tin sinh học – và tế bào ung thư được hình thành. Gốc tự do còn làm tổn thương protein, dẫn đến sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Ví dụ như, các protein collagen ở da, gây tổn hại da; hay các enzyme (bản chất là protein) bị tổn thương sẽ không hoạt động hiệu quả để xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Các enzyme sẽ không được sửa chữa phục hồi vì nồng độ các gốc tự do cao, vòng xoắn bệnh lý này dần dần làm cơ thể lão hóa nhanh hơn và có thể tạo ung thư. Vì vậy cơ thể bạn cần phải có các chất ống oxy hóa làm người bảo vệ và phòng thủ hữu hiệu.

Một số cơ chế chính mà các gốc tự do có thể sinh ung thư:Gây tổn thương DNA, gây đột biến phân tử, tế bào.
Kích hoạt gen sinh ung thư, còn gọi là o­ncogene.
Ức chế hệ miễn dịch cơ thể – bất hoạt hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể (làm hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu dẫn đến một loạt bệnh nguy hiểm như: HIV/AIDs, viêm gan virus B, C…).
Chất chống oxy hóa được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và rau quả, thảo dược.
Trong lĩnh vực sức khỏe hiện nay, người ta nói đến nhiều tác hại của chất ôxy hoá, phản ứng ôxy hoá và nhấn mạnh sự cần thiết sử dụng chất chống ôxy hoá để bảo vệ, duy trì sức khỏe. Vậy chất chống ôxy hoá là gì và có ở đâu?
Chất chống oxy hóa được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và rau quả, thảo dược. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của chúng đối với sức khỏe trên nhiều mặt:
Gốc tự do (chất ôxy hóa) luôn luôn được sinh ra trong cơ thể con người và cũng có vai trò tích cực đối với cơ thể (có thể nói ta không thể sống được nếu trong cơ thể hoàn toàn thiếu vắng gốc tự do). Ôxy (dưỡng khí) mà ta hít thở hàng ngày là chất cần thiết nhưng chính nó cũng trở thành gốc tự do (khi đó gọi là ôxy đơn bội). Hiện tượng thực bào là hiện tượng vi khuẩn, virut bị tế bào bạch cầu tiêu diệt trong cơ thể, hoặc hiện tượng hô hấp trong tế bào, hoặc cơ chế giải độc ở gan đều là các hoạt động làm sinh ra gốc tự do.

Điều quan trọng là trong cơ thể khoẻ mạnh, gốc tự do sinh ra có giới hạn, không quá thừa để gây hại. Bởi vì bên cạnh các gốc tự do luôn có hệ thống các chất chống ôxy hoá "nội sinh" (tức có sẵn trong cơ thể) cân bằng lại, vô hiệu hoá các gốc tự do có hại. Hệ thống các chất chống ôxy này gồm các enzym như glutathione peroxidase, superroxid, dismutase... đặc biệt là vitamin C, vitamin E, beta-caroten (tiền vitamin A), khoáng chất selen "nội sinh" có sẵn trong cơ thể, xúc tác các phản ứng khử để vô hiệu hoá gốc tự do (còn gọi là "bẫy" gốc tự do) giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Chỉ khi nào gốc tự do sinh ra quá nhiều (do ô nhiễm môi trường, do tia cực tím từ ánh nắng, do khói thuốc lá, do viêm nhiễm trong cơ thể, thậm chí do dùng một số dược phẩm...) và hệ thống chất ôxy hoá nội sinh không đủ sức cân bằng, cơ thể sẽ sinh ra rối loạn bệnh lý. Người ta đã chứng minh, khi có sự tăng quá nhiều gốc tự do sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan, các bệnh lý như tim mạch, bệnh thần kinh, đục thuỷ tinh thể, thoái hóa hoàng điểm ở mắt, tăng nguy cơ các bệnh ung thư và nhất là sớm xuất hiện hiện tượng lão hoá.
Các tế bào mau già đi, đến thời điểm diệt vong. Cơ quan dễ bị lão hoá nhất chính là lớp da bảo vệ cơ thể, là nơi dễ bị tác động của tia cực tím của ánh nắng, hứng chịu tác hại của ô nhiễm môi trường cộng thêm lối sống của người thường xuyên bị stress, sai lầm trong dinh dưỡng, thói quen lạm dụng độc chất (như hút thuốc, uống rượu, kể cả dược phẩm) làm da mịn màng của người phụ nữ nhất là da mặt sẽ chóng nhăn, cằn cỗi, không còn sức sống tươi mát do có sự bội tăng gốc tự do gây lão hóa.
Để chống lại sự bội tăng các gốc tự do sinh ra quá nhiều mà hệ thống "chất ôxy hoá nội sinh" không đủ sức cân bằng để vô hiệu hoá, các nhà khoa học đặt vấn đề dùng các "chất chống ôxy hóa ngoại sinh" (tức là từ bên ngoài đưa vào cơ thể) với mục đích phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, chống lão hóa. Các chất chống ôxy hóa ngoại sinh đó đã được xác định, đó là beta-caroten, chất khoáng selen, các hợp chất flavonoid, polyphenol... Các chất ôxy hóa ngoại sinh đó thật ra không xa lạ, chúng có từ các nguồn thiên nhiên là thực phẩm như rau cải, trái cây tươi và một số loại dược thảo.

- Ngăn ngừa ung thư:
Không phải ngẫu nhiên mà trái cây và rau quả được biết đến như là một người bạn đồng hành nổi tiếng của sức khỏe! Một trong những lý do là những dưỡng chất chống oxy hóa khi được hấp thụ đầy đủ vào cơ thể sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư đến hơn 30%.
- Bảo vệ mắt:
Nhìn chung, tất cả các phân tử của chất chống oxy hóa đều có tác dụng bảo vệ đôi mắt và thị lực của bạn, cụ thể là carotenoids (lại là carotenoids!), zeaxanthin và lutein. Theo một nghiên cứu của Inserm, ăn nhiều các thực phẩm giàu zeaxanthin (có trong bắp, súp lơ...) sẽ giảm đến 93% nguy cơ bị AMD (bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác – nguyên nhân chính dẫn đến chứng mù ở người cao tuổi) và 43% bệnh đục thủy tinh thể. Tương tự, lutein (có trong lòng đỏ trứng gà, cà rốt, cam, rau bina...) sẽ giảm đến 69% nguy cơ bị AMD.
Biết được lợi ích của chất chống ôxy hóa trong việc phòng chống bệnh tật, lão hoá, ta có thể ngăn ngừa sự tăng sinh các gốc tự do có trong cơ thể một cách toàn diện bằng các cách sau.

Tóm lược những việc cần làm:
1. Góp phần chống ô nhiễm môi trường: môi trường sạch là bạn đang cứu mình và người khác, hãy sống và ăn ở sạch sẽ.
2. Dinh dưỡng đúng cách: Cung cấp các chất cần thiết cho tế bào như: đạm, đường, muối khoáng chất, vitamin,chất sơ, men, enzim....đến benhvienthongminh.com khám để biết thiếu chất gì.
3. Tránh ăn uống quá thừa năng lượng: tốt nhất ăn gạo lức muối mè. Ăn buổi sáng nhiều vì là ăn cho mình, ăn buổi trưa vừa đủ no vì ăn cho bạn bè, ăn buổi tối càng ít càng tốt vì ăn cho kẻ thù.
4. Vận động hợp lý: chạy bộ, chơi thể thao, tập Yoga, tập GYM….Mỗi ngày ít nhất 2 tiếng vận động mạnh cho ra nhiều mồ hôi.
5. Tránh nghiện rượu, thuốc lá: có giải pháp giúp bạn cai nghiện, hãy bỏ chúng vì chúng là chất độc, nên yêu chính bản thân mình, vi sinh ra làm người rất khó như rùa mù vớ phải gỗ mục giữa biển khơi.
6. Phòng các bệnh viêm nhiễm.


7. Có cuộc sống lành mạnh giúp thư thái, lạc quan, yêu đời, tránh căng thẳng(stress) nên ăn nhiều rau cải, trái cây tươi... Đây là 7 nguồn cung cấp các chất chống ôxy hóa ngoại sinh tốt nhất. Còn nguồn chống oxi hoá nội sinh sẽ tự sinh ra khi bạn hoàn thiện nguồn ngoại sinh, khi cơ thể khoẻ mạnh là nội lực chống chọi tốt nhất các ảnh hưởng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét