Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

Vì sao ăn khoai buổi sáng tốt hơn 10 năm uống thuốc bổ?

Vì sao ăn khoai lang buổi sáng tốt hơn 10 năm uống thuốc bổ, nhân sâm - chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay hôm nay!
Chống ung thư
Beta carotene là tiền chất của vitamin A trong cơ thể người. Vitamin A duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Đồng thời, beta caroten được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ung thư. Đây cũng là một dưỡng chất dồi dào trong khoai lang.
Những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.

Khoai lang có chứa nhiều chất chống lão hóa. 
Chống lão hóa
Khoai lang có chứa nhiều chất chống lão hóa, tăng độ đàn hồi cho da rất hiệu quả. Ăn khoai lang 1 – 2 lần/tuần sẽ giúp da được cung cấp nhiều sinh tố có lợi, chất khoáng, chất xơ, vv… không những làm căng da mà còn làm mịn phẳng các nếp nhăn trên mặt. Bạn cũng có thể làm khoai lang hấp nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa chua để tạo thành món ăn chống lão hóa rất tốt cho da.
Ngừa mụn nhọt
Trong Đông y, khoai lang là nguyên liệu được dùng để trị mụn nhọt rất hữu hiệu.
– Cách trị mụt nhọt: Khoai lang củ 40g, lá bồ công anh 40g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Bạn chỉ cần làm vài ngày theo cách này sẽ thấy mụn nhọt giảm đáng kể.
– Hút mủ nhọt đã vỡ: Lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp lên vết mụn nhọt đã vỡ có tác dụng làm mát vùng da đó đồng thời làm mờ vết sẹo mụn giúp da sáng đẹp hơn.
Tăng cường thị lực
Một nghiên cứu do ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện trên 124.000 người cho thấy, những người tiêu thụ thức ăn giàu carotene trong chế độ ăn uống thường xuyên của mình giảm tới hơn 32% nguy cơ ung thư phổi.
Chữa vàng da
Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô sẽ chữa vàng da hiệu quả.
1. Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng lượng đường huyết, mệt mỏi hay tăng cân. Đường tự nhiên trong khoai lang sẽ từ từ thẩm thấu vào máu, giúp cân bằng nguồn năng lượng cho cơ thể.
2. Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, giúp duy trì đường huyết ở mức cân bằng.
3. Cứ 100 g khoai lang nghiền cung cấp 86 calo, thấp hơn nhiều so với mức 118 calo trong 10 0g củ từ.
4. Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.
5. Hàm lượng vitamin B6 cao chứa trong khoai lang làm giảm homocysteine trong cơ thể. Homocysteine có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch. Nồng độ homocysteine trong máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
6. Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời, vitamin C cũng rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình hình thành các tế bào máu. Ngoài ra, vitamin C còn góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao.
7. Vitamin D trong khoai lang có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khoẻ tổng quát. Vitamin D góp phần giữ cho hệ xương, tim mạch, thần kinh, răng, da và tuyến giáp khỏe mạnh.
8. Vi chất sắt trong khoai lang cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm stress, thúc đẩy sản xuất hồng cầu, bạch cầu, tăng cường miễn dịch và chuyển hoá protein.
9. Khoai lang cũng là nguồn cung cấp magie rất tốt. Magie không những là khoáng chất quan trọng chống căng thẳng mà còn có ý nghĩa then chốt cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ xương, tim mạch và các chức năng thần kinh.

10. Kali là chất điện ly quan trọng giúp kiểm soát nhịp tim và các tín hiệu thần kinh. Cũng như các chất điện ly khác, kali đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu trong đó có thư giãn co thắt cơ, giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát hoạt động của thận. Khoai lang chính là nguồn cung cấp kali tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.
11. Màu cam trên vỏ khoai lang là dấu hiệu cho thấy mức carotene rất cao của loại củ này. Nhóm chất carotene giúp tăng thị lực, thúc đẩy hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa. Một nghiên cứu do ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện trên 124.000 người cho thấy, những người tiêu thụ thức ăn giàu carotene trong chế độ ăn uống thường xuyên của mình giảm tới hơn 32% nguy cơ ung thư phổi.
Ngoài ra, những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.
12. Beta carotene là tiền chất của vitamin A trong cơ thể người. Vitamin A duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Đồng thời, beta caroten được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ung thư. Đây cũng là một dưỡng chất dồi dào trong khoai lang.
13. Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá ra nhóm chất dinh dưỡng trong khoai lang có tên là batatoside có khả năng chống lại các đặc tính của vi khuẩn và nấm.
14. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất cyanidins và peonidins trong khoai lang có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của kim loại nặng tới sức khỏe con người.

Phụ nữ luôn thích làm đẹp và quan tâm đến “nhất dáng, nhì da”. Việc ăn khoai lang điều độ đáp ứng được cả 2 tiêu chí ấy. Đó là lựa chọn ưu tiên của nhiều phụ nữ hiện nay.
Dưới đây là cách ăn khoai lang hợp lý bạn nên áp dụng để tốt cho sức khỏe của bạn:
Khoai lang để lâu ngọt, ngon nhưng không tốt
Nhiều người khi mua thường thích khoai lang để lâu ngọt hơn khoai lang mới đào, vì khoai lang để lâu lượng nước sẽ giảm đi sau khi bốc hơi, làm gia tăng nồng độ đường trong khoai lang. Trong quá trình để, nước đã tham gia phản ứng thủy phân tinh bột trong khoai, tinh bột thủy phân thành đường, như vậy giúp hàm lượngđường trong khoai tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, ăn nhiều đường vào cơ thể cũng không tốt nên bạn đừng cố tình để khoai lang dự trữ thật lâu rồi mới ăn. Hơn nữa, khoai lang để lâu tuy không nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai có chứa độc tố, có thể gây nôn mửa, đau bụng…
Thời điểm ăn tốt nhất là buổi trưa
Ăn khoai rất tốt cho sức khỏe, nhưng nên chọn thời điểm ăn sao cho thích hợp với từng người. Người già và người tiêu hóa kém không nên ăn vào buổi tối vì rất dễ bị trào ngược dạ dày, khó tiêu, mất ngủ.
Nếu ăn vào bữa sáng thì nên kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Thời điểm ăn khoai tốt nhất là ăn vào bữa trưa, vì sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5h mới hấp thụ vào cơ thể, ánh sáng mặt trời lúc buổi chiều có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi này. Khi ăn khoai lang vào bữa trưa, canxi có thể được hấp thụ toàn bộ trước bữa tối, sẽ không ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác khi ăn tối.
Cách ăn để giảm béo
Trong thành phần của khoai lang hoàn toàn không chứa chất béo và cholesterol nên có tác dụng ngăn ngừa quá trình chuyển hoá thành chất béo tích tụ trong cơ thể.
Để giảm cân bằng khoai lang, chị em hãy ăn khoai lang vào bữa sáng thay cho khẩu phần ăn thông thường hàng ngày. Ngoài ra, trước bữa trưa hoặc tối, bạn có thể ăn một chút khoai để giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể.
Nên hạn chế dùng khoai lang vào các món chiên xào vì khi đó, các enzym tiêu hoá sẽ bị phá huỷ, đồng thời protein sẽ kết hợp với dầu mỡ sẽ biến thành chất rất khó tiêu hoá dẫn tới đầy bụng, khó tiêu
Ngoài ra, bạn nên chọn khoai lang trắng, thay vì loại tím hay vàng và chỉ nên ăn luộc hoặc hấp.
Lưu ý: Kể cả đối với người muốn giảm béo vẫn cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng. Do vậy thay thế cơm bằng khoai lang nhưng vẫn phải ăn kèm thực phẩm giàu protein, rau quả tươi để có được khẩu phần cân đối dinh dưỡng.
Cách ăn để có da đẹp
Thành phần trong khoai lang có chứa nhiều chất để làm trẻ hóa làn da, tăng độ đàn hồi cho da rất hiệu quả. Ăn khoai lang 1-2 lần/tuần sẽ giúp da được cung cấp nhiều sinh tố có lợi, chất khoáng, chất xơ, không những làm căng da mà còn làm mịn phẳng các nếp nhăn trên mặt.
Để làm đẹp da tốt nhất, bạn có thể làm khoai lang hấp chín, nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa chua để làm mặt nạ chống lão hóa rất hiệu quả cho da.

Sai lầm "chết người" khi ăn khoai lang cần loại bỏ ngay

() - Khoai lang thường được rất nhiều người ưa chuộng, nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe rất lớn, bạn cần biết nhé!


Khoai lang tốt cho sức khỏe nhưng bạn phải biết ăn đúng cách.
Ăn vào buổi tối
Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.
Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Ăn quá nhiều
Những người ăn quá nhiều khoai để giảm cân sẽ dẫn đến hiện tường thiếu hụt protein. Quá nhiều chất xơ khi ăn khoai quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu vi khoáng khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Ăn khi đói
Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.
Ăn cả vỏ
Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.

Trồng khoai lang leo giàn, mỏi tay thu hoạch củ và lá

Nhiều khi, bạn cứ "mạnh dạn" làm khác đi, miễn là việc làm "khác đi" đó dựa vào những đặc tính cơ bản của rau củ quả, chắc chắn việc bạn 'thử nghiệm' sẽ thành công, ví dụ như việc trồng khoai lang trên giàn.

Nhiều khi, bạn cứ 'mạnh dạn' làm khác đi, miễn là việc làm 'khác đi' đó dựa vào những đặc tính cơ bản của rau củ quả, chắc chắn việc bạn 'thử nghiệm' sẽ thành công, ví dụ như việc trồng khoai lang trên giàn.

Khoai lang  trồng trên giàn giống mướp, bầu, bí
Khoai lang leo giàn, có lẽ là điều khá mới lạ với nhiều 'nông dân' phố. Khi diện tích ruộng vườn là vấn đề khá khó khăn thì bạn vẫn có thể tận dụng mảnh sân nhỏ, hay một góc ban công, sân thượng để làm giàn cho... rau khoai. Khoai lang là loài cây khá dễ trồng, được nhiều nông dân phố trồng để ăn lá, khá ít người trồng loại cây này để ăn củ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giúp không gian nhà mình luôn xanh tươi, mướt mát với giàn rau khoai lang. Đến hết vụ, lại được bội thu củ nhờ cách chăm sóc vô cùng đơn giản và quan trọng hơn hết, đó là không cần đất.


Mô hình trồng khoai lang leo giàn ngày càng trở nên phổ biến


Không chỉ thu hoạch rau củ mà những giàn khoai lang còn là điểm du lịch hấp dẫn của nhiều người
Để tạo nên những chùm 'củ' thực sự ấn tượng cho một vụ thu hoạch năng suất, mọi người có thể sử dụng chậu nhựa, chậu sứ hoặc loại chậu bằng cao su dẻo để tiện lợi cho việc treo giàn. Mỗi một khoảng diện tích nhất định được đặt các chậu hoặc bồn chứa chất dinh dưỡng. Khoai lang là loài dễ sống và ưa trồng ở mọi điều kiện khí hậu.
Gốc của cây khoai lang được tập trung ở bồn lớn phía dưới, các chậu hay bồn được treo phía trên thường đặt ở vị trí có nhiều chùm rễ ở thân, nhánh khoai. Khi cây leo kín giàn cũng là lúc bộ rễ ở các nhánh mọc ra và phát triển. Ở những nhánh mọc rễ, bạn có thể đặt chùm rễ vào trong bồn, chậu nước có chứa dung dịch thủy canh nuôi dưỡng củ. Từ rễ sẽ mọc ra những chùm củ mập mạp khá ấn tượng.

Những chùm củ có kích thước lớn thường được treo khá cẩn thận cho đến thời điểm thu hoạch

Mô hình trồng khoai ấn tượng và độc đáo này được Trung tâm thử nghiệm và ứng dụng khoa học kỹ thuật cao trong nông nghiệp tại Dương Lăng, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc nghiên cứu và thực hiện thành công. 


Khoai lang chuẩn bị thu hoạch
Khi thu hoạch, chỉ cần hạ chậu xuống và cắt lấy củ. Dây khoai lang sẽ tiếp tục được ươm rễ mới trong dung dịch thủy canh để cho ra đợt củ mới. Mỗi gốc khoai lang có tuổi thọ trung bình từ 3 - 5 năm và cho năng suất thực sự ấn tượng, khoảng 1 tấn củ khi thu hoạch. 


Gốc khoai lang tạo giàn cho ra quả thành nhiều đợt



Phương pháp trồng khoai lang leo giàn khi được cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng, sản lượng thu hoạch luôn cao hơn phương pháp canh tác thông thường khoảng 40 - 50%.

Mô hình trồng khoai lang leo giàn thích hợp với những gia đình có diện tích hẹp hay những gia đình muốn tạo điểm du lịch hay đơn giản là tăng lượng thực phẩm mỗi ngày

 Với phương pháp linh hoạt này, cây khoai lang hoàn toàn được treo trong không khí, rễ cây được hút dung dịch thủy canh và nước để đảm bảo cây đủ chất để phát triển và cho những củ to, ngọt không kém các phương pháp trồng thông thường. Cách canh tác độc đáo này không chỉ phù hợp với những gia đình nhà phố hạn chế về diện tích đất trồng mà còn là mô hình tuyệt vời cho những nông dân yêu thích trồng trọt nhưng không có đất trồng. 

Củ khoai phát triển từ những chùm rễ ở nhánh, thân khoai

Bên cạnh việc trồng và chăm sóc đơn giản, dễ dàng thì việc thu hoạch khoai lang bằng cách trồng trên giàn cũng gặp khá nhiều thuận lợi khi thu hoạch. Nếu như với phương pháp thổ canh thông thường, khi thu hoạch cần cắt bỏ thân khoai và cuốc đất đào củ, mất khá nhiều thời gian và công sức thì với cách trồng khoai leo giàn, bạn chỉ cần cắt phần củ, giữ nguyên phần lá và thân để tiếp tục ươm rễ, chăm sóc đợi thu hoạch đợt tiếp theo. 

Để đảm bảo củ khoai được mập mạp, bạn chỉ cần chăm sóc, tưới cây theo định kỳ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp cây có đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cần kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm tốt cho thân khoai giúp cây được bền, khỏe để đẻ nhánh, mọc rễ tiếp tục phát triển cho những lần mọc rễ, ra củ tiếp theo.

Theo Minh Huyền (Tuổi trẻ Thủ đô)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét