Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Chữa bệnh suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể là gì?
Suy nhược cơ thể là tình trạng bệnh lý kéo dài với những biểu hiện lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, làm việc năng suất giảm... Có người vượt qua trong thời gian ngắn nhưng có người phải chữa dài ngày. Vậy, khi cơ thể suy nhược cần có chế độ ăn uống cân bằng, sinh hoạt khoa học.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ thể suy nhược. Ở một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng dễ dẫn đến cơ thể suy nhược. Đối với một số bệnh nhân do mắc bệnh lý tâm thần có biểu hiện rối loạn cảm xúc như bực tức, nóng nảy, đôi khi quá nhạy cảm dễ kích động. Khi đó, người bệnh thường mất cảm giác thích thú, thụ động, thiếu sức sống. Có hiện tượng rối loạn tình dục với những triệu chứng mất khoái cảm ở nữ và xuất tinh sớm, bất lực ở nam. Đối với một số người bệnh là sau khi phẫu thuật, sinh đẻ hoặc mắc một số bệnh lý mạn tính nào đó… khiến suy nhược cơ thể.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp khắc phục suy nhược cơ thể
Biểu hiện
Đối với cuộc sống bận rộn, căng thẳng và áp lực như ngày nay, con người thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài, dẫn đến suy nhược cơ thể. Suy nhược là những triệu chứng thường gặp nhất chiếm 10-20% trong số bệnh nhân đến khám. Chúng ta có thể chia ra làm 2 nhóm đó là: suy nhược cơ thể ( chiếm khoảng 45% trường hợp) và suy nhược chức năng (chiếm đến 55% trường hợp). Nữ giới thường mắc bệnh suy nhược cao gấp 2 đến 4 lần so với nam giới và không phân biệt lứa tuổi Suy nhược thường có biểu hiện gần giống như bệnh virus thông thường. Tuy nhiên các triệu chứng của nhiễm virus sẽ giảm dần trong vài ngày hoặc 1 đến 2 tuần là khỏi, còn suy nhược cơ thể có thể kéo dài vài tháng hay đến vài năm.
Các triệu chứng thường nặng trong vòng 1-2 tháng đầu, sau đó sẽ tiến triển theo 3 trường hợp: một số người bệnh khỏi bệnh hoàn toàn, một số khác không thể phục hồi, số còn lại có cải thiện dần dần song không thể khoẻ mạnh như ban đầu. Nó lấy dần đi sức lực và năng lượng của bạn, lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đối với thể chất lẫn tinh thần bệnh nhân. Biểu hiện của bệnh suy nhược cơ thể:
 - Mất khả năng tập trung trong công việc, khó đưa ra quyết định, không nhớ được các chi tiết
 -  Suy giảm trí nhớ
 - Ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ, thỉnh thoảng gặp ác mộng
 - Buồn bã, bi quan, lo lắng, lo âu với cảm giác bồn chồn, không yên
 - Ăn vô độ hoặc có cảm giác chán ăn, ăn không ngon, đày hơi, buồn nôn, sụt cân
 - Trống rỗng, bối rối
 - Hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao, đôi khi có thể bị ngất xỉu
- Rối loạn cảm xúc như bực tức, nóng nảy, đôi khi quá nhạy cảm đến dễ kích động.
Hình minh họa Nguyên nhân suy nhược
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Do bẩm sinh
 - Ăn uống không điều độ
- Làm việc, lao động quá sức
 - Stress kéo dài hay trầm cảm
- Rối loạn thần kinh, rối loạn lo âu
 - Do mắc các bệnh mãn tính, hoặc mới bắt đầu khôi phục sau khi mắc các bệnh cấp tính nặng.
 - Hạ đường huyết, thiếu máu, huyết áp thấp,...
Phòng ngừa suy nhược Tuy chưa có một cách phòng ngừa nào cụ thể tuy nhiên chúng ta vấn có thể tự kiểm soát và chăm sóc bản thân để có một cơ thể khoẻ.
Sau đây là một số cách giúp bạn giảm thiểu chứng suy nhược cơ thể:
 - Giảm thiểu stress, thư giãn và tạo niềm vui để cuộc sống được thoải mái hơn
- Ngủ đủ giấc và điều độ
 - Tập thể dục thường xuyên, đều đặn
- Rèn luyện thân thể và duy trì một lối sống lành mạnh
- Cân bằng chế độ ăn uống - Điều tiết công việc và cuộc sống
Cách khắc phục suy nhược cơ thể
Tùy theo nguyên nhân mà cách khắc phục cho phù hợp. Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ… cơ thể giảm sút toàn thân thì bên cạnh thuốc trị bệnh chính cần bổ sung nước, điện giải, chú ý chế độ ăn uống.
Thực đơn ăn uống cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin) nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Những loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam… Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên chế biến món ăn loãng, dễ tiêu.
Đối với người lao động quá sức ăn uống cần đủ chất đạm, lipit ( thịt, cá, trứng,…) và cần chú ý thêm chế độ nghỉ ngơi, học và làm việc hợp lý, nhất là đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút đến một giờ. Tránh những stress, tập thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở. Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối. Không uống cà phê, bia rượu, hút thuốc lá. Nếu các biểu hiện suy nhược không được cải thiện cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Đối với người bệnh suy nhược cơ thể do các rối loạn trầm cảm, lo âu và rối loạn thần kinh thì phải dùng các thuốc chống trầm cảm, lo âu. Việc điều trị phải liên tục và kéo dài trung bình sáu tháng đến hai năm và có bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tâm lý, nội thần kinh theo dõi.
Có một thời gian biểu riêng là điều vô cùng cần thiết để sắp xếp chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá căng thẳng trong một thời gian dài dễ dẫn đến suy nhược. Mỗi ngày nên cố gắng dành khoảng 30 phút để ngủ trưa và khoảng 7 – 8h cho giấc ngủ ban đêm, để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi sau một ngày mệt mỏi.
 Tập thể dục là cách tốt nhất để rèn luyện cơ thể và có một sức khỏe tốt. Bạn có thể chọn một môn thể thao phù hợp với mình như: bơi lội, đi bộ, yoga… để tập mỗi ngày. Lưu ý, nên duy trì hoạt động này thường xuyên và không nên cố tập quá lâu hoặc quá sức.
 Thuốc lá, rượu và các chất kích thích được xem là kẻ thù của cơ thể. Người bị suy nhược tuyệt đối không nên sử dụng chúng vì chúng có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn và và gây ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh.

Bài thuốc bổ dành cho người bệnh suy nhược cơ thể

Bệnh suy nhược cơ thể được điều trị bằng cách cân bằng chế độ dinh dưỡng với một số bài thuốc bổ sau đây:
1. Thuốc uống:

Bài thuốc 1: Bố chính sâm 16g, củ mài 12g, biển đậu 12g, bạch truật 12g, vỏ quýt 6g, ý dĩ 12g, hạt cau 10g, hạt sen 12g, nam mộc hương 6g. Mỗi ngày uống1 thang, chia làm 2 lần. Chỉ định: suy nhược cơ thể do bệnh viêm đại tràng, loét dạ dày – tá tràng hayvrối loạn tiêu hóa kéo dài.
Bài thuốc2: Thục địa 12g, củ mài 12g, hà thủ ô 12g, nam đỗ trọng 20g, củ súng 12g, cao quy bản 10g, ba kích 12g, phụ tử chế 8g, cao ban long 10g, nhục quế 4g. Mỗi ngày uống 1 thang, sắc uống 2 lần. Riêng cao ban long và cao quy bản thì sau khi sắc thuốc chắt ra mới cho vào sau. Có thể đem tán bột, làm viên hoàn để uống ngày 20-30g với nước sôi nguội hoặc nước muối loãng cũng được. Chỉ định: Người già bị suy nhược cơ thể.
Bài thuốc 3: Quả dâu chín 16g, long nhãn 12g, hà thủ ô 12g, hạt sen 12g, lá vông 12g, đỗ đen sao 12g. Mỗi ngày uống 1 thang, sắc uống 2 lần. Chỉ định: Dùng cho phụ nữ sau đẻ, thiếu máu hoặc một số bệnh về máu gây thiếu máu.
Bài thuốc 4: Rau thai nhi 1 cái, thục địa 16g, đảng sâm (hoặc bố chính sâm) 16g, ngưu tất 16g, đỗ trọng 12g, thiên môn 12g, hoàng bá 8g, bạch linh 12g, mạch môn 12g, quy bản 12g. Tất cả đem tán bột, trộn đều với mật ong làm viên hoàn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 10g. Chỉ định: suy nhược cơ thể sau một số bệnh truyền nhiễm gây sốt cao, viêm khớp dạng thấp, tăng huyết áp.
2. Món ăn:
Món 1: Chữa suy nhược cơ thể do tăng huyết áp. Cho 30g râu ngô hoặc bắp ngô non, 1 cái móng giò và 5g gừng, hành đem ninh nhừ. Khi chín thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cách 1 ngày ăn một lần, trong 3 tuần liền.
Món 2: Chữa người gầy yếu, phụ nữ sau sinh đẻ. Hầm 1 con gà trống non với 15g đảng sâm, 10g quy thân, 10g kỷ tử, 15g thục địa, 20g hạt sen, 20g ngải cứu, gừng và hành. Khi thấy các nguyên liệu đều nhừ thì nhấc xuống nêm gia vị. Món này ăn 2 lần một lần, trong 4 tuần liền.
Món 3: Chữa viêm phế quản mạn tính, hen phế quản. Hầm 1 con chim cút với 12g mạch môn, 15g cát cánh, 12g sa sâm, 7 quả đại táo, gừng, hành, và rượu sao cho nhừ. Nêm gia vị và cách 1 ngày ăn một lần, trong 4 tuần liền.
Món 4: Chữa suy nhược cơ thể, kém ăn. Trộn đều 40 phần bột gạo tẻ, 10 phần bột đậu đỏ, 15 phần gạo nếp, 10 phần bột đậu xanh, 10 phần bột đậu đen, 5 phần bột hạt sen, 10 phần vừng hạt. Mỗi ngày lấy 1 thìa bột pha với 250ml nước đem nấu chín. Ăn mỗi ngày 1 lần.

Cách sử dụng Nấm Linh Chi

 Cách 1: Dùng nước Linh Chi uống thay nước

- Bước 1: Dùng 50g Linh Chi cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, để sôi khoảng 2-3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi tiếp tục nấu khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Nấu đến khi nước cạn còn khoảng 0.8 lít thì ta được nước đầu tiên.
- Bước 2: Sau khi được nước đầu lấy tai Nấm linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi cho nước vào nấu như lần đầu (đun lấy nước thứ hai và nước thứ ba). Đổ hỗn hợp 2.4 lít nước Linh Chi sau ba lần vào bình và bảo quản trong ngăn lạnh, sử dụng thay nước.

- Bước 3: Sau khi lấy được nước thứ ba, bã Linh Chi phơi khô để dùng lần thứ tư nấu nước tắm, rất tốt cho da và tóc. Linh Chi có vị đắng nên khi nấu nước có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.

 Cách 2: Uống dạng trà

– Nghiền Nấm linh chi thành bột.– Cho bột Nấm linh chi vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút rồi uống hết cả bã.
– Cách này có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học.

 Cách 3: Ngâm rượu

Dùng 200g Nấm linh chi khô để nguyên tai hoặc thái lát, ngâm với 2 lít rượu (rượu khoảng 39 độ), ngâm trong vòng 30 ngày thì sử dụng được (rượu Linh Chi ngâm càng lâu càng tốt). Nên uống rượu Linh Chi vào sau bữa ăn tối , mỗi lần uống 1 đến 2 ly nhỏ.

 Cách 4: Dùng Nấm linh chi để dưỡng da

–Nấm linh chi nghiền nhỏ, trộn với mật ong làm mặt nạ dưỡng da.
–Bã Linh Chi (sau khi đã nấu lấy nước) có thể đun làm nước tắm cho da dẻ hồng hào.

 Cách 5: Dùng Linh Chi kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh

– Chữa viêm gan, mật: cho thêm Nhân trần hoặc Actiso.
– Điều dưỡng cơ thể: cho thêm Nhân sâm, Tam thất.
– Chữa dị ứng, Ho: Cho thêm kinh giới, ngân hoa.

 Cách 6: Dùng nước Linh Chi để nấu canh hoặc súp

Nấu Linh Chi lấy nước như trên, sau đó dùng nước linh chi để nấu canh, nấu súp ,cách này giúp chúng ta có được những món ăn bổ dưỡng dành cho người mới ốm dậy và người già yếu.
Sự thật là hầu hết các trường hợp các loại “thuốc bổ máu” này không đạt được hiệu quả trị liệu, và đây chính là vấn đề lớn trong cách điều trị suy nhược cơ thể do thiếu máu của Tây y. 
Ngoài ra chưa kể đến một số trường hợp số lượng hồng cầu vẫn đầy đủ nhưng người bệnh vẫn thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt nhưng vì dựa theo kết quả xét nghiệm máu đó nên nhiều bệnh viện vẫn cho là bình thường không có bệnh tật gì cả (cái này bệnh nhân của tôi gặp hoài). Thế nên phác đồ dùng “thuốc bổ máu”  để điều trị các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt  không hoàn toàn phù hợp như mọi người thường nghĩ.
 Và bây giờ tôi sẽ giải thích tại sao “thuốc bổ máu” không có tác dụng “bổ máu”.
Đầu tiên chúng ta cần nắm rõ định nghĩa của Thiếu máu:
1. ĐỊNH NGHĨA THIẾU MÁU LÀM CHÚNG TA SUY NHƯỢC CƠ THỂ:
Thiếu máu tình trạng suy giảm số lượng hồng cầu hoặc số lượng Hemoglobin (Hb) hoặc giảm cả hai. Dẫn đến khả năng vận chuyển oxy của máu giảm, làm cho bệnh nhân dễ bị mệt mỏi, hụt hơi và khó thực hiện công việc trí óc.
Theo tổ chức Y tế thê giới (WHO), người bị thiếu máu là người có lượng Hb giảm dưới giá trị sau:

Nam giới      < 13 gam/100ml máu
Nữ giới        < 12 gam/100ml máu
Trẻ sơ sinh  < 14 gam/100ml máu

Cấu tạo của máu bao gồm các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu (gọi chung là tế bào máu) và một dịch vàng chanh gọi là huyết tương. Tuy nhiên khi nói đến thiếu máu, thông thường được hiểu là thiếu tế bào hồng cầu là chính.

2. QUÁ TRÌNH SẢN SINH HỒNG CẦU CHỮA BỆNH:

Kể từ khi chào đời, tủy xương đỏ là nơi duy nhất sản sinh ra các tế bào gốc sinh máu đa năng, chính các tế bào gốc này sau khi chuyển biến sẽ tạo nên hồng cầu (cả bạch cầu và tiểu cầu).Những tế bào gốc đa năng này có khả năng sinh sản trong suốt cuộc đời, tuy nhiên càng lớn tuổi số lượng tế bào gốc này giảm dần theo thời gian.
 Khi các tế bào của các cơ quan thiếu oxy sẽ làm tăng quá trình sản sinh ra hồng cầu (điều này lý giải người vùng cao do thiếu oxy nên cơ tể sản sinh nhiều hồng cầu hơn người sống ở đồng bằng). Sự giảm oxy ở các mô sẽ kích thích thận sản xuất ra một hormon có tên là  Erythropoietin (EPO) theo máu đến tủy xương kích thích các tế bào gốc đa năng sản sinh ra hồng cầu nhiều hơn và nhanh hơn. Sự tổng hợp của hormon Erythropoietin chủ yếu do hormon sinh dục Testosteron kích thích sản xuất.
Chính vì cơ chế sản sinh ra hồng cầu có sự tham gia của hormon sinh dục Testosreron là luận chứng khoa học giải thích phương pháp “BỒI NGUYÊN KHÍ ĐỂ TRỊ GỐC BỆNH HUYẾT ÁP THẤP-THIẾU MÁU VÀ SUY NHƯỢC CƠ THỂ ” .  Điều này tôi sẽ giải thích rõ hơn trong phần sau.
1. Sắt:
Sắt cần cho sự tổng hợp của Hem, là sắc tố của phân tử Hemoglobin (Hb). Chính Hemoglobin (huyết sắc tố) giúp vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào và đào thải khí Cabonic và chất độc ra khỏi cơ thể. Khoảng 2/3 lượng sắt của cơ thể nằm trong các phân tử Hb do mỗi phân tử Hb gắn với 4 nguyên tử Sắt và mỗi nguyên tử Sắt có khả năng gắn với 1 nguyên tử Oxy. Mỗi ngày nên ăn khoảng 15mg sắt vào cơ thể (dù chỉ có khoảng 4 mg sắt được hấp thu ở ruột non). 
 2. Vitamin B12 và Acid folic
Hai chất này rất cần cho sự trưởng thành của các hồng cầu non trong tuỷ xương. Thiếu một trong hai chất này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp ADN, làm rối loạn quá trình sản sinh ra hồng cầu. Khi đó thay vì giải phóng các hồng cầu bình thường (dạnh đĩa dẹt) thì tủy xương lại giải phóng vào máu những hồng cầu to, có nhân gọi là hồng cầu hình trứng. Các hồng cầu hình trứng này có màng ngoài rất mỏng nên bị vỡ khi chui qua được các khe hẹp trong vi mạch, gây ra tình trạng thiếu máu cho cơ thể (gây ra bệnh thiếu máu ác tính).


Acid folic có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả và thịt, Vitamin B12 thường có trong trứng, sữa, đậu nành.
Đến đây mọi người dần thấy được rằng các loại “thuốc bổ máu” của tân dược chỉ là những “nguyên liệu thô” trong quá trình tạo máu. Có thể hình dung như thế này cho dễ hiểu: Các Acid amin, Sắt, Vitamin B12… là nhữg  hạt gạo nguyên liệu trong quá trình tạo ra Cơm (tạo ra máu) thông qua một cơ thế tạo máu phức tạp của Tế bào gốc trong tuỷ xương. Cơ chế này như một cái bếp lửa nấu chính gạo để thành cơm.
  Vấn đề nằm ở chỗ khi cơ chế tạo máu gặp vấn đề thì liệu có chuyển hoá các nguyên liệu thô như Sắt, Acid amin, Vitamin B12… thành máu được không?
 Khi cái lò không có lửa thì dù ta có đưa bao nhiêu gạo vào cũng chẳng thể nấu thành cơm!
 HẬU QUẢ NẾU KHÔNG CHỮA TRỊ SỚM:
Không chỉ gây ra những ảnh hưởng nêu trên đối với sức khỏe, suy nhược cơ thể sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh và còn có thể gây ra tác động xấu tới hệ thống cơ thể. Tuy không nguy hiểm tới tính mạng song lại có thể gây ra những rối loạn trong cơ thể như rối loạn tiết niệu, tiêu hóa, tim mạch… Trong đó đặc biệt lưu ý đến những rối loạn ảnh hưởng tới tim mạch. Chắc chắn sức khỏe bạn ngày càng yếu và cơ thể nhiều bệnh hơn.
    Hệ thần kinh chức năng (thần kinh giao cảm), hệ bài tiết cơ thể có tác động và mối quan hệ chặt chẽ với hệ tim mạch để điều khiển hoạt động của cơ quan này. Cụ thể bệnh có thể kéo theo tình trạng bị tăng huyết áp, hiện tượng co mạch, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động. Bên cạnh đó, khi tác động lên hệ hô hấp, hệ thần kinh giao cảm sẽ có thể gây bệnh khó thở, thở nhanh, hồi hộp, vã mồ hôi, tăng huyết áp, đánh trống ngực. Ngược lại, khi cường phó giao cảm làm nhịp tim chậm, tăng tiết dịch vị và tăng co thắt,…
    Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp người bệnh có dấu hiệu bị khó thở, rối loạn nhịp tim và có thể cần khắc phục nhanh chóng kịp thời. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác bị đau nhói ở vùng ngực và tim.
     Các trường hợp bệnh suy nhược thần kinh có liên quan tới hệ tim mạch cần phòng chống và khắc phục kịp thời để tránh gây nguy hiểm. Do vậy người bệnh nên chủ động việc phòng tránh và ngăn chặn các triệu chứng bệnh tốt nhất.

Chúng tôi bệnh viện thông minh .com với đông tây y kết hợp sẽ giúp bạn chữa khỏi bệnh này tận gốc. Có giải pháp chữa miễn phí cho người ít tiền và người nghèo.





Thạc sĩ Nguyễn Ngọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét