Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Vitamin A có nhiều lợi ích trong phòng và chữa bệnh

(TNO) Vitamin A là một loại vi chất cần thiết cho thị lực, đồng thời có tác dụng cải thiện làn da. Dưới đây là một số lợi ích khác của vitamin A khi được các chuyên gia khuyên bổ sung mỗi ngày.
 Thai phụ cần bổ sung vitamin A từ thực phẩm để cải thiện sức khỏe mẹ và bé - Ảnh: Shutterstock
Vitamin A có tác dụng chống bệnh ung thư khi ngăn chặn sản sinh các tế bào ung thư.
Muốn có bộ xương và răng chắc khỏe, bạn cần bổ sung vitamin A trong chế độ ăn hằng ngày. Calcium phosphate, một khoáng chất được vitamin A sản sinh có thể ngăn cản sự hình thành của sỏi tiết niệu. Loại vitamin này cũng rất cần thiết trong quá trình sinh sản cho cả nam giới và phụ nữ.
Vitamin A được sử dụng để điều trị bệnh về da (mụn trứng cá, eczema, bệnh vẩy nến, mụn rộp, vết thương và vết bỏng).
Theo healthmeup.com dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ, vitamin A còn được sử dụng để điều trị bệnh loét đường tiêu hóa, bệnh Crohn (một dạng bệnh đường ruột), bệnh tiểu đường.
Ngăn ngừa và điều trị ung thư, bảo vệ tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch là những công dụng khác của vitamin A.
Tác dụng của vitamin A đối với cơ thể
Ngoài tác dụng bổ mắt và bồi bổ cơ thể, vitamin A còn được sử dụng để điều trị bệnh về da (mụn trứng cá, eczema, bệnh vẩy nến, mụn rộp, vết thương và vết bỏng). Khi thức ăn không cung cấp đủ vitamin A và lượng dự trữ trong gan cạn kiệt sẽ xuất hiện bệnh lý của thiếu vitamin A. Dưới đây là một số tác dụng của vitamin A đối với cơ thể:
Đối với mắt
Giúp cho các tế bào trong một loạt cấu trúc của mắt luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn rất quan trọng đối với sự biến đổi ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh trong võng mạc, giúp võng mạc nhận biết được các hình ảnh khi thiếu ánh sáng. Nếu thiếu vitamin A, khả năng nhìn của mắt lúc ánh sáng yếu sẽ bị giảm. Hiện tượng này thường xuất hiện vào lúc trời nhá nhem tối, được gọi là chứng “quáng gà”.
Đối với mô và tổ chức da

Vitamin A cần thiết cho sự bảo vệ toàn vẹn của biểu mô giác mạc và các tổ chức biểu mô dưới da, khí quản, các tuyến nước bọt, ruột non, tinh hoàn… Khi thiếu vitamin A, sự sản xuất các niêm dịch bị giảm, da bị khô và xuất hiện sừng hóa, biểu hiện này thường thấy ở mắt, lúc đầu là khô kết mạc rồi tổn thương đến giác mạc, nặng hơn sẽ làm thủng giác mạc và dẫn đến mù lòa.
Đối với sự phát triển của thai nhi

Vitamin A có ảnh hưởng tới những gen quyết định sự phát triển liên tiếp của một số cơ quan trong quá trình phát triển phôi thai. Với trẻ em, vitamin A giúp phát triển chiều cao và cân nặng, thiếu vitamin A làm xương mềm và mảnh hơn bình thường, quá trình vôi hóa bị rối loạn. Thiếu vitamin A, trẻ sẽ chậm phát triển về thể chất hơn so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi.
Đối với hệ miễn dịch

Vitamin A cần cho chức năng của tế bào võng mạc, biểu mô – hàng rào quan trọng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài. Hai hệ thống đáp ứng miễn dịch của cơ thể con người (miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào) đều chịu ảnh hưởng của vitamin A và các chất chuyển hóa của chúng.
Ngoài ra, vitamin A còn cần thiết cho chức năng sinh sản, vì nó gây ảnh hưởng lên chức năng và sự phát triển của tinh trùng, buồng trứng và nhau thai. Như vậy với mọi lứa tuổi, đặc biệt với phụ nữ có thai và trẻ em thì vitamin A là rất cần thiết.
Các loại thức ăn có nhiều vitamin A là: Cà rốt, màng hạt quả gấc, rau mùng tơi, rau ngót, rau dền, súp lơ xanh, bí đỏ, cà chua, khoai lang… Các loại hoa quả có nhiều vitamin A là dưa hấu, đu đủ chín… Thức ăn động vật có nhiều vitamin A là gan gà, gan lợn, trứng vịt lộn, lươn, lòng đỏ trứng, cá biển, bơ…

Tại sao con tôi lại phải cần đến Vitamin a?

Vitamin a có rất nhiều tác dụng quan trọng đối với cơ thể nhưng bạn cần biết những vai chò chính yếu sau đây.
Trên mắt. Vitamin a có vai trò tạo sắc tố võng mạc giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng, nếu thiếu vitamin a sẽ giảm khả năng nhìn trong bóng tối hay còn gọi là mắc bệnh quáng gà, nếu không điều trị sẽ dẫn tới mù lòa.
Trên da và niêm mạc. Vitamin a giúp tăng tiết chất nhày và ức chế sự sừng hóa. Nếu thiếu vitamin a sẽ làm giảm bài tiết chất nhày và tăng sự sừng hóa khiến cho mắt bị khô da bị khô, nứt nẻ và sần sùi.
Trên xương . Cùng với vitamin d, vitamin a có vai trò giúp cho sự phát triển xương và tham gia vào quá trình phát triển cơ thể, đặc biệt ở trẻ em . Nếu thiếu vitamin a trẻ em sẽ còi xương, chậm lớn.
Trên hệ miễn dịch . Vitamin a giúp tăng tổng hợp các protein miễn dịch nâng, cao sức đề kháng của cơ thể do có tác dụng chống oxy hóa. Khi thiếu vitamin a cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn và tổn thương ở đường hô hấp,tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục. Dễ nhạy cảm với tác nhân gây ung thư.

Làm sao tôi biết được con tôi đang thiếu vitamin a?

Khi trẻ bị thiếu vitamin a thường bị mắc bệnh khô mắt mà biểu hiện lâm sàng sớm nhất là quáng gà, phát hiện bệnh thông qua các biểu hiện: vào lúc chậm choạng tối, đứa trẻ trở nên nhút nhát, chỉ ngồi yên tại chỗ, không dám đi lại hoặc chạy đùa theo bạn. Trẻ lớn thường phải lần tường khi đi lại và hay va vấp vào những đồ vật trên lối đi và hay bị vấp ngã.
Trẻ không biết tìm nhặt đồ chơi và không cầm đúng thức ăn khi mẹ đưa cho. Thật không may khi dấu hiệu này khó phát hiện ở những trẻ còn nhỏ và không phát hiện được ở những trẻ chưa biết đi.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì lòng trắng của mắt mất vẻ bóng nhẵn,rồi xuất hiện nếp gấp về sau cả lòng đen cũng bị đục.Lúc này trẻ sợ ánh sáng, luôn nheo mắt, thậm chí nhắm nghiền mắt hay quay vào chỗ tối….

Vậy có cách nào sớm hơn để biết con tôi đang thiếu vitamin a không?

Trước khi trẻ bị thiếu vitamin a với những biểu hiện trên mắt thì trước đó trẻ thường có một số biểu hiện thiếu vitamin a thể tiền lâm sàng như có biểu hiện chậm lớn, ăn kém ngon, da khô, tóc dễ rụng và trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy… nhưng những biểu hiện này thường không đặc hiệu và tiêu biểu bằng các biểu hiện trên mắt. Để phát hiện chính xác nhất trẻ có thiếu vitamin a hay không thì cần phải làm các xét nghiệm hóa sinh do đó khi bạn nghi ngờ trẻ thiếu vitamin a dựa vào những dấu hiệu trên thì cần đưa trẻ đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để chuẩn đoán và bổ sung kịp thời
Nhưng bạn đừng lo lắng quá vì bạn chỉ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin a liều cao cho trẻ khi đến lịch và chú ý một số nguyên nhân gây thiếu vitamin a để bổ sung kịp thời thì con bạn sẽ không lo bị thiếu vitamin a nữa.

Vậy những nguyên nhân gì gây thiếu vitamin a?

Do không cung cấp đủ vitamin a . Ăn uống nghèo thức ăn chứa vitamin a và tiền chất vitamin a. Trong bữa ăn không sử dụng dầu mỡ là chất cần để hấp thu vitamin a. Trẻ nhỏ không được bú mẹ nhất là trong 6 tháng đầu rất dễ bị thiếu vitamin a thể tiền lâm sàng.
Do mắc bệnh nhiễm khuẩn . Sau nhiễm sởi trẻ thường bị thiếu vitamin a do trong giai đoạn mắc bệnh cơ thể cần huy động nhiều vitamin a để chống lại bệnh tật đồng thời sởi ngăn cản quá trình hấp thu vitamin a của cơ thể do gây tiêu chảy kéo dài. Sởi sẽ làm cơ thể trẻ thiếu vitamin a và đồng thời tình trạng thiếu vitamin a của trẻ càng làm bệnh thêm trầm trọng. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột nhất là nhiễm giun đũa làm khả năng hấp thu vitamin a giảm. Tẩy giun sẽ cải thiện tình trạng thiếu vitamin a. Mắc tiêu chảy kéo dài sẽ làm giảm hấp thu vitamin a.
Suy dinh dưỡng protein – năng lượng . Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường kèm theo thiếu vitamin a. Thiếu protein sẽ ảnh hưởng tới chuyển hóa, vận chuyển và sử dụng vitamin a trong cơ thể. Ngòai ra, thiếu một số vi chất khác như kẽm cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa vitamin a trong cơ thể

Tôi có thể cung cấp vitamin a cho cơ thể bằng cách nào?

Trước hết bạn cần phải biết trong tự nhiên Vitamin A tồn tại ở hai dạng. Dạng thứ nhất là retinol (vitamin a), đây là dạng hoạt động của vitamin a và được cơ thể sử dụng trực tiếp, dạng này có nhiều ở gan động vật, trứng và cá.Dạng thứ hai là caroten là tiền chất của vitamin a, trong đó phổ biến và có hoạt tính mạnh nhất là beta-caroten, khi vào trong cơ thể các caroten sẽ được chuyển hóa thành vitamin a để cơ thể sử dụng, dạng tiền chất có chủ yếu từ thực vật như các loại rau xanh, phổ biến nhất là các quả củ có màu như cà rốt, cà chua,quả chin đu đủ, xoài … và đặc biệt nhiều trong dầu gấc.
Một điều quan trọng bạn cần nhớ là trong khi sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều vitamin a thì trong bữa ăn cũng cần phải bổ sung dầu ăn để giúp hấp thu vitamin a và các vitamin tan trong dầu khác như E,D,K hiệu quả.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn bổ sung vitamin a tốt nhất chính là từ sữa mẹ, do đó trẻ cần được bú mẹ trong 6 tháng đầu.
Ở độ tuổi từ 6 tháng trở lên ngoài nguồn cung cấp vitamin a từ sữa mẹ trẻ cần được bổ sung vitamin a từ các bữa ăn hàng ngày như thịt, trứng,cá, các loại rau xanh, trái cây. Bạn chỉ cần cho trẻ ăn theo những thực đơn đã được bác sĩ tư vấn hoặc tìm thấy trong các sách dinh dưỡng cho trẻ là đảm bảo đủ cung cấp lượng vitamin a cần thiết cho trẻ hàng ngày.
Một số trường hợp bạn cần bổ sung vitamin a liều cao cho trẻ như sau: Trẻ trong độ tuổi từ 6- 36 tháng tuổi( có thể mở rộng lên đến 60 tháng) cần bổ sung vitamin liều cao khi đến lịch. Trẻ thường xuyên bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trong và sau đợt sởi,bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun, sau đợt tiêu chảy kéo dài, những trường hợp này cần theo chỉ định của bác sĩ chứ không được tự mua thuốc về bổ sung cho trẻ.
Top 20 thực phẩm giàu Vitamin A:
Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo và cần đi kèm với chất béo để hấp thụ tối ưu. Đây là cách tốt nhất giúp bạn có được một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. May mắn thay, vitamin A có thể được tìm thấy với số lượng dồi dào trong nhiều loại trái cây, rau, cá và các sản phẩm từ sữa. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm giàu vitamin A nên có trong chế độ ăn uống của bạn.
1. Cà rốt

Cà rốt là thực phẩm đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập đến trong danh sách các loại thực phẩm giàu vitamin A. Các vitamin A trong cà rốt có ở dạng beta-carotene – một chất chống oxy hóa lành mạnh. Ăn nhiều cà rốt mỗi ngày có thể cải thiện độ tinh nhanh cho mắt của bạn. Một củ cà rốt sẽ cung cấp 7835 IU vitamin A và 100 gram cà rốt cung cấp 17.033 IU vitamin cần thiết. Cà rốt cũng chứa một lượng lớn vitamin B,C, K, chất xơ và magiê. Hãy cẩn thận khi mua cà rốt vì chúng dễ chứa hàm lượng thuốc trừ sâu cao. Hãy mua cà rốt hữu cơ nếu có thể. Bạn nên ăn cà rốt đông lạnh, nấu chín hoặc sống để có được lợi ích trọn vẹn của nó. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn vài củ cà rốt nhỏ với món hỗn hợp làm từ gà, đậu, dầu, vừng, chanh, tỏi và sốt kem bơ cho bữa ăn nhẹ và lành mạnh vào buổi chiều.
2. Khoai lang

Khoai lang được nhiều người yêu thích vì hương vị ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao. Khoai lang được cho là thực phẩm chứa vitamin A dồi dào nhất. 100 gam khoai lang cung cấp 19.218 IU tương đương với 384% giá trị vitamin A cần thiết hàng ngày. Một khẩu phần ăn khoai lang nấu chín, đông lạnh cung cấp 578% giá trị vitamin A hàng ngày, trong khi khoai lang đóng hộp cung cấp 444%. Thực phẩm này ngoài ra cũng chỉ chứa một lượng calo thấp (103 đơn vị calo )cho bữa ăn của bạn. Bạn chỉ cần xắt khoai lang và thêm một ít dầu ô liu, muối, hạt tiêu và ớt bột, sau đó nướng chúng ở 400 độ trong 20 phút là bạn đã có thể thưởng thức những lát khoai lang thơm ngon, bổ dưỡng
3. Các loại rau có lá xanh thẫm:

Ăn các loại rau lá xanh rất có lợi cho sức khỏe. Rau lá xanh chứa ít calo, giàu chất dinh dưỡng và rất dễ chế biến. Các loại rau lá xanh như rau cải, rau bina, cây mù tạc và cây bồ công anh xanh, cải xoăn là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời. Một cốc cải xoăn nấu chín cung cấp 17.707 IU vitamin A, trong khi rau bina cung cấp 377% giá trị hàng ngày. Rau cải có chứa nhiều beta-carotene chỉ với 31 calo một cốc. Một chén rau mù tạc xắt nhỏ có thể cung cấp cho bạn 118% giá trị vitamin A hàng ngày . Một khẩu phần ăn bồ công anh xanh cung cấp hơn 100% giá trị vitamin A được khuyến nghị sử dụng. Các loại rau lá xanh cũng chứa một số lượng lớn dưỡng chất như vitamin C , K, kali, folate, phốt pho, chất xơ, canxi, protein, mangan. Bạn nên ăn sống các loại rau, tuy nhiên riêng rau mù tạc thì bạn nên nấu chín chúng để cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.
4. Qủa bí

Dù sống hoặc được nấu chín, bí đều một món ăn rất thơm ngon và bổ dưỡng. Loại quả này chứa nhiều chất beta-carotene, được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể. Một nửa cốc bí ngô đóng hộp cung cấp 953 mg vitamin A và chỉ 42 đơn vị calo. 100 gram bí nấu chín cung cấp 11.155 UI giá trị vitamin A cần thiết hàng ngày. Những quả bí giàu vitamin A là Hubbard và bí ngô. Bí cũng là một nguồn thực phẩm chứa vitamin C, mangan, magiê và chất xơ.
5. Rau diếp

Rau diếp được sử dụng phổ biến để trang trí món salad. Loại rau giàu chất dinh dưỡng này xứng đáng có được vị trí vững chắc trong bữa ăn của bạn. Sự đa dạng của màu xanh lá trong rau diếp có chứa một lượng vitamin A cao. 1 cốc rau diếp dã nhỏ cung cấp 361 IU vitamin A và chỉ 10 đơn vị calo. Một cốc rau diếp Romaine cung cấp 8710 IU vitamin A . Các loại rau giàu vitamin A là rau diếp xoăn, đầu bơ. Hầu như tất cả các giống rau diếp có thể giúp bạn đáp ứng hơn một nửa giá trị vitamin A được khuyến nghị. Vì vậy, hãy thêm rau diếp vào salad hoặc bánh mì của bạn để tăng cường vitamin A.
6. Trái cây khô

Hoa quả khô đều là sự lựa chọn ăn vặt lành mạnh. Hoa quả khô như mận, mơ, đào là một nguồn vitamin A tuyệt vời. Qủa mơ chứa hàm lượng vitamin A cao nhất trong tất cả các loại hoa quả sấy khô. 100 gram mơ cung cấp 12.669 IU vitamin A, hơn 200% giá trị được khuyến nghị. Mận khô cung cấp 24%, trong khi đào khô cung cấp 17% giá trị vitamin A hàng ngày. Hoa quả khô cũng có thể giúp tăng cường năng lượng, chất chống oxy hóa và mức độ dinh dưỡn.
7. Dưa đỏ

Dưa đỏ chứa nguồn vitamin A với hàm lượng calo thấp. 100 gam dưa đỏ có thể giúp bạn đạt được 68% giá trị vitamin A hàng ngày. Nó chứa khoảng 3.382 IU vitamin A. Một quả dưa đỏ vừa có chứa 23 calo và 0,1 gam chất béo. Trái dưa ngon ngọt này sẽ rất tốt nếu bạn ăn với phô mai ricotta. Hãy thưởng thức trái cây mọng nước này trong salad như một bữa ăn nhẹ vào buổi tối hoặc như một món tráng miệng sau bữa ăn. Bạn cũng có thể ăn dưa đỏ sau khi tập luyện để hồi sức.
8. Ớt chuông

Ớt chuông là một nguồn vitamin A tuyệt vời. 1 chén ớt chuông đỏ xắt nhỏ có thể cung cấp 4665 IU vitamin A, gần như 100% giá trị vitamin khuyến cáo hàng ngày. Ớt chuông xanh cung cấp 12% và ớt chuông màu vàng có thể giúp bạn đạt được 7% giá trị vitamin A hàng ngày. Ớt chuông cũng rất giàu chất chống oxy hóa như lycopene,phytochemicals, vitamin C và canxi. Vì vậy, thêm một vài lát ớt để món ăn của bạn để tăng cường giá trị dinh dưỡng và hương vị. Loại rau đa năng này có thể được thưởng thức với xà lách, trứng và bánh pizza và mì ống. Bạn thậm chí có thể ăn nó với một loại rau và kem.
9. Hải sản

Các loại hải sản như cá ngừ, hàu, cá hồi, cá tầm và cá thu chứa một lượng lớn vitamin A trong thực phẩm từ động vật. 100 gam cá ngừ phi lê có thể giúp bạn đạt được 50% giá trị vitamin cần thiết hàng ngày. Cá tầm và cá thu cung cấp 15% giá trị vitamin A theo khuyến cáo. Hàu là một cỗ máy dinh dưỡng. Một Ounce hàu có thể cung cấp 8% giá trị vitamin A. Hải sản cũng rất giàu axit béo omega 3 có vai trò quan trọng trong sức khỏe võng mạc và làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Nó cũng giàu niaxin, một chất giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Bạn nên ăn ít nhất hai phần hải sản mỗi tuần.
10. Xoài

Xoài là một loại trái cây ngon ngọt có mặt trong cả bữa chính và tráng miệng. Trái cây nhiệt đới này là một kho chất dinh dưỡng quan trọng và có thể là một sự bổ sung quan trọng cho một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Một quả xoài có kích thước vừa cung cấp 3636 IU vitamin A, tương đương 73% giá trị hàng ngày.
11. Đu đủ

Đu đủ là một trái cây nhiệt đới có chứa một lượng vừa phải vitamin A. Một quả đu đủ nhỏ cung cấp 30% giá trị vitamin A hàng ngày. Đu đủ chứa hàm lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất, các enzyme và chất chống oxy hóa. Trái cây ngon này sẽ là một sự bổ sung tuyệt vời cho món salad trái cây và sinh tố của bạn.
12. Dầu gan cá tuyết

Dầu gan cá tuyết thường được dùng như là một nguồn vitamin D dồi dào. Tuy nhiên, nó cũng chứa lượng vitamin A cao. Dầu gan cá tuyết có sẵn ở cả dạng dầu và dạng viên nang. Một muỗng café dầu gan cá tuyết cung cấp 280% giá trị vitamin A hàng ngày.
13. Gan gà tây

Gan gà tây có thể được thưởng thức dưới nhiều hình thức. Nó sẽ là một sự bổ sung tuyệt vời cho nước sốt và cho nhồi ức gà của bạn. Gan gà tây là một nguồn đáng ngạc nhiên của nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu. 100 gram gan gà tây có thể cung cấp cho bạn 1507% giá trị vitamin A hàng ngày, một con số đáng ngạc nhiên. 100 gram gan gà tây cung cấp 75.333 IU vitamin A và 273 calo.
14. Ớt cựa gà

Ớt cựa gà thường được sử dụng để thêm gia vị cho các món ăn nhạt nhẽo. Bên cạnh việc thêm hương vị cho bữa ăn, ớt cựa gà cũng cung cấp một lượng vitamin A tuyệt vời. Một muỗng canh ớt bột cung cấp 3448 IU vitamin A, gần 70% giá trị hàng ngày. Ớt cựa gà cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin C, kali và canxi. Kết hợp 1 muỗng canh gia vị cay nồng này trong chế độ ăn uống của bạn để tận hưởng một số lợi ích sức khỏe nhé!
15. Sữa tươi nguyên kem

Mọi người thường lựa chọn sữa nguyên chất thay vì sữa tách kem với hương vị phong phú và nhiều chất dinh dưỡng. Một ly sữa nguyên chất có thể cung cấp cho bạn cả vitamin A và D lần lượt là 395 IU vitamin A và 146 calo. Nó cũng chứa protein, canxi và magiê. Hãy nhớ rằng, sữa nguyên chất chứa nhiều chất béo và calo, vì vậy bạn nên ăn ở mức vừa phải.
16. Các loại thảo mộc khô

Các loại thảo mộc cực kỳ linh hoạt. Chúng cũng là một loại thực phẩm tuyệt vời giàu vitamin A. Bạn có thể thêm chúng vào hầu hết tất cả các món ăn ngon của bạn. Kinh giới là một trong những loại thảo mộc tốt nhất để tăng cường vitamin A của bạn. 100 gram kinh giới có thể cung cấp 8.068 IU vitamin A và 271 calo. 100 gram húng quế khô có thể cung cấp 15% giá trị vitamin A được khuyến cáo hàng ngày. Nó cung cấp 744 IU vitamin A và 251 calo. Hãy rắc những thảo dược này lên món ăn của bạn để món ăn ngon hơn và tăng nồng độ vitamin A.
17. Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan có thể làm nên điều kỳ diệu cho sức khỏe của bạn, bao gồm cả việc giúp bạn đáp ứng số lượng vitamin A được khuyến cáo hàng ngày. Một khẩu phần đậu Hà Lan cung cấp 134% giá trị vitamin A hàng ngày, song chỉ đi kèm với 60 đơn vị calo. Loại rau ngon này cũng cung cấp cho cơ thể vitamin C, K và B.
18. Cà chua

Cà chua chứa ít calo và nhiều loại vitamin và khoáng chất. Chỉ cần một quả cà chua vừa phải có thể cung cấp cho bạn 20% giá trị vitamin A hàng ngày. Cà chua cũng là một nguồn vitamin C và lycopene tuyệt vời.
19. Đào

Trái cây mọng nước này chứa một số dưỡng chất cần thiết như vitamin C, canxi, kali, sắt, magiê và phốt pho. Ngoài các chất dinh dưỡng này, đào cũng cung cấp cho cơ thể 10% giá trị vitamin A hàng ngày.
20. Thịt bò

Thịt bò nạc là một nguồn vitamin A tuyệt vời. 100 gram thịt bò có thể giúp bạn có được 90% lượng vitamin A cần thiết. Thịt bò cũng rất giàu kẽm, một khoáng chất giúp cơ thể hấp thụ chất chống oxy hóa và chống lại một số bệnh. Hãy chắc chắn rằng bạn chọn được số thịt nạc nhất từ ​​tạp hóa để giảm tổng lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống của bạn. Không chỉ thịt, gan bò cũng cung cấp hơn 30% lượng vitamin A cần thiết.
Hàm lượng vitamin A của một số thực phẩm phổ biến:
Thực phẩm
Trọng lượng
Hàm lượng Vitamin A (mcg)
Rau và các loại quả
Rau
Khoai lang có vỏ được nấu chin
61g
1096
Bí ngô đóng hộp
125mL(1/2 cốc)
1007
Nước ép cà rốt
125mL(1/2 cốc)
966
Cà rốt nấu chín
125mL(1/2 cốc)
653-709
Bí ngô, bí đỏ chín
125mL(1/2 cốc)
604
Củ cải Thụy Sĩ
125mL(1/2 cốc)
566
Cà rốt nhỏ sống
8 củ cà rốt (80g)
552
Cây lá cải chín
125mL(1/2 cốc)
406-516
Cà rốt sống
61g
509
Cải xoăn tươi hoặc đông lạnh chín
125mL(1/2 cốc)
468-505
Cải xanh chín
125mL(1/2 cốc)
290-466
Rau và nước ép hoa quả
125mL(1/2 cốc)
267
Rau diếp lá dài
250mL(1 cốc)
258
Rau diếp lá đỏ
250mL(1 cốc)
218
Bông cải xanh chín
125mL(1/2 cốc)
150
Ớt đỏ chin
125mL(1/2 cốc)
106
Hoa quả
Quả mơ khô
60mL(1/4 cốc)
191
Qủa mơ đóng hộp
125mL(1 /2cốc)
169
Dưa đỏ sống
125mL(1 /2cốc)
143
Các loại hạt
Thực phẩm này chứa ít vitamin A
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Phô mai
Sữa dê thô
50g
243
Phô mai không béo
50g
220
Sữa dê hơi dẻo
50g
204
Phô mai Muenster, chín, phô mai cứng Colby
50g
132-158
Phô mai Ricotta
125mL
140-156
Phô mai xanh/ Rôcơfo
50g
99-147
Sữa
Sữa sô cô la chứa 1%, 2% chất béo
250mL(1 cốc)
137-163
3,3 % homo
250mL(1 cốc)
119
Đồ uống đậu nành
250mL(1 cốc)
103-104
Thịt và các sản phẩm từ thịt
Gan gà tây chín
75g
16950
Gan thịt bê chín
75g
15052-15859
Chân cánh gà tây chín
75g
8053
Gan bò chín
75g
5808-7082
Gan cừu non chín
75g
5618-5836
Gan lợn chín
75g
4054
Gan gà chín
75g
3222
Cá và hải sản
Lươn chín
75g
853
Cá ngừ Bluefin sống hoặc chin
75g
491-568
Cá trích giầm nước mắm
75g
194
Cá thu chín
75g
189
Trai trai chín
75g
128
Cá hồi Chinook chín
75g
112-118
Hàu chín
75g
110
Các sản phẩm từ thịt
Trứng chin
2 quả
190-252
Dầu gan cá tuyết
5ml
1382
Source: diettitians.ca

Lưu Ý:
Ngoài ra, cần uống bổ sung viên nang vitamin A liều cao cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi, trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi (đối với 22 tỉnh, thành phố khó khăn, nơi có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao) theo định kỳ 1 năm 2 lần vào đầu tháng 6 và tháng 12 hàng năm, các bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng cần uống bổ sung 1 liều vitamin A.
Hút thuốc lá làm tăng nhu cầu vitamin của cơ thể bởi nó làm tăng quá trình khử oxy hóa trong quá trình chuyển hóa chất. Qua nghiên cứu, người ta thấy hàm lượng vitamin C và vitamin E trong máu những người hút thuốc lá thấp hơn 1,5 lần so với người không hút. Hàm lượng các vitamin khác cũng thấp hơn và nhu cầu vitamin của họ tất nhiên cũng cao hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là liều lượng vitamin cao sẽ chống được tác hại của thuốc lá.
Hơn nữa, người nghiện thuốc lá lại hay bị những bệnh đường tiêu hóa kèm theo, nên quá trình hấp thu vitamin còn bị rối loạn nhiều hơn.

ANTĐ - Vitamin A giúp tăng cường thị lực, khả năng sinh sản, làm xương chắc khỏe và cải thiện hệ thống miễn dịch… nên nhiều người đã và đang lam dụng nó một cách vô tội vạ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Vitamin A có nhiều trong các loại củ, quả có màu vàng, đỏ, da cam 
và các loại rau lá có màu xanh đậm
Hiểu biết về vitamin A:

Vitamin A là vitamin tan trong dầu, khi thừa không thải ra khỏi cơ thể hàng ngày như các loại vitamin tan trong nước mà tích luỹ lại trong gan nên dùng thời gian dài có thể gây ngộ độc. Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như: gan động vật, trứng, sữa... Dạng tiền vitamin A (beta-caroten) có nhiều trong các loại củ, quả có màu vàng, đỏ, da cam: cà rốt, đu đủ, gấc, chuối… và các loại rau lá có màu xanh đậm: rau ngót, rau muống, rau khoai lang, mồng tơi...
Vitamin A cần thiết cho quá trình nhìn, sinh sản, phát triển, sự phân bào, sao chép gen và chức năng miễn dịch. Nhu cầu của cơ thể chỉ khoảng vài trăm microgam/ngày, nhưng khi thiếu nó lại gây ra những rối loạn chuyển hóa quan trọng, nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Vitamin A được chỉ định dùng cho người mắc bệnh quáng gà, rối loạn nhìn màu mắt, khô mắt; bệnh vẩy cá, trứng cá, chứng tóc khô dễ gãy, móng chân, móng tay bị biến đổi, hội chứng tiền đình, rối loạn mãn kinh, xơ teo âm hộ; chứng mất khứu giác, viêm mũi họng mãn, điếc do nhiễm độc, ù tai; nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa, phòng thiếu hụt vitamin A ở người mới ốm dậy, phụ nữ cho con bú, cường giáp. Nó cũng được chỉ định dùng cho trẻ em chậm lớn, mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp…

Bạn có thể bị mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, khô da, vàng da, rối loạn kinh nguyệt... 
nếu lạm dụng vitamin A 
Vàng da, quái thai vì thừa vitamin A
Nếu dùng quá nhiều caroten hay còn gọi là tiền vitamin A (ở các thực phẩm) gây tích trữ dưới da, làm vàng da nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân. Những dấu hiệu này sẽ thuyên giảm nếu ngừng sử dụng vitamin A liều cao.
Đối với trẻ em, khi sử dụng quá lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể, trẻ sẽ mắc bệnh viêm da sần dạng vảy cá, trẻ chậm tăng cân, tăng chảy máu và đau xương, kìm hãm sự phát triển xương làm chậm lớn… Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Vì vậy, việc sử dụng cần theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Với người lớn, lạm dụng vitamin A sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, khô da, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Đối với bà bầu, sử dụng quá liều vitamin A có thể gây quái thai hoặc gây khó đẻ do rối loạn cơn co.
Những biểu hiện khi bị ngộ độc vitamin A
- Mờ mắt, nhìn không rõ đồ vật 
- Chóng mặt liên tục
- Đau đầu thường xuyên
- Tóc rụng
- Tiêu chảy
- Mất ngủ
- Da bị mẩn ngứa, rối loạn sắc tố da
- Kinh nguyệt bất thường
- Bạn có thể bị ngất xỉu trong lúc làm việc…
- Loãng xương
Do đó, bạn không nên lạm dụng vitamin A, chỉ sử dụng một lượng đủ với nhu cầu của cơ thể. Đặc biệt là không nên uống thêm vitamin A khi không cần thiết. Phụ nữ mang thai chỉ cần ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin A kể trên hàng ngày thì cũng cung cấp đủ vitamin A. Tuy nhiên, không nên kéo dài thời gian sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A. Thay vào đó, nên đa dạng hóa thực phẩm để có chế độ ăn tốt nhất cho cơ thể. Khi muốn bổ sung thêm vitamin A, bạn cần có sự tư vấn của bác sỹ.
Dùng quá liều vitamin A
Cấp tính:
- Dùng liều vượt quá 150.000UI ở trẻ em, 100.000UI ở người lớn.
- Hàm lượng retinol huyết tương 150mcg/100ml.
Mãn tính:
- Trẻ mới sinh: 10000 UI/24 giờ, từ 1-3 tháng
- Trẻ em: 10.000-30.000UI/24 giờ, từ 2-6 tháng
- Người lớn: 50.000-100.000 UI/24 giờ, từ 2-6 tháng

BS. NGUYỄN VĂN TIẾN

Thiếu hụt vitamin A còn có thể dẫn đến nguy cơ bệnhtiêu chảy ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai...





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét