Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Dịch bệnh dồn dập

http://www.benhvienthongminh..com
Dịch bệnh dồn dập

Chiều 6/8, tại cuộc giao ban trực tuyến dịch bệnh với các địa phương, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định, tình hình dịch bệnh hiện nay giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng diễn biến phức tạp, dồn dập nhiều loại bệnh hơn
Bộ trưởng nhận định, nếu không phòng chống tốt rất dễ bùng phát các ổ dịch. Hiện nay Việt Nam đang đối mặt hàng loạt các dịch bệnh như virus Ebola, tiêu chảy cấp, viêm não Nhật Bản B…

Không chủ quan với dịch bệnh Ebola
TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, mặc dù Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào do virus Ebola nhưng hiện bệnh đã xuất hiện tại 11 quốc gia, vùng trên thế giới với mức độ lây lan rất nhanh nên cần cảnh giác.
Thế giới đã ghi nhận hơn 1.600 trường hợp mắc Ebola, trong đó có 887 trường hợp tử vong tại 4 nước Tây Phi. Đặc biệt, có đến 100 cán bộ y tế lây nhiễm virus Ebola.
Tại cuộc họp, TS Nguyễn Thị Phúc, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, hầu hết các ca nhiễm bệnh Ebola đều do tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc, chất dịch cơ thể người nhiễm bệnh. Đã tìm thấy động vật nhiễm bệnh Ebola chết trong rừng và bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người.
Để phòng chống dịch bệnh này, WHO khuyến cáo các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ làm tốt công tác giám sát liên ngành khách nhập cảnh qua các cửa khẩu vào Việt Nam đến từ vùng dịch, phát hiện kịp thời và cách ly hiệu quả, tránh lây lan. Xây dựng kế hoạch hành động, chủ động ứng phó kịp thời khi có dịch.
Lo ngại vi khuẩn tả kháng thuốc
Đối với dịch tiêu chảy cấp, từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận 301.570 trường hợp, trong đó có 3 trường hợp tử vong tại tỉnh Thanh Hóa và TPHCM. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Các trường hợp tử vong này xảy ra tại những địa phương có điều kiện vệ sinh kém, nước ao hồ tù đọng, cầu tiêu đặt trên ao cá, rác thải không được thu gom và thiếu nước sạch.
Qua kiểm tra, phát hiện các nguồn nước sạch ở đây có rất ít chất clo dư và còn chứa một lượng đáng báo động vi khuẩn rất đáng ngại. Bộ Y tế sẽ thành lập 5 đoàn kiểm tra về nước sinh hoạt và nước uống.
Theo Thứ trưởng Long, dịch tiêu chảy tại TPHCM diễn biến phức tạp, có thể tiếp tục gia tăng dù số mắc hiện nay so với cùng kỳ năm ngoái giảm. Dịch tả có nguy cơ xảy ra. Khuẩn tả phát hiện trong ốc bươu là loại từng gây đại dịch tả năm 2007.
Lãnh đạo ngành y tế cho rằng, việc phòng chống tiêu chảy phải gắn chặt với đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch và an toàn thực phẩm. Bộ trưởng Bộ Y tế lo ngại, không ngoại trừ vi khuẩn tả kháng thuốc.

Dịch viêm não tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay, cả nước phát hiện 565 trường hợp viêm não do virus, tại 30 tỉnh, thành phố; trong đó có 22 trường hợp tử vong.
Bệnh nhân viêm màng não cấp cứu tại bệnh viện Nhi Trung ương.  ảnh: Hồng Vĩnh
“Tích lũy từ đầu năm đến nay, số mắc hội chứng não cấp và viêm não Nhật Bản ở Sơn La là 100 trường hợp. Trong đó, số điều trị khỏi là 71 ca, số tử vong 13 ca và hiện đang điều trị là 16 ca. Trong đó xét nghiệm 73 mẫu huyết thanh có 31 mẫu dương tính với viêm não Nhật Bản B rải rác tại tất cả các huyện. 13 trường hợp tử vong ở Sơn La không phải do viêm não Nhật Bản. Các trường hợp tử vong này do hội chứng não cấp hoặc viêm não virus.
Hiện nay ở Sơn La, tỷ lệ tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản mũi 1 và mũi 2 có tỷ lệ khá cao, tuy nhiên, mũi 3 đến nay, mới đạt khoảng 42%. Do đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sơn La mở rộng phạm vi lứa tuổi tiêm phòng từ 1-5 tuổi trước đây lên đến từ 1-15 tuổi tại hai huyện xảy ra tử vong, từ 1-10 tuổi ở những nơi khác, phấn đấu đạt trên 95% trẻ từ 1-15 tuổi được viêm vắc-xin viêm não Nhật Bản.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định, mặc dù dịch bệnh viêm não ở Sơn La đã được ngăn chặn nhưng còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn rất phức tạp.
Trước tình hình dịch bệnh do virus Ebola, ngày 6/8, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bộ Ngoại giao phối hợp trong việc phòng bệnh do virus này.
Theo đó, hạn chế cử cán bộ đi công tác đến vùng dịch Ebola khi không cần thiết. Trong trường hợp phải đi đến vùng dịch cần phổ biến phòng chống dịch theo khuyến cáo của WHO. Cùng ngày, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn giám sát, phòng và chống dịch bệnh do virus Ebola.

Kết luận: Có rất nhiều dịch bệnh đang bao vây, bủa quanh con bạn hàng ngày. Chich ngừa rồi có rất nhiều trường hợp vẫn mắc bệnh. Nguyên nhân tại sao? Đứng trước thảm họa dịch bệnh như hiện nay và phước tạp hơn trong tương lai thì bạn làm gì để bảo vệ con mình và sức khỏe cho cả nhà? Bí quyết rất đơn giản, đó là xây dựng pháo đài hệ miễn dịch vững chắc để lúc nào kẻ thù dịch bệnh hoặc bất kỳ bệnh nào khác cũng không thể thâm nhập vào cơ thể chúng ta được. Bạn đã biết cách xây dựng pháo đài bảo vệ sức khỏe chưa? Ngoài ăn uống và chăm sóc thân thể hàng ngày chúng ta phải bổ sung thêm 1 đội quân hùng mạnh vào cơ thể để lúc nào cũng canh gác bảo vệ khỏi sự xâm nhập của dịch bệnh. Hãy liên lạc với chuyên gia tại benhvienthongminh..com để có đội quận tinh nhuệ nhất hành tinh bổ sung vào cơ thể con bạn, giúp con bạn chống chọi với dịch bệnh tràn lan có mặt khắp nơi như hiện nay.
Theo xaluan.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét