Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

NHỮNG TÁC HẠI TỪ ĐỒ DÙNG NHÀ BẾP

http://www.benhvienthongminh..com

Viện Pasteur TP HCM đã chính thức khuyến cáo người tiêu dùng, nếu sử dụng các vật dụng bằng nhôm không đảm bảo chất lượng trong đun nấu, chứa đựng thực phẩm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Một trong những hậu quả đáng lo ngại là hội chứng lú lẫn sớm với các biểu hiện trí nhớ giảm sút, phản ứng trì trệ, trí năng giảm, cử động chậm chạp, cười khóc bất thường. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã cảnh báo như trên về tác hại của nấu nướng, chứa thức ăn trong dụng cụ nhôm làm từ nhôm tái chế, lẫn tạp chất.

Hầu như không ai biết những đồ nhôm mình dùng được sản xuất như thế nào.
Chị Nguyễn Thị Hường (Quảng Xương, Thanh Hoá) cho biết, đồ dùng nấu nướng của gia đình chị đều bằng nhôm, từ nồi niêu xoong chảo cho đến cối giã cua. Nồi nhôm nhẹ, mỏng, có thể treo trên tường hay chồng lên nhau không mất diện tích và khi nấu nướng thức ăn rất nhanh chín.
Giá thành nồi nhôm lại rất rẻ. Cả bộ nồi nhôm nhà chị gồm 5 chiếc, cộng với cối, chảo, giá cũng rất... bèo, chỉ hết khoảng 150.000 đồng. Chị Hường nói thêm: "Nhưng tôi thấy rất lạ là sau khi nấu canh cua hoặc canh cá dọc mùng, những chiếc nồi nhôm sáng bóng một cách bất thường. Còn chiếc nồi nào kho cá, kho thịt trong vài lần đã thấy xuất hiện vết rỗ đen nơi đáy nồi".
Chị Lê Diệu Ninh (Sơn Cẩm, Phú Lương, Thái Nguyên) cũng tậu một bộ nồi nhôm gia công về đun nấu. Chị Ninh cho biết lý do quan trọng để chị sử dụng nồi nhôm bên cạnh những tính năng siêu mỏng, siêu nhẹ, nó còn siêu... rẻ. Chỉ 50.000 đồng, chị đã có trong tay 3 chiếc nồi phục vụ nội trợ cho cả gia đình.
Chị Nguyễn Thị Hường đang lo lắng vì chiếc nồi nhôm sau vài lần nấu canh cua, kho cá, kho thịt đã lộ rõ những vết rỗ ở đáy.
Tại Hà Nội, ra ngõ là gặp người bán nồi nhôm siêu mỏng, siêu rẻ. Nó không chỉ phù hợp với những người có thu nhập thấp mà còn được bán rất chạy cho sinh viên ngoại tỉnh, lao động nhập cư. Chỉ 30.000 đồng, họ đã mua được 2 chiếc nồi nhôm xinh xinh.
Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) Hoàng Thuỷ Tiến cho biết: "Lợi thế nhất của hàng nhôm gia công, tái chế là giá thành rẻ. Người tiêu dùng không biết hoặc biết tác hại nhưng không có điều kiện thay đổi nên vẫn dùng. Điều nguy hiểm nếu dùng đồ nhôm từ nhôm phế liệu, không xử lý hết tạp chất, không tạo được bề mặt trơ với môi trường thì khi đun nấu, chứa đựng thực phẩm dễ tạo ra các ion nhôm vào thực phẩm gây hại cho sức khoẻ".
Trong năm nay, Bộ Y tế ban hành Quy định giới hạn tối đa vi sinh vật và tồn dư các chất ô nhiễm trong thực phẩm. Quy định này được sửa đổi bổ sung dựa trên Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm đã ban hành cách đây hơn 10 năm. Theo đó, quy định có bổ sung giới hạn kim loại nặng trong dụng cụ chứa đựng bảo quản thực phẩm như chì, asen, cadimi, antimoan. Nếu đơn vị, cá nhân nào vi phạm sẽ bị xử phạt theo pháp luật hiện hành.

Đặc biệt, khi nấu ở nhiệt độ cao với thức ăn có nước mắm, muối, canh chua, canh riêu phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn, tạp chất độc sẽ thôi nhiễm nhanh hơn và lẫn vào thức ăn. Theo các nghiên cứu khoa học, đồ dùng nhôm chứa đựng thức ăn nóng, chua, mặn hoặc để qua đêm, bề mặt nhôm dễ bị rỗ, giải phóng các ion nhôm vào cơ thể, tích luỹ ở tế bào não, gây ra hội chứng lú lẫn sớm. Biểu hiện là trí nhớ giảm sút, phản ứng trì trệ, trí năng giảm, cử động chậm chạp, cười khóc bất thường.
Với các mặt hàng nhôm tràn lan không rõ nguồn gốc như hiện nay, việc kiểm tra chất lượng cũng như ảnh hưởng với thực phẩm khá khó khăn, nên người tiêu dùng cũng phải tự biết bảo vệ sức khoẻ. Tốt nhất, các gia đình nên hạn chế dùng đồ nhôm gia công.
Theo ông Tiến, nếu có điều kiện nên dùng đồ inox, đồ nhôm được qua phương pháp điện hoá có chất bao phủ trên bề mặt để nấu nướng. Đối với gia đình đang dùng đồ nhôm nguyên chất của Liên Xô, Hải Phòng... sản xuất cũng không nên hoang mang, có thể yên tâm sử dụng tiếp nếu biết chắc chắn nó được sản xuất từ nhôm nguyên chất.
Bát đĩa, nồi, chảo, ấm nấu nước... bằng nhôm là đồ dùng bếp núc phổ biến nhất hiện nay. Và nếu theo cảnh báo của Viện Pasteur TP HCM thì bất cứ ai cũng có thể mắc phải chứng lú lẫn, nhanh quên. Phiên chợ Trôi của thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Tây hôm 21/10 có 2 sạp hàng bán dụng cụ nấu ăn thì cả hai hàng chủ yếu bán đồ nhôm.
Đồ nhôm bày bán la liệt tại phiên chợ Trôi (thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Tây).
Nồi niêu xoong chảo bằng nhôm đủ các cỡ, ấm nhôm khay nhôm, bát nhôm to nhỏ nằm la liệt, sáng loáng áp đảo các đồ dùng cùng tác dụng làm bằng inox, thuỷ tinh hay sành sứ. Các đồ dùng nhỏ khác nhưng cũng trực tiếp tiếp xúc với thức ăn như cặp lồng, tô đựng canh, muôi, thìa nhôm cũng không vắng mặt.
Chị Thuỷ, chủ sạp phía ngoài cổng chợ bán được 10 thứ đồ trong phiên chợ sáng thì tất cả là đồ nhôm; còn chị Vân ở phía trong bán 7 cái nồi thì duy nhất chỉ 1 cái làinox.
Lý do đồ nhôm bán được rất đơn giản là “vừa rẻ, vừa bền. Còn hàng inox đắt, thuỷ tinh hay gốm sứ dễ vỡ, ít người mua”, chị Thuỷ nói. Áp đảo về số lượng, mẫu mã, đồ nhôm ở đây còn phong phú về xuất xứ. Ngoại trừ mấy cái chảo nhôm chống dính là “hàng hiệu”, còn tất cả đều được bán theo dạng không rõ nguồn gốc, người mua không thể biết được đó là của công ty, xí nghiệp nào. Hai chủ sạp tiết lộ, phần lớn hàng của họ được mua từ các lò tư nhân, nấu lại từ các loại nhôm phế thải.
Do quen dùng và tin tưởng vào độ an toàn của đồ nhôm, nên thông tin đồ dùng bằng nhôm có thể gây ra giảm trí nhớ được bà con tiếp nhận khá dửng dưng. Cụ Trần Đắc Sửu ở xã Tân Lập (Đan Phượng, Hà Tây) vừa mua xong một chõ hong xôi ở chợ Tân Hội (xã Tân Hội, Đan Phượng, Hà Tây) cho biết: Tất cả nồi niêu, xoong chảo trong nhà cụ đều bằng nhôm; việc đựng thức ăn qua ngày theo Viện Pasteur là nguy hiểm thì lại là chuyện hàng ngày ở nhà cụ. Thậm chí, cái nồi kho cá của nhà cụ thường xuyên sùi bọt trắng nhưng gia đình vẫn tiếp tục dùng.
“Tôi 72 tuổi, dùng đồ nhôm cũng bằng ấy năm nhưng thấy vẫn bình thường, giờ mới nghe anh nói là nó độc”, cụ Sửu nói. Tuy nhiên, dù biết “có độc” nhưng để người dân từ bỏ cái nồi, ấm nhôm đã quen dùng hàng mấy chục năm là điều không dễ.
Anh Nguyễn Văn Ngọc - chủ cửa hàng bán đồ nhôm ở chợ Tân Hội cho biết, nhà anh cũng sử dụng nhiều đồ nhôm và vẫn chưa có ý định ngừng, giảm bán cũng như thôi dùng đồ nhôm trong nhà. Anh nói: “Nếu có ai đó dùng đồ nhôm mà chết ngay thì mới sợ, chứ dần dần mới chết, hoặc có làm sao thì người dân vẫn sẽ tiếp tục dùng”.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, dùng nồi nhôm để nấu nướng là không khoa học. Phân tử nhôm là loại phân tử có hoạt tính cao, đặc biệt là sau khi kim loại nhôm chịu nhiệt, gặp phải thức ăn có chất chua và tính kiềm, lại càng dễ xảy ra phản ứng hóa học mà hình thành chất hỗn hợp nhôm. Vi lượng nhôm này hòa tan vào thức ăn đi vào cơ thể con người, sẽ tích tụ tại gan, tỳ, thận và tổ chức não.
Nhôm không chịu được các chất có tính ăn mòn. Nồi nhôm đựng các thức ăn có chất axid, chất kiềm, chất muối thì sẽ sinh phản ứnghóa học, tạo nên một hợp chất có hại cơ thể, là nguyên nhân gây ra bệnh ngớ ngẩn. Không nên đựng thức ăn, cơm, canh, rượu, các thức ăn có mì chính… trong đồ đựng nhôm qua đêm.
Ngoài ra, cũng không nên đánh trứng trong bát nhôm, kẻo lòng đỏ trứng sẽ biến thành màu xanh lục, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu xám.
Nguyên tố nhôm có thể ức chế tiêu hóa đối với việc hấp thu chất phốtpho, đảo lộn sự chuyển hóa chất phốtpho trong cơ thể, phá hoại hoạt tính của dung môi albumin của dạ dày, dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe,làm cho người chóng già, sinh ra đứa trẻ kém thông minh, người cao tuổi bị lẫn.
Các nhà khoa học đã tiến hành giải phẫu đối với hai cháu chín tuổi và năm tuổi đã chết sớm vì bệnh già cỗi, phát hiện hàm lượng nguyên tố nhôm trong đại não cao gấp 6 lần so với người bình thường.

Phân biệt inox xịn và inox mạ

Cũng là cái xoong, cái thìa inox nhưng giá cả có thể chênh lệch nhau đến cả chục lần. Nếu không tinh ý mua phải, vừa phí tiền lại rước cái độc hại vào người.
Đồ gia dụng inox đang ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi hình thức sáng bóng của vật liệu, trông rất sạch sẽ.

inox thật màu tối,không hút được nam châm
Tuy nhiên, có không ít trường hợp mua về dùng chưa được bao lâu thì không còn sáng bóng nữa, mà bị xỉn màu, hoen ố, hay thậm chí có vết gỉ và xuất hiện các lỗ nhỏ li ti như bị nổ.

Theo TS Phạm Đức Thắng, trên thị trường hiện nay có nhiều loại inox giả. Chất liệu chính của các sản phẩm này có thể là thép hoặc tôn sắt, mạ ngoài bằng một lớp đồng, niken và crom mỏng.
Theo TS Thắng, có thể phân biệt inox "xịn" và inox mạ bằng độ sáng bóng của vật liệu. Inox mạ thường có độ bóng sáng loáng trong khi inox "xịn" có màu sáng nhờ nhợ. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể thử bằng cách sử dụng nam châm. Tùy vào thành phần inox mà các sản phẩm inox "xịn" hoặc là không hút từ hoặc nếu có chỉ hút nam châm nhẹ, khi kéo ra lực ở tay sẽ rất nhẹ nhàng. Còn inox mạ sẽ có độ hút mạnh, thậm chí chỉ đưa đến gần đã nghe tiếng "tạch" vì nam châm bị hút vào kim loại. Khi lấy nam châm ra sẽ thấy lực hút ở tay rất mạnh.
Những người có kỹ thuật cũng có thể sử dụng axit nóng khoảng 70o để kiểm tra chất lượng inox. Nếu là inox mạ crôm sẽ đen sì, trong khi inox tốt vẫn giữ nguyên màu sắc.

rán đồ ăn bằng nồi nhôm không có lợi cho sức khỏe
Do vậy, nếu dùng nồi niêu bằng nhôm nấu thức ăn lâu dài thì nguyên tố nhôm ăn vào quá nhiều, chắc chắn đối với cơ thể người rất có hại. Do dó, không nên sử dụng nồi nhôm nấu nướng.
Theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg, nếu hàm lượng chì vượt quá sẽ là nguyên nhân làm loãng máu, da xanh, hủy hoại hồng cầu. Ở mức độ nhiều hơn chúng sẽ tích tụ trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan và nặng nữa thì gây ngộ độc cấp tính...
Trong quá trình tái chế, do nhôm bẩn còn được độn thêm nhiều loại hóa chất, phụ gia nên các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa, chà xát mạnh, để lại các vết rỗ trên thành xoong, nồi, ấm đun nước… thôi ra làm nước cọ rửa có màu đen bẩn.
Việc lưu trữ thức ăn trong nồi nhôm kém chất lượng sẽ rất độc hại vì các hóa chất, tạp chất bẩn sẽ hòa tan vào thức ăn. Sau một thời gian phơi nhiễm, lượng nhôm tích tụ trong các mô cơ thể có thể gây nhiễm độc nặng như suy thoái não, hay dị hình xương. Đặc biệt, có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh như: mất ngủ, căng
thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của con người, ngăn cản sự phát triển của xương và làm giảm mật độ xương, gây thiếu máu, giảm chức năng gan... Các thức ăn mặn, chua sẽ khiến cho quá trình ăn mòn kim loại càng xảy ra nhanh hơn, khiến cho bề mặt nhôm dễ chuyển màu và bị rỗ nhanh chóng.
Do vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, người tiêu dùng tránh mua phải đồ nhôm kém chất lượng, người tiêu dùng cần lưu ý chọn lựa đồ có lớp phủ của ôxit nhôm đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt, nên chọn những sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…

Hướng dẫn bảo quản nồi inox

Bằng những thao tác rất đơn giản, các bà nội trợ sẽ giữ được các vật dụng này lúc nào cũng sáng bóng như mới. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn trở thành một phụ nữ đảm đang.

* Sau khi dùng, bạn cần rửa ngay, không nên để các chất béo, muối hoặc axít như giấm còn đọng lại dưới đáy nồi qua đêm.

* Tránh dùng đồ nhôm để cọ rửa nồi, nên dùng vải mềm để lấy hết thức ăn thừa ra.

* Khi nấu nên để lửa tỏa đều dưới đáy nồi, nếu không inox sẽ mau xuống màu.

* Nồi inox một lớp, đáy thường bị các vết vàng cháy sau khi nấu do tích nhiệt không đều. Muốn xóa bỏ những vết này, bạn chỉ cần dùng một miếng vải mềm tẩm chanh hoặc giấm, chùi sạch chỗ cháy theo vòng tròn, nồi sẽ sáng bóng như mới.
Một số đồ dung khác bạn nên tham khảo để có lựa chọn tốt nhất:
1.                      Nồi đất bị nấm mốc:
Nồi đất không được sử dụng trong một hời gian dài sẽ hình thành nấm mốc gây nguy hại cho hệ tiêu hóa. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên bảo quản nồi ở nơi khô ráo và trước khi cất giữ nên lau nồi thật khô. Bên cạnh đó, nếu muốn an toàn hơn thì bạn có thể dùng bột baking soda hòa với nước rồi ngâm nồi 20-30 phút, dùng bàn chải cọ sạch, để khô rồi lót khăn giấy hút ẩm để vào nồi tránh nấm mốc.
2.                      Nồi áp suất: bom nổ chậm trong bếp

Đây là một sản phẩm vô cùng tiện ích nên rất được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên nó có thể phát nổ bất cứ lúc nào nếu bạn sử dụng không đúng cách hoặc mua nhầm loại kém chất lượng. Khi sử dụng loại nồi này bạn phải chú ý tới van giảm áp, nếu kiểm tra thấy không ổn thì nên thay cái mới. Khi nấu bạn cũng chú ý không để thực phẩm quá 2/3 nồi.
3.                      Nồi tráng men chống dính:
Những nồi loại này thường được tráng một lớp chống dính rất tiện lợi. Tuy nhiên, nếu loại kém chất lượng thì sẽ chứa nhiều teflon có nguồn gốc từ teflon khi đốt nóng từ 300 độ C – 500 độ C sẽ bong ra và tạo lớp khói độc gây tức ngực, khó thở và thậm chí là bị ung thư.
Khi sử dụng loại này bạn bên tránh sử dụng ở nhiệt độ cao mà không có lớp dầu ở trên. Nếu thầy có dấu trầy xướt hoặc bong tróc thì nên ngưng sử dụng mà đổi cái mới.
- Nồi tráng men có “tuổi thọ giới hạn”, do nó có thể biến chất bởi các vết trầy trên bề mặt, hay sự va chạm hoặc là “bị” nấu ở nhiệt độ quá nóng làm cho lớp men bị tróc, sẽ gây nhiễm độc.
- Với lần sử dụng đầu tiên, hãy cho nước vào nồi rồi bắt lên bếp nấu ở mức lửa nhẹ.
- Khi sử dụng nồi tráng men nên tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột lạnh/nóng, nóng/lạnh, không thôi sẽ dễ làm rạn lớp men.
Men dùng để tráng có thể chứa chất độc hại như chì, cadmium, arsenic, màu sắc tố trang trí.
- Khi hâm/nấu sữa, để không bị đóng dính ở đáy nồi thì hãy tráng nồi qua nước lạnh rồi hãy đổ sữa vào. Nếu sữa vẫn bị đóng ở đáy thì hãy nhúng cả nồi vào nước nóng (cẩn thận coi chừng phỏng nha) rồi dùng dùng bàn chải loại mền để chà sạch.
- Để loại bỏ những vết trắng xuất hiện ở nồi (calcaire), chỉ cần nấu sôi nước pha với chút dấm loãng trong nồi.

4.                      Nồi inox kém chất lượng:
Những loại kém chất lượng thường được sản xuất từ phế liệu nên dễ bị gỉ sét làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Khi chọn nồi inox, bạn nên chú ý chọn những loại có ký hiệu 304, đây là chỉ những loại đạt chuẩn nấu ăn. Khi nấu ăn, nếu nồi bị cháy khét thì bạn cũng nên lau chùi nhẹn nhàng không nên cạo, chà mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến nề mặt nồi.
5.                      Nồi gang (en fonte).
Gang là một hợp kim giữa sắt và carbone do đó điểm mạnh của nồi gang là khả năng dẫn rất tốt. Ngoài ra nồi gang có tuổi thọ dài nhưng bên cạnh cũng như rất nặng.
Rất thích hợp dùng để nấu các món hầm do khả năng thu tỏa nhiệt tốt, có thể sử dụng được với hầu hết các loại bếp như bếp gaz, bếp điện, bếp hồng ngoại, bếp điện từ, … tuy nhiên nên tránh sử dụng nếu là bếp hồng ngoại vì không loại trừ khả năng đáy nồi gang sẽ gây trầy bếp.
 Chùi rửa nồi gang hơi cực vì nồi nặng. Có thể dùng những nước rửa chén bình thường, hay chất tẩy rửa nhưng tránh không sử dụng các dụng cụ chùi rửa bằng sắt. Phần đáy nồi không rửa mà chỉ chùi qua bằng miếng mút, hoặc vải thấm chút dầu.
Dù đây là loại nồi hữu dụng nhưng cũng có 1 vài khuyết điểm có thể ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và sức khỏe của bạn. Hãy lựa chọn những loại nồi có chất lượng và không dùng các vật sắc, cứng để chà nồi.
6.                       Chảo chống dính
Tác hại: Xoong chảo chống dính ngày càng được dùng phổ biến trong nhà bếp của các gia đình. Nhưng một khuyến cáo mới được đưa ra gần đây rằng: Sử dụng lâu ngày xoong chảo chống dính có thể gây ngộ độc đặc biệt là loại xoong, chảo chống dính giả đang được bày bán rất nhiều trên thị trường hiện nay. Với loại chảo chống dính giả, lớp chống dính thực chất chỉ là một lớp sơn chịu nhiệt. Là một loại sơn nên khi đun nấu ở nhiệt độ cao, lớp chống dính giả sẽ tạo ra lớp khói có chứa các phức chất như perfluoisobutylene, perfluorooctanoic acidpfoa, carbonylchlorride.
Đây là những chất độc gây hại cho sức khỏe với các triệu chứng tức ngực, khó thở... nếu dùng thường xuyên. Với loại xoong nồi chống dính thật mặc dù chưa có những khuyến cáo cấm sử dụng nhưng các chuyên gia cho biết, trong chảo chống dính có lớp teflon. Người ta phát hiện ra hợp chất perfluorrooctanoic acid, viết tắt là PFOA, là một trong những thành phần trong sản xuất Teflon có khả năng là một chất gây ung thư ở người. Ở nhiệt độ cao từ 300 - 400 độ C, chất này cũng có thể tạo ra những lớp khói độc không kém gì lớp sơn chịu nhiệt có hại cho phổi.
Phòng tránh: Rất may là các bà nội trợ hoàn toàn có thể hạn chế được những ảnh hưởng trên với một vài thói quen nhỏ trong nấu nướng. Khi nấu nướng bằng xoong, chảo chống dính không nên để nhiệt độ quá cao. Không nên để nồi chảo không trên bếp nóng mà luôn phải có thức ăn trên đó. Cần ngưng sử dụng với những xoong chảo chống dính đã bị bong tróc lớp chống dính.

7. Lò vi sóng Microwave
Lợi ích khi sử dụng lò vi sóng
- Tiết kiệm năng lượng
- Nấu bằng lò vi sóng nhanh hơn cách nấu bằng phương tiện truyền thống như bếp gas hoặc lò điện vì nhiệt tập trung
- Thức ăn nấu bằng lò vi sóng bảo tồn nhiều chất dinh dưỡng hơn so với cách nấu truyền thống.
- Nhà bếp sẽ không nóng bức khi nấu bằng lò vi sóng, Không chỉ vì không sử dụng lửa thật, mà còn do các vật chứa thức ăn nóng lên rất ít.
- Không mất thời gian để lau chùi lò vi sóng, vì thức ăn không văng tung tóe ra ngoài nếu bạn đựng đồ vào hộp có nắp đậy.
Những bất tiện khi sử dụng lò vi sóng
Nấu ăn bằng lò vi sóng đang ngày càng phổ biến trong các gia đình. Vậy bạn có biết phương thức nấu ăn truyền thống khác gì so với nấu bằng lò vi sóng? Khi ta dùng lửa, than hay gas để đun nấu thức ăn làm cho thức ăn chín dần và phân hủy từ chất đạm... thành các acid amin hay peptid... dễ tiêu hóa, hoặc nếu để lâu bị cháy khét thì thành ra nhiều chất độc. Nấu ăn bằng lò vi ba với những tia sóng cực ngắn làm cho thức ăn chín rất nhanh trong vài phút.
Các nhà khoa học Mỹ đã cảnh báo với sự nóng lên nhanh chóng này, thức ăn không chỉ phân hủy thành các chất dễ tiêu hoá mà còn có thể sinh ra một số chất lạ làm suy giảm hệ miễn dịch. Thêm vào đó, trái ngược với quy luật đun nấu thông thường, lò vi sóng không làm nóng đều thực phẩm mà làm nóng theo điểm, kết quả là dẫn tới việc những vị trí nóng, lạnh khác nhau trên thực phẩm. Điều này khiến cho không thể giết chết tất cả các vi khuẩn tồn tại trong thực phẩm vì chúng vẫn sẽ tồn tại ở những điểm lạnh.
- Không phải thực phẩm nào cũng nấu được bằng lò vi sóng.
- Sóng điện từ phân phối không đều, có chỗ nóng nhiều như ở chung quanh lò và chỗ ít nóng như ở giữa lò, cho nên thực phẩm ở giữa lò chậm chín hơn ở chung quanh lò.
- Phóng xạ có thể thoát ra ngoài.
Những nguyên tắc để sử dụng lò vi sóng an toàn
- Luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng lò vi sóng.
- Tuyệt đối không để lò vi sóng dưới đất, những nơi có độ ẩm cao, gần những vật liệu dễ cháy nổ hoặc nhiệt độ cao.
- Không để gần bếp ga hoặc tủ lạnh vì khi cháy nổ ga hoặc khí ga bắt lửa rất nguy hiểm.
- Không sử dụng hộp đựng bằng kim loại, vì vi sóng có thể bật ra gây tia lửa và hỏa hoạn.
- Không đun nước hai lần - vì dễ làm tăng nguy cơ quá nhiệt. Nước có đường hoặc cà phê sẽ làm giảm nguy cơ này.
Không dùng đồ đựng thức ăn bằng kim loại cho lò vi sóng 
- Không hâm nóng các đồ nấu bịt kín vì áp suất lên cao bình sẽ nổ.
- Không vận hành lò vi sóng khi cửa bị hỏng hoặc không đóng khít.
- Không vận hành khi lò đang rỗng. Việc làm này có thể phát lửa và gây hỏa hoạn.
- Nên đứng cách xa lò vi sóng khoảng 1 mét để đảm bảo an toàn khi lò đang hoạt động.
- Tránh mọi hư hại cho cửa lò như đè lên cửa hoặc nhấc lò lên bằng cánh cửa lò.
- Lau chùi và giữ cửa lò sạch sẽ để cửa luôn luôn khép kín, tránh thất thoát viba ra ngoài.
- Nên kiểm tra lò vài năm một lần để xác định lò có bị thất thoát sóng ra ngoài hay không.
- Rất nhiều các nguyên nhân gây bệnh khác hãy ghé thăm benhvienthongminh.com để biết nhiều hơn các phương pháp phòng và trị bệnh rất hay.
Những lưu ý khi nấu ăn bằng lò vi sóng
- Nên dùng đồ đựng đặc biệt cho lò vi sóng như dụng cụ bằng thủy tinh, đồ sứ, đồ gốm, các loại hộp nhựa chuyên dùng cho lò vi sóng, giấy cứng.
- Vùng ngoài của thức ăn sẽ chín nhanh hơn. Vì thế hãy sắp đặt thức ăn sao cho phần mỏng hơn nằm ở tâm đĩa.
- Thức ăn đưa ra khỏi lò thường rất nóng, vì thế hãy sử dụng tay gắp và cẩn thận. Nếu thức ăn được đậy trong khi nấu, hãy hé mở nắp một lúc để hơi nước không có dịp làm bỏng tay bạn khi mở ra.
- Hầu hết các lò vi sóng đều có những điểm nóng tập trung, vì thế nếu bạn ăn hoặc uống đồ trực tiếp lấy từ lò ra, một số chỗ nóng có thể khiến bạn bị bỏng.
- Có những chỗ lạnh mà thức ăn chưa đủ nóng để diệt khuẩn. Bạn nhớ đảo đều cẩn thận để tránh hiện tượng này.
- Thịt sau khi rã đông bằng lò vi sóng thì nên nấu ngay. Vì lò vi sóng đã làm thức ăn chín một phần, nếu không nấu ngay vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở trong đó.
Để cốc ở trong lò mà không mở cửa trong 5 phút có thể dễ dàng vệ sinh bên trong lò 
Cách vệ sinh lò vi sóng
Bên ngoài lò
- Sử dụng hỗn hợp nước - dấm và miếng bọt biển ướt lau sạch bên ngoài lò vi sóng.
- Một năm, nên kiểm tra các lỗ thông hơi ở mặt sau của lò vi sóng 3-4 lần để làm sạch bụi tích tụ. Có thể xử lý dễ dàng bằng máy hút bụi.
- Chú ý khi làm vệ sinh bản mặt phát sóng. Nó có dạng một miếng giấy hình chữ nhật màu xám tro, nằm trên vách lò bên phải, cùng phía với đèn chiếu. Dùng khăn ẩm lau sạch. Mật độ bức xạ ở đây rất cao nếu có bất kỳ vật nào dính vào cũng sẽ bốc cháy thành lửa ngọn, làm hỏng bản mặt.
Bên trong lò
- Muốn rửa sạch lò dễ dàng, bỏ hai thìa nước cốt chanh trong 1 cốc nước, đặt cốc này trong một cốc đong. Bật lò ở chế độ cao trong 2 - 3 phút, cho đến khi dung dịch sôi thì tắt.
- Để cốc ở trong lò mà không mở cửa trong 5 phút. Bỏ cốc ra ngoài. Sau đó, bạn có thể dễ dàng lau sạch lò bằng một khăn giấy.
Phòng tránh: Người ta đã khẳng định lò vi sóng sẽ rất ít tạo nguy cơ gây hại nếu thực phẩm cho vào lò vi sóng đã qua chế biến thông thường. Lò vi sóng tốt nhất chỉ nên sử dụng khi cần thiết để hâm nóng lại thức ăn.

8. Khí từ bếp ga
Tác hại: Những chuyên gia đã khẳng định, khí từ bếp ga có hại cho sức khỏe của bạn đặc biệt là phổi. Các nhà khoa học tại 2 trường đại học của Scotland đã thu thập các mẫu PM10 là loại hạt ô nhiễm sinh ra từ bếp ga rồi dẫn chúng qua môi trường nuôi cấy các tế bào thường thấy trên bề mặt phổi. Kết quả là các tế bào đã bị viêm. Trên cơ thể người thì hiện tượng này thường dẫn đến hẹp đường hô hấp và ngăn cản bệnh nhân hít thở bình thường. Sở dĩ như vậy là vì, khi đốt, khí ga sẽ sinh ra nhiều dioxit nitơ, đây là loại khí có thể làm giảm khả năng hô hấp và làm xấu đi tình trạng của người mắc bệnh phổi.
Phòng tránh: Bạn hãy luôn luôn giữ cho căn bếp nhà mình thông thoáng và tăng cường sự trao đổi khí với bên ngoài. Những tác động không tốt của khí ga chỉ có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng khi thường xuyên tác động lên phổi của bạn.

9. Bát đĩa bằng sứ và nhựa
Tác hại: Rất nhiều loại hàng như bát, đĩa, chén, ly tách được sử dụng trong nhà bếp là làm từ hai loại phổ biến là sứ và nhựa. Với đồ sứ tráng men, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bát đĩa sứ kém chất lượng. Trong những sản phẩm đó có chứa một lượng chì nhất định có hại cho sức khỏe. Điều đặc biệt là những thí nghệm đã chỉ ra những đồ sứ có hoa văn càng sặc sỡ thì hàm lượng chì càng lớn. Do những hoa văn này được dán hoặc vẽ lên men nên phải nung ở nhiệt độ thấp mới giữ được màu sắc, vì vậy không thể loại bỏ được độc tố chì trong sứ.
Những tác dụng này càng rõ rệt khi đồ sứ chất lượng kém được dùng để đựng đồ ăn nóng, chua và nước hoa quả, vì nhiệt độ và axit sẽ làm các chất độc trong hoa văn được giải phóng nhanh hơn. Với đồ nhựa thì việc đựng thức ăn cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Đồ nhựa kém chất lượng có thể làm nhiễm độc thức ăn gây suy nhược cơ thể và ung thư.
Đúc kết:
Rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, đôi khi chúng ta không tìm hiểu kỹ những vật dụng mình đang dung nên không biết cách phòng tránh những bệnh tật do chính sự lựa chọn sai lầm của chúng ta. Nếu nhà bạn đã lỡ dung không đúng những vật dụng trên rất nhiều năm và gây ra nhiều bệnh cho cơ thể hoặc chưa gây bệnh mà tồn dư 1 lượng kim loại nặng, độc tố trong cơ thể thì bây giờ phải làm sao. Chỉ còn 1 cách duy nhất là lấy nó ra, để lâu bệnh khó chữa. Tại benhvienthongminh..com có các chuyên gia, Bác sỹ sẵng sàng tư vấn miễn phí cho bạn phương pháp đào thải kim loại nặng và độc tố này ra khỏi cơ thể, trả lại cho bạn cơ thể khỏe mạnh, tươi mới và tràn đầy sức sống như tuổi đôi mươi. Nếu bạn có bệnh khó chữa thì cần phải gặp ngay các Bác sỹ giỏi của chúng tôi để có cơ hội tốt dành lại sự sống và sức khỏe cho chính bản thân mình.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét