Trẻ nhỏ có thể mắc bệnh thuỷ đậu sau khi tiếp xúc với người lớn bị bệnh Herpes Zoster, nhưng người lớn ít khi mắc bệnh Herpes Zoster sau khi tiếp xúc với trẻ em thuỷ đậu.
1. Mô tả
Vi rút gây bệnh thuỷ đậu là một loại vi rút có kích thước lớn, có tên gọi là vi rút Varicella- Zoster (Varicella- Zoster vi rus), có axít nhân là AND. Kích thước khoảng 150- 200mm, ở ngoài cơ thể vi rút kém bền vững. Nuôi cấy vi rút trong phôi bào gà và ở môi trường mô.
Vi rút Varicella- Zoster gây ra hai thể bệnh là thuỷ đậu và Herpes Zoster (bệnh Zona) được Kindratitf mô tả năm 1925.
2. Nguồn bệnh:
Là bệnh nhân thuỷ đậu, bệnh nhân có khả năng lây nhiễm từ cuối thời kỳ nung bệnh tới khi ban đóng vẩy.
Trẻ nhỏ có thể mắc bệnh thuỷ đậu sau khi tiếp xúc với người lớn bị bệnh Herpes Zoster, nhưng người lớn ít khi mắc bệnh Herpes Zoster sau khi tiếp xúc với trẻ em thuỷ đậu.
- Thời gian ủ bệnh: 2 đến 3 tuần, thông thường 14-16 ngày. Dài nhất là 5 ngày, nhưng thường là từ 1-2 ngày trước phát ban và không quá 5 ngày sau khi xuất hiện lớp bọng nước đầu tiên. Sự lây truyền có thể kéo dài hơn ở những người bị thay đổi miễn dịch. Tỷ lệ tấn công thứ phát ở những người cảm nhiễm sống cùng trong gia đình là 70 – 90%. Bệnh nhân zona có thể lan truyền bệnh trong một tuần sau khi mọc ban. Cơ thể cảm nhiễm có thể bị mắc bệnh sau khi phơi nhiễm 10 – 21 ngày.
- Thời kỳ lây truyền:
3. Đường lây
Bệnh thuỷ đậu lây theo đường hô hấp do vi rút trong nước bọt và dịch ở họng bệnh nhân tung ra môi trường xung quanh. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, gây nhiễm cho trẻ em khác chưa bị bệnh. Cửa vào chủ yếu là niêm mạc đường hô hấp, cũng có thể là đường tiêu hoá, kết mạc mắt nhưng hiếm gặp.
4. Khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài:
Vi rút sống được vài ngày trong vảy thủy đậu tung vào không khí. Vi rút dễ bị chết bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng.
Virus Varicella zoster đề kháng rất yếu vì chúng tương đối không bền vững, thậm chí ở nhiệt độ 40 độ C tới 70 độ C.
5. Cơ thể cảm thụ tính chất miễn dịch
Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh thuỷ đậu. Lứa tuổi dễ mắc bệnh là trẻ em từ 6 tháng đến 7 tuổi. Người lớn ít bị mắc bệnh vì đã có miễn dịch, chỉ khoảng 10% người lớn trên 20 tuổi mắc bệnh thuỷ đậu.
Bệnh nhân sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững suốt đời, tuy nhiên cũng có khoảng 1% tái nhiễm. Bệnh hay gặp vào mùa lạnh.
6. Cơ chế bệnh sinh
Từ cửa vào là niêm mạc đường hô hấp, vi rút vào máu và đi đến các cơ quan khác.
Ban xuất hiện ở da và niêm mạc là do vi rút thuỷ đậu khu trú và phát triển ở đó. Một số tác giả cho rằng vi rút thuỷ đậu có thể tồn tại trong các tế bào thần kinh ở thể ngủ sau khi khỏi bệnh.
7. Tổn thương giải phẫu bệnh lý
Tổn thương chủ yếu ở da và niêm mạc, phù nề, thoái hoá nước tế bào biểu mô tạo thành các nốt phỏng nước có một ngăn trong da. Các nốt phỏng chứa vi rút thuỷ đậu, dịch tế bào biểu mô bạch cầu thoái hoá và tế bào khổng lồ. Những trường hợp có biến chứng viêm não thường tử vong, hình ảnh giải phẫu bệnh lý là viêm não vi rút hậu phát.
8. Thuỷ đậu thể thông thường điển hình
Thời kỳ nung bệnh: Từ 14-17 ngày (10-21 ngày thường không có triệu chứng lâm sàng).
Thời kỳ khởi phát: Khoảng 1 ngày có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, đau mỏi cơ khớp, trẻ nhỏ thường không chịu chơi, quấy khóc. Có trường hợp sốt cao 39- 400, trằn trọc mê sảng co giật, kèm theo viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp trên.Ban thuỷ đậu xuất hiện nhanh ngay từ những ngày đầu của bệnh. Ban mọc khi tình trạng toàn thân gần như bình thường hoặc sốt nhẹ ở trẻ em, kèm theo sốt cao và tình trạng nhiễm độc toàn thân nặng ở người lớn. Ban thuỷ đậu có đặc điểm:
Thời kỳ toàn phát (thời kỳ mọc ban):
Thoạt đầu là những ban dát màu đỏ, vài giờ sau thành nốt phổng nước trong, rất nông như đặt trên mặt da, sau từ 24 đến 48 giờ ngả màu vàng, nốt thuỷ đậu trở thành có hình cầu nổi trên mặt da 2mm, có đường kính khoảng 5mm, xung quanh nốt có nền da tấy đỏ rộng 1mm, một số nốt phỏng hơi lõm ở trung tâm.
Ban thuỷ đậu mọc rải rác toàn thân, có xu hướng dày hơn ở bụng, ngực, mặt trước da chân, tay thưa hơn ở mặt ở lòng bàn chân, tay hầu như không có. Nhưng ban thuỷ đậu ở chân tóc thì bao giờ cũng có.
Nốt phỏng thuỷ đậu chỉ có một ngăn nên khi dùng kim chọc vào thì xẹp ngay.
Ban mọc thành nhiều đợt (3-4 ngày một đợt) vì vậy trên một vùng da thấy có đủ các nốt ban ở các độ tuổi khác nhau.
Trong niêm mạc miệng cũng có những nốt phổng, như ở trong lưỡi vòm họng, khi các nốt phổng vỡ tạo thành các nốt loét nông, hình tròn hoặc bầu dục, làm bệnh nhân chảy nước dãi, nuốt đau ít thấy ban mọc ở màng tiếp hợp hoặc trong âm hộ.
Bệnh nhân thường ngứa nhiều khi ban mọc, các nốt phổng vỡ dễ bội nhiễm, hạch ngoại vi có thể xưng.
Sau từ 4-6 ngày, nốt thuỷ đậu tự khô, đóng vảy màu nâu sẫm , vảy bong ra sau một tuần, không để lại sẹo vĩnh viễn, trừ khi có loét và bội nhiễm.
9. Thể nhẹ
Bệnh nhân không sốt, ban mọc thưa thớt không tiến triển thành các nốt phỏng nước, hoặc ban chỉ mọc khu trú ở một vùng da chiếu tia hồng ngoại, quanh thắt lưng.
10. Thuỷ đậu thể bất thường
Nốt thuỷ đậu bội nhiễm gây mủ, vi khuẩn bội nhiễm thường là tụ cầu liên cầu. (Vì vậy nên rửa tay và giữ vệ sinh sạch để phòng bội nhiễm do vi khuẩn này)
Nốt thuỷ đậu có máu, ở những bệnh nhi bị bệnh máu, trẻ em suy dinh dưỡng, suy mòn nốt thuỷ đậu có thể bị hoại tử tạo thành vết loét sâu, có dịch màu xám.Thuỷ đậu thể xuất huyết (Varicella Haemorrhagica): Các nốt phỏng chứa máu và chảy máu, thường kèm theo đái ra máu, xuất huyết tiêu hoá, chảy máu cam.
Thuỷ đậu thể hoại thư (Varicella Ganraenosa). Nốt phỏng có thể bị hoại tử gây loét sâu, đáy vết loét có dịch, bờ vết loét nham nhở.
Thể thuỷ đậu xuất huyết và hoại thư thường diễn biến nặng, kéo dài hay có biến chứng nhiễm khuẩn huyết, tỷ lệ tử vong cao.
11. Dịch tễ
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ chưa bị bệnh, cùng một tập thể có nhiều trẻ mắc bệnh, bệnh thuỷ đậu thường xảy ra vào mùa đông và đầu xuân, thời tiết lạnh khô.
Bệnh xảy ra ở mọi nơi trên toàn thế giới. Hầu như mọi người đều bị nhiễm vi rút thủy đậu. Ở những vùng khí hậu ôn hòa, ít nhất 90% trẻ dưới 15 tuổi bị mắc thủy đậu và ít nhất 95% người lớn bị mắc bệnh. Ở những nước nhiệt đới, người lớn hay bị mắc bệnh nhiều hơn. Zona hay xảy ra ở người trung niên.
- Cũng như các bệnh nhiễm khuẩn lây bằng đường không khí giọt nhỏ, mức độ mắc thủy đậu cao hơn trong các tháng lạnh. Dịch thủy đậu cũng có tính chất chu kỳ nhất định như dịch sởi.
12. Chẩn đoán phân biệt
Bệnh đậu mùa thể nhẹ và thể cụt không có mụn mủ, mụn mủ theo thứ tự, cùng lứa tuổi. Khi mụn đậu mọc thì nhiệt độ toàn thân giảm, xét nghiệm có bạch cầu máu ngoại vi tăng.
Ngừa đậu toàn thân (sau chủng Vacxin đậu mùa). Ban xuất hiện ở chỗ tiêm chủng, xuất hiện cùng một thời gian sau khi tiêm chủng 8-10 ngày, có nhiều tuổi dưới dạng nốt phổng, không có mụn mủ. Sau ba ngày bắt đầu khô để lại sẹo.
Một số bệnh ngoài da gây nốt phỏng như chốc lở, viêm da dị ứng, bệnh Zona tại chỗ và toàn thân (Herpes Zoster Generalisatus)
13. Điều trị
Nguyên tắc điều trị
Cách ly để phòng lây lan.
Không có thuốc đặc trị, chỉ điều trị triệu chứng.
Xử lý tốt các nốt phỏng, nốt loét đề phòng bội nhiễm.
Thời gian cách ly: Cho tới khi ban hết mọc, vảy ban bong hết.Điều trị triệu chứng cụ thể
Khi có sốt cao: Uống thuốc hạ nhiệt Pracetamol, thuốc an thần chống co giật Gacdenal, seduxen, Canxibromua 3%…
Chống ngứa bằng các thuốc kháng Histamin như Dimedrol 1%…
Khi có bội nhiễm: Dùng kháng sinh thích hợp
Các thuốc Vitamin nhóm B,C…
Công tác săn sóc bệnh nhân thuỷ đậu rất quan trọng:
Bệnh nhân ở buồng thoáng, tránh gió lùa
Đề phòng và phát hiện biến chứng.
Vệ sinh răng miệng, bằng nước muối sinh lý dung dịch axit boric 1%…Vệ sinh tai mũi họng.
Vệ sinh da: Giữ cho da khô sạch không để trẻ gãi gây vỡ nốt phỏng nước. Chấm dung dịch xanh methylen hoặc thuốc tím 1/4000 vào các nốt loét, mặc quần áo mềm sạch.
Ăn lỏng, ấm, đủ dinh dưỡng.
14. Phòng bệnh
Bệnh nhân được cách ly, điều trị tại nhà. Chỉ đưa đi bệnh viện những trường hợp nặng có biến chứng.
Tẩy uế buồng bệnh hằng ngày.
Thời gian cách ly: Sau khi mọc ban đợt cuối cùng 5 ngày.
Trẻ em ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo chưa bị thuỷ đậu, nếu có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu phải giữ tại nhà từ 11 đến 21 ngày kể từ khi tiếp xúc.
Tiêm phòng tại các cơ sở y tế:
Vaccine chống thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:
– Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
– Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.
– Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền.
Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.
Tóm lại, tốt nhất khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, chúng ta nên đi tiêm ngừa ngay lập tức (nếu chưa tiêm phòng lần nào, với người lớn chưa từng bị thủy đậu hoặc không nhớ mình đã bị hay chưa, không nhớ mình đã được tiêm phòng hay chưa cũng nên đi tiêm phòng lại) vì vaccine chống thuỷ đậu bắt đầu có tác dụng phòng bệnh từ 3-5 ngày sau khi tiêm, trong khi đó thời gian ủ bệnh của thủy đậu là từ 1-2 tuần.Như vậy, Zona và thuỷ đậu cùng do một virus gây ra. Tuy bệnh Zona không lây, nhưng trẻ em hay người tiếp xúc với bệnh nhân Zona, thì có thể bị thuỷ đậu nếu chưa được chủng ngừa.
Nếu đã được chủng ngừa thuỷ đậu từ bé thì ta sẽ không bị thuỷ đậu, và nếu không bị thuỷ đậu thì cũng sẽ không bị bệnh Zona sau này, mà bệnh Zona thì biến chứng đau nhức rất là nặng nề.
15. Virus thủy đậu và ánh nắng
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể đóng vai trò trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh thủy đậu do nó khử hoạt tính của các virus gây bệnh trên da, theo trang tin Top News.
Virus gây bệnh thủy đậu (có tên khoa học là varicella-zoster) cực kỳ dễ lây. Dù nó có thể lây qua các cơn ho và hắt hơi trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, nguồn lây lan chính của nó là tiếp xúc với các vùng và nốt mụn rộp mọng nước.Theo tiến sĩ Phil Rice, trưởng nhóm nghiên cứu, lâu nay ánh nắng mặt trời được biết đến là có tác dụng khử hoạt tính của virus, và điều này lý giải vì sao bệnh thủy đậu không phổ biến và rất khó lây từ người này sang người khác tại những quốc gia ở vùng nhiệt đới.
Ông đã kiểm tra dữ liệu của 25 cuộc nghiên cứu trước đó về virus varicella-zoster ở một loạt quốc gia khắp thế giới và so sánh những dữ liệu này với các yếu tố khí hậu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên kết rõ ràng giữa lượng tia tử ngoại và nguy cơ nhiễm virus nói trên.
( Lưu ý: Phần điều trị chỉ có tính chất tham khảo, bạn nên đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bệnh thủy đậu hoặc Zona để được tư vấn cụ thế).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét