Canxi có vai trò đặc biệt đối với cơ thể con người. Thiếu caxi dẫn đến: bị chuột rút, tóc khô gãy, loãng xương..
Vậy, những dấu hiệu khi cơ thể thiếu canxi? Phương pháp bổ sung canxi cho cơ thể như thế nào?
Vai trò của canxi đối với cơ thể
Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể, chỉ đứng sau Carbon, Oxy, Hydrogen, Azote. Canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng.
Ngoài ra, canxi tham gia vào quá trình đông máu và các hoạt động co giãn tế bào cơ trong cơ thể.
Canxi tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ trong cơ thể.. (Ảnh minh họa)
Lượng canxi cần thiết cho cơ thể (theo tổ chức y tế thế giới WHO)
Theo tổ chức y tế thế giới WHO
+ Trẻ em 0-1 tuổi: cần 400mg – 600mg /ngày
+ Trẻ em 1-10 tuổi : cần 800 mg /ngày
+ Người lớn 11- 24 tuổi cần 1200 mg /ngày
+ Người lớn 24 – 50 tuổi cần 800mg – 1000mg /ngày
+ Phụ nữ có thai, người cao tuổi: cần 1200 mg – 1500 mg /ngày
Theo kết quả điều tra người ta thấy rằng: Lượng canxi hấp thụ của dân chúng ở vùng
+ kinh tế phát triển khá là: 500 mg/ngày/người
+ kinh tế phát triển khá là: 500 mg/ngày/người
+ kinh tế phát triển trung bình là: 350 mg/ ngày/người
+ kinh tế phát triển kém là: 270 mg/ ngày/người
TAI SAO CON NGƯỜI THIẾU CANXI?
Lượng canxi trên trái đất tuy rất nhiều, nhưng con người chỉ có thể hấp thụ canxi qua con đường ăn uống.
+ Sữa và chế phẩm của sữa có hàm lượng canxi phong phú nhưng dân ta lại ít dùng sữa. Một lít sữa bò tiêu chuẩn có hàm lượng canxi là 600mg-700mg. Người dân các nước phát triển trung bình dùng 300 lít sữa người/năm, bình quân 1,64 lít người /ngày
+ Người châu á trung bình dùng 5 lít sữa/người/năm, bình quân 0,02 lít sữa/người/ngày.
+ Hơn nữa, loại axít có trong rau lại cản trở sự hấp thu canxi. Việc sử dụng phân bón hóa học cho cây trồng, sử dụng chất kích thích cho động, thực vật mau lớn đã làm hàm lượng của nhiều loại vật chất tự nhiên giảm đi. Qua trắc địa, ta thấy hàm lượng canxi có trong rau chỉ còn khoảng 1/5 so với 100 năm trước.
+ Qua quá trình đun nấu cũng làm thất thoát canxi. Một lít nước lã chứa 300 mg canxi, sau khi đun nấu thì hàm lượng canxi chỉ còn dưới 100mg.
+ Ngày nay, con người ít vận động hơn khi xưa, ít hoạt động ngoài trời, ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời cho nên cơ thể không hấp thụ được nhiều canxi. Những thói quen tật xấu như: hút thuốc lá nhiều, uống rượu nhiều, uống nước trà đặc, uống nhiều cà phê…đều cản trở việc hấp thụ canxi.
+ Những người béo phì do hấp thụ nhiều chất béo và chất đạm dẫn đến axít béo kết hợp với canxi thải ra theo phân, làm cho canxi thất thoát nhiều.
+ Trẻ em dùng nhiều đồ uống đóng chai (lon) trong đồ uống có hàm lượng phốt pho khá cao, cũng cản trở sự hấp thụ canxi. Môi trường ô nhiễm và con người có tiển sử sử dụng chất kích thích hoăc thuốc men cũng có tác dụng cản trở sự hấp thụ canxi.
Xem ra, vấn đề thiếu canxi là vấn đề của nhân loại toàn cầu. Bổ sung canxi nhằm nâng cao sức khỏe của dân chúng đang là công việc cấp bách.
+ Do người dân Việt Nam chưa có thói quen dùng sữa hàng ngày (trong sữa chứa hàm lượng canxi cao).
+ Do người dân trồng các loại rau, cây ăn quả, vật nuôi… sử dụng phân bón hóa học, chất kích thích cho động, thực vật mau lớn đã làm hàm lượng của nhiều loại vật chất tự nhiên giảm đi.
+ Do quá trình đun nấu làm thất thoát canxi.
+ Do con người ít vận động, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên cơ thể không hấp thụ được nhiều canxi.
Thực phẩm giàu canxi
Thiếu canxi do người Việt chưa có thói quen dùng sữa và các thực phẩm giàu canxi (Ảnh minh họa)
+ Do những thói quen xấu: hút thuốc lá, uống rượu, uống uống nhiều cà phê…gây cản trở việc hấp thụ canxi.
+ Do tỷ lệ người béo phì gia tăng (người béo phì hấp thụ nhiều chất béo và chất đạm dẫn đến axít béo kết hợp với canxi thải ra theo phân làm thất thoát canxi).
+ Do người Việt Nam đa số muốn trị bệnh nhanh khỏi để còn lo việc cơm áo gạo tiền mà khi bắt đầu bệnh gì đó là gặp Bác Sỹ để uống thuốc tây. Thuốc tây là con dao hai lưỡi vô cùng đáng sợ, tác dụng làm bệnh giảm nhưng nằm bệnh nằm đó sau này tái phát lại. Uống nhiều thuốc tây gây mục và xốp xương, gây nóng trong người và sinh ra các bệnh về da và đường niệu đạo. Uống thuốc tây nhiều gây viêm loét bao tử và tồn đọng các chất cặn bã, chất bảo quản và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn trong cơ thể. Uống thuốc tây nhiều gây rối loạn nội tiết tố gây ra các bệnh trầm cảm, vẩy nến,tim mạch,khó ngủ,viêm nhiễm và các bệnh khó trị khác….
TÁC DỤNG (VAI TRÒ) ĐIỀU TIẾT SINH LÝ VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA CANXI, THIẾU CANXI LÀ NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP SINH RA 147 BỆNH (Công trình được giải thưởng Nobel Y học năm 1991 của tiến sĩ Wlloc người Mỹ)
Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào.
Canxi giữ vai trò truyền dẫn thông tin, canxi tham gia hầu hết các hoạt động của cơ thể và của tế bào. Trong cơ thể con người tồn tại hai mức nồng độ canxi theo tỷ lệ ổn định: Nồng độ canxi của xương gấp 10.000 lần nồng độ canxi của máu.
Nồng độ canxi bên trong tế bào (ngoài tế bào/trong tế bào là 10.000/1)
Nếu hàm lượng canxi, nồng độ canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật.
Nồng độ canxi trong máu của người lớn có sức khỏe bình thường là 9-11mg/dl, nếu tụt xuống còn 7mg/dl sẽ bị chuột rút, chân tay co giật…Nếu nồng độ canxi trong máu >13mg/dl sẽ bị loạn nhịp tim, hơn nữa còn có thể bị đe dọa đến tính mạng. Nồng độ canxi trong máu luôn duy trì mức ổn định là điều cần thiết cho cơ thể con người.
Khi cơ thể thiếu canxi, hệ thống tự điều chỉnh nồng độ canxi sẽ điều tiết để duy trì sự ổn định của nồng độ canxi trong máu; sự điều tiết đó diễn ra như sau:
+ Khi con người hấp thụ canxi trong thức ăn không đủ cho nhu cầu của cơ thể thì nồng độ canxi trong máu tạm thời giảm xuống, thông tin này truyền qua hệ thần kinh, tuyến cận giáp nhận được thông tin này lập tức tiết ra hooc môn tuyến giáp (PTH) thúc đẩy canxi trong xương (canxi ở dạng hợp chất) chuyển thành ion canxi bổ sung vào máu để duy trì sự cân bằng canxi trong máu, quá trình điều tiết này diễn ra rất nhanh chóng, cho nên ta không tự nhận biết được cho dù cơ thể bị thiếu canxi trầm trọng như nồng độ canxi trong máu tụt xuống đến <7mg/dl thì bị chuột rút cũng chỉ sau 1 đến 2 phút là khỏi. Tại sao khỏi như vậy? Đó là do hooc môn tuyến cận giáp đã nhanh chóng tác động, làm cho canxi ở xương nhanh chóng chuyển vào máu, bổ sung canxi cho máu, đảm bảo đủ nồng độ canxi trong máu. Bởi vậy, nếu căn cứ vào tình trạng nồng độ canxi trong máu để chuẩn đoán cơ thể thiếu hay đủ canxi sẽ là trái với khoa học.
+ Khi tuyến cận giáp luôn bị kích thích do thiếu canxi, tuyến cận giáp phải liên tục tiết ra quá nhiều hooc môn, chức năng tuyến cận giáp làm việc quá mức nên không còn kiểm soát được nồng độ canxi trong máu nữa, do vậy nồng độ canxi trong máu tăng cao, dẫn đến loạn nhịp tim. Khi nhịp tim loạn thì tuyến giáp lại phải tiết ra hooc môn để giảm nồng độ canxi trong máu, chuyển lượng canxi thừa đó ra ngoài tới các tổ chức khác để duy trì ổn định nồng độ canxi trong máu..Quá trình đó gọi là “Canxi di chuyển”. Quá trình “Canxi di chuyển” tuy giảm được nồng độ Canxi trong máu nhưng nó lại để lại hậu quả:
+ Nếu Canxi thừa này được điều chuyển ra các khớp xương (nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh) thì sinh ra bệnh gai xương hoặc vôi hóa đốt sống, từ đó sinh ra nhiều bệnh khác như thần kinh tọa, tê bì các đầu ngón chân, tay...
+ Nếu canxi chuyển vào niệu đạo, vào mật thì sinh chứng sỏi đường tiết niệu, sỏi mật.
+ Nếu Canxi đó chuyển vào thành động mạch thì sinh chứng xơ cứng động mạch -một trong những nguyên nhân gây bệnh nhồi máu cơ tim.
+ Nếu Canxi chuyển tới tế bào thần kinh thì tế bào thần kinh bị lão hóa, đó là một trong những nguyên nhân gây ra chứng lũ lẫn của người già, suy giảm trí nhớ...
+ Nếu chúng chuyển đến các tổ chức khí quan khác, lúc này nồng độ canxi trong tế bào và ngoài tế bào có sự biến đổi, dẫn đến tổ chức phần mềm bị xơ cứng, hệ quả kể trên làm công năng của nhiều khí quan trong cơ thể bị thoái hóa, đó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho loài người bị lão hóa sớm.
Như vậy, thiếu Canxi gây ra tình trạng Canxi di chuyển tác động vào hệ thống trong cơ thể con người gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau mà con người chúng ta đang mắc phải.
Vai trò của canxi đối với Xương
+ Trẻ em khi thiếu Canxi: Xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng dị hình, chất lượng răng kém, và bị sâu răng
Trẻ em ở độ tuổi 7-9 tuổi, 13-16 tuổi là thời kỳ quan trọng cần bổ sung canxi
Hàng ngày do thiếu canxi, canxi trong xương phải chuyển một phần cho máu, dần dần xương bị loãng, gây ra bệnh loãng xương.
Canxi trong máu, trong tổ chức phần mềm tuy chỉ chiếm 1% trọng lượng cơ thể nhưng vai trò canxi vô cùng quan trọng
Vai trò của canxi trong Hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch là bác sĩ tuyệt vời trong cơ thể con người, hệ thống miễn dịch đóng vai trò vệ sĩ, nó bảo vệ cơ thể con người khỏi bị nhiễm bệnh, đồng thời phát sinh phản ứng miễn dịch với một số bệnh đã mắc. Canxi đảm nhiệm vai trò viên sĩ quan chỉ huy quá trình phản ứng miễn dịch. Tế bào trắng là thành viên quan trọng nhất trong hệ miễn dịch. Khi vi khuẩn độc tố gây bệnh, dị vật và vật chất dị thường sản sinh trong cơ thể (như tế bào ung thư…) xâm nhập cơ thể, thông tin đó truyền cho tế bào trắng, tế bào trắng lập tức di chuyển đến những bộ phận nhiễm bệnh, bao vây và tiêu diệt vi khuẩn và độc tố gây bệnh.
Canxi chính là nguyên tố phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, vì canxi giữ vai trò sứ giả thông tin thứ hai. Canxi còn giữ vai trò kích hoạt năng lực di chuyển và năng lực bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh của tế bào trắng.
Hiện nay, có nhiều căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch bị mất cân bằng. Ví dụ như: Bệnh viêm gan, sơ cứng gan liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch bị suy giảm. Một trong những nguyên nhân quan trọng sinh ra bệnh ung thư là do chức năng của tế bào trắng kém đi, chúng không nhận biết được tế bào ung thư và không có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Do chức năng miễn dịch mất cân bằng mà cơ thể bị tổn hại, sinh bệnh như viêm thận, viêm tiểu cầu thận, viêm khớp, ban đỏ, cơ năng tuyến giáp hoạt động quá mức. Đối với những bệnh do công năng hệ miễn dịch giảm sút, trên cơ sở chữa trị bệnh nguyên phát, ta bổ sung canxi để điều chỉnh cân bằng khả năng miễn dịch cho cơ thể sẽ đẩy lùi bệnh tật.
Vai trò của canxi trong hệ thần kinh:
Ion canxi có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh. Khi cơ thể thiếu canxi thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm.
Trẻ em thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.
Người già thiếu canxi thường có biểu hiện thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường. Có nhiều người thần kinh suy nhược sau khi bổ sung canxi đều có giấc ngủ ngon, sức chịu đựng được tăng cường.
Vai trò của Canxi trong cơ bắp
Công năng sinh lý của cơ bắp chủ yếu nhờ vào sự co giãn của các sợi cơ để hoàn thành công năng của các khí quan vận động của cơ thể, ion canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp.
+ Thiếu canxi kéo dài thì khả năng đàn hồi của cơ bắp kém
+ Thiếu canxi biểu hiện ở cơ tim co bóp kém, chức năng chuyển máu yếu, khi lao động, vận động, lên gác sẽ cảm thấy tinh thần hồi hộp, thở dốc, vã mồ hôi.
+ Thiếu canxi biểu hiện ở cơ trơn là chức năng tiêu hóa kém, chán ăn, đầy bụng, táo bón hoặc ỉa lỏng, sản phụ sau khi sinh nở tử cung co chậm và yếu, khó đẻ, đẻ non…người già đái dầm.
+ Thiếu canxi biểu hiện ở cơ bắp là: yếu sức, tuổi trung niên thường cảm thấy tay chân mỏi mệt rã rời, thể lực yếu kém. Khi xuất hiện những hiện tượng như trên, nếu kịp thời bổ sung đủ canxi cho cơ thể thì những triệu chứng đó sẽ được cải thiện nhanh chóng. Mọi người đều rõ là các hạng mục thể dục của Trung quốc dành được giải cao ở thế vận hội đều là những hạng mục có tính kỹ sảo như: Thể dục dụng cụ, nhảy cầu….còn các mục điền kinh thường kém xa kỷ lục thế giới, bởi vì môn điền kinh đòi hỏi sức bật mạnh mẽ của cơ bắp, đòi hỏi ở tim có công năng chuyên máu nhanh va cơ của hệ hô hấp hoạt động rất tốt, cung cấp nhiều ô xi, nếu những chỉ tiêu đó không đáp ứng được thì sẽ ảnh hưởng đến thể chất của vận động viên. Cho nên việc bổ sung canxi là việc rất bức xúc. Nhưng bổ sung canxi bằng cách nào? Nếu ăn uống bình thường chỉ hấp thụ tối đa từ 30-50%, nếu bổ sung bằng hàm lượng canxi từ sữa thì hấp thụ tối đa 40-60%, nếu bổ sung từ thực phẩm chức năng thông thường thì chỉ hấp thu 40-60%, lượng canxi dư thừa không hấp thụ được sẽ thải ra đường tiểu gây sỏi thận. Với sản phẩm độc đáo sản xuất từ công nghệ sinh học nghiền Cryoge giúp cơ thể chúng ta hấp thu đến 98% canxi vào xương và nhờ có vitamin D3+ vitamin K giúp đẩy canxi trực tiếp vào xương. Do công nghệ độc đáo này mà bạn sẽ có canxi cần thiết cho cơ thể mà không lo gây ra các bệnh quái ác khác.Sản phẩm này được tập đoàn hàng đầu châu Âu sản xuất và độc quyền về công nghệ không có sản phẩm thay thế. Hãy liên hệ với các chuyên gia sức khỏe tại benhvienthongminh..com để có sản phẩm tốt nhất giúp bạn vượt qua 147 căn bệnh do thiếu canxi.
Các vai trò khác của canxi
+ Canxi tham gia vào quá trình làm đông máu, giảm thiếu máu thấm ra ngoài mao mạch. Canxi có tác dụng bổ trợ điều trị đối với một số chứng bệnh xuất huyết và những bệnh dị ứng
+ Canxi có tác dụng kích hoạt enzim nên có tác dụng giảm mỡ máu và giảm béo đối với chứng béo phì đối với chứng béo phì và hỗ trợ enzim phân giải protit.
+ Canxi làm cho các tế bào kết dính với nhau. Hàng tỷ tế bào trong cơ thể kết dính với nhau mà cấu trúc nên tim, gan, tỳ, phổi, thận…..đó là tác dụng của ion canxi hỗ trợ quá trình kết dính đó.
Nếu trong dịch thể thiếu ion canxi thì tế bào kém khả năng kết dính, tổ chức khí quan sẽ kém hoàn chỉnh, từ đó công năng của các khí quan sẽ bị suy giảm. Đó là nguyên nhân quan trọng khiên loài người sớm bị lão hóa. Bởi vậy có thể nói ion canxi có tác dụng kích hoạt và tăng cường công năng của các khí quan . Những người kiên trì thường xuyên dùng canxi đều cảm thấy sức khỏe dồi dào, da dẻ mịn màng, hồng hào, tư duy của họ nhanh nhạy hơn, họ có phần trẻ trung hơn những người cùng trang lứa.
+ Ion canxi có tác dụng bảo vệ đường hô hấp. Những người mắc bệnh phế quản mãn tính hoặc mắc bệnh phổi nếu thường xuyên dùng canxi sẽ sớm đẩy lùi được bệnh (ở đường hô hấp của con người có một lớp tế bào lông, chuyển động một chiều từ dưới lên (đẩy lên) để làm sạch đường hô hấp, ion canxi có tác dụng làm cho chuyển động đó trở nên khỏe khoắn, cho nên ta nói ion canxi có tác dụng bảo vệ đường hô hấp). Người mắc bệnh phế quản mãn tính và bệnh phổi thường xuyên dùng canxi sẽ sớm bình phục.
Hướng dẫn mọi người bổ sung canxi một cách hợp lý
Hiện nay đời sống con người ngày một khá lên, nhiều người đã có ý thức hơn trong vấn đề bảo dưỡng sức khỏe của mình, vấn đề thiếu canxi, vấn đề bổ sung canxi đang là mối quan tâm của nhiều người.
Do ăn uống không thể đáp ứng đủ lượng canxi cho nhu cầu cơ thể, cho nên cần phải bổ sung cho đủ lượng canxi mà cơ thể cần.
Chúng ta sẽ phải bổ sung canxi như thế nào cho đúng?
1. Lựa chon loại canxi tốt.
Sản phẩm canxi tốt cần đạt các tiêu chuẩn sau :
- Hàm lượng cao : Hiện nay nhiều loại canxi đang có bán trên thị trường, đa số là canxi vô cơ có hàm lượng thấp, trong khi đó cơ thể cần bổ sung lượng canxi lớn đến 500 mg mỗi ngày
- Tỷ lệ hấp thu cao. Nếu canxi có tỷ lệ hấp thu thấp thì cũng không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể
- Không kích thích dạ dày và đường ruột: có một sô sản phẩm canxi kiềm tính nặng hoặc có tính axit gây kích thích dạ dày và đường ruột
- Có bổ sung các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể như axit amin, vitamin, nguyên tố vi lượng, giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn.
- Không có tác dụng phụ
- Tiện sử dụng, ngon miệng
Hiện nay trên thị trường canxi tuyệt đại đa số sản phẩm chỉ có thuần nhất canxi, không có các thành phần dinh dưỡng khác
Tháng 5 năm 1999, tại Hội nghị quốc tế về chuyên đề “Trao đổi chất canxi “ do tổ chức Y tế Thế giới( WHO) diễn ra ở Châu Âu, các chuyên gia đã điều tra nghiên cứu đối với 1210 loại canxi có bán trên thị trường nhằm hướng dẫn mọi người sử dụng canxi một cách hợp lý, sau đó Tổ chức Y tế Thế Giới đã giới thiệu 2 sản phẩm canxi chất lương hảo hạng với mọi người. Trong đó, canxi của tập đoàn ACOPHAMAR đứng đầu bảng.Hiện nay sản phẩm công nghệ số 1 này đã có mặt ở Việt Nam do các chuyên gia sức khỏe của benhvienthongminh..com phân phối. Với tính ưu Việt về công nghệ, khả năng hấp thu 98%,không chất bảo quản, không tác dụng phụ, phù hợp với tất cả mọi người, với sản phẩm tốt như vậy bạn luôn an tâm sử dụng vì đây là sản phẩm duy nhất hợp tác song phương với Tổ chức Y tế thế giới, không có sản phẩm thứ 2 thay thế. Ngoài nồng độ canxi cao còn có các vitamin D3 + Vitamin K giúp thẩm thấu trực triếp canxi vào xương không qua thận và gan. Do đó bổ sung nồng độ cao đối với người bệnh không sợ thải qua đường tiểu gây sỏi thận.
Quý vị có thể nghiên cứu thêm:
Khi thiếu canxi, cơ thể ngay lập tức sẽ phát tín hiệu để bạn nhận ra điều đó như đau nhức cơ bắp, bị chuột rút...
Do vậy, bạn cần lưu ý những điểm sau:
1. Cơ bắp đau nhức và chuột rút
Nếu các cơ bắp ở chân bắt đầu đau nhức và bạn thấy hay bị chuột rút, đặc biệt vào ban đêm, đó có thể là dấu hiệu sớm của sự thiếu hụt canxi. Bạn có thể uống một ly sữa ấm mỗi ngày hoặc thuốc bổ sung canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ để sớm thoát khỏi những triệu chứng này.
2. Răng vàng, móng tay và tóc dễ gãy, rụng
Nếu móng tay dễ gãy và tóc trở nên khô, yếu mặc dù bạn đã thử một số liệu pháp, thì nên bắt đầu lo lắng về sự thiếu hụt canxi trong cơ thể. Sự thiếu hụt canxi khiến răng giòn và ố vàng. Hãy thực hiện chế độ ăn giàu canxi cho đến khi tình hình được cải thiện.
3. Tăng triệu chứng tiền mãn kinh
Sự thiếu hụt canxi ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Khi một phụ nữ bị thiếu canxi, sẽ có rất nhiều thay đổi trong triệu chứng trước và sau mãn kinh của cô ấy. Cô ấy sẽ bị đau bụng và đau nhức cơ bắp nhiều hơn bình thường. Một chế độ ăn uống giàu canxi sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
4. Xương giòn
Nếu ngay cả một cú ngã nhẹ cũng khiến bạn bị gãy xương, rất có thể bạn đang bị thiếu canxi. Thiếu canxi dẫn đến xương rất yếu. Thay vì cố gắng điều trị gãy xương, hãy bổ sung canxi cho cơ thể. Loãng xương luôn là nỗi sợ hãi đối với phụ nữ hậu mãn kinh và người già. Vì vậy, một chế độ ăn uống giàu canxi sẽ rất hiệu quả cho những người ở độ tuổi này.
5. Sỏi thận
Thiếu hụt canxi cũng có thể dẫn đến sự hình thành của sỏi thận trong cơ thể. Hãy phòng tránh bằng cách ăn uống đủ vi chất canxi.
6. Dậy thì muộn
Dậy thì muộn ở nữ giới cũng có thể là dấu hiệu thiếu canxi. Ngoài dậy thì muộn ở tuổi thiếu niên, các vấn đề về kinh nguyệt cũng là những dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi trong cơ thể, ví dụ như bị chuột rút trước giai đoạn hành kinh.
7. Mật độ canxi trong xương thấp
Điều này có thể dẫn đến gãy xương dễ dàng, đau nhức cơ bắp và co thắt, và có thể dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ em.
8. Sâu răng, chậm mọc răng
Canxi cũng là một thành phần quan trọng của răng. Do dó, thiếu hụt canxi trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến răng, gây sâu răng. Trẻ em thiếu canxi có thể mọc răng trễ hơn so với các bé cùng tuổi.
9. Chứng loãng xương
9. Chứng loãng xương
Mất xương, loãng xương, có lẽ là đáng chú ý nhất trong danh sách các triệu chứng thiếu hụt canxi. Mất xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau mãn kinh có nồng độ estrogen giảm, làm giảm sự hấp thu canxi. Bởi vì cơ thể nếu thiếu canxi thì sẽ rút canxi từ xương để phục vụ nhu cầu của tim và các cơ quan khác mà dựa vào nó.
Thiếu xương (giai đoạn bắt đầu của loãng xương) và loãng xương cần phải được theo dõi và đánh giá thường xuyên bởi những người có chuyên môn. Đa số những người bị mất xương đáng kể chủ yếu là phụ nữ, mặc dù người đàn ông và trẻ em cũng có thể bị ảnh hưởng.
10. Cao huyết áp
Huyết áp cao cũng được xem là một trong các triệu chứng thiếu hụt canxi. Bởi vì các kho dự trữ canxi trong cơ thể cần thiết cho các hoạt động của hệ thống tim mạch để hệ thống này làm việc một cách thích hợp. Vì vậy, theo dõi chức năng tim cũng như mức độ canxi là vấn đề vô cùng quan trọng.
11. Các vấn đề về đại tràng
Polyp đại tràng có thể phát triển do cơ thể không đầy đủ canxi và các yếu tố khác, do chế độ ăn uống hoặc do di truyền. Chọn chế độ ăn bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo giàu canxi có thể mang lại lợi ích phòng ngừa ung thư ruột kết.
12. Vấn đề về thần kinh
Bởi vì lượng canxi kết hợp với magiê và vitamin D có tác dụng điều chỉnh các xung điện của cơ thể, giảm các cơn co giật cơ và co thắt có thể xảy ra nếu cơ thể ở mức độ canxi không phù hợp.
13. Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không yên giấc
Nhiều bà mẹ mới sinh thường rơi vào trạng thái khủng hoảng, trầm cảm vì con cứ đến đêm và trở nên rất tỉnh táo, khó chấp nhận đi vào giấc ngủ dù mẹ đã nỗ lực hết sức để ru con. Một số thậm chí còn đau khổ hơn khi trẻ có thể thức một mạch từ 10 giờ tối hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau. Thông thường, khi con có biểu hiện khó ngủ, mất ngủ, đột nhiên thức tỉnh giữa đêm và quấy khóc liên tục, mẹ nên nghĩ đến khả năng trẻ bị thiếu canxi. Nỗi sợ hãi khi đêm xuống là một trong những đặc điểm đặc trưng nhất của những trẻ này.
14. Đổ mồ hôi đêm
Trẻ thiếu canxi hay đổ mồ hôi, ra mồ hôi trộm. Dấu hiệu rõ ràng nhất là thời gian sau khi ngủ dậy, đầu trẻ ướt sũng mồ hôi.
15. Tính tình bất thường
Trẻ thiếu canxi thường hay khó chịu, thích khóc, bồn chồn. Những bé này cũng có các biểu hiện tâm trạng không tốt như chán ăn, không quan tâm đến môi trường xung quanh, chậm phát triển tâm lý.
16. Chậm mọc răng, răng mọc không đều
Canxi chuyển hóa không tốt, thiếu canxi dẫn đến chậm mọc răng. Tuy nhiên răng mọc không đều cũng là dấu hiệu của trẻ bị thiếu canxi. Một số em bé khi đến tuổi mọc răng vẫn có răng như bình thường, tuy nhiên răng mọc lệch, so le, bố trí không đều khoảng cách giữa các răng, răng lỏng, sớm rụng cũng là biểu hiện thiếu hụt canxi ở trẻ.
Răng mọc không đều và hay bị sâu đối với trẻ thiếu canxi
17. Rụng tóc vành khăn
Thiếu canxi khiến bé dễ đổ mồ hôi và rụng tóc, nhất là phìa mặt sau của đầu, nơi tiếp xúc với gối. Rụng tóc vành khăn có thể là một dấu hiệu của phản ứng thiếu hụt canxi, tuy nhiên không hoàn toàn là như vậy.
hiện tượng rụng tóc vành khăn
Mẹ cần biết những dấu hiệu thiếu canxi của trẻ để bổ sung kịp thời (ảnh minh họa)
18. Thóp liền quá muộn
Thời gian liền thóp thông thường từ 12-18 tháng. Tuy nhiên thiếu hụt canxi cũng sẽ khiến thóp liền muộn hơn khoảng thời gian này, tạo thành hộp sọ vuông.
19. Trẻ chậm phát triển, tập đi muộn, bị biến dạng xương và khớp
Hầu hết thiếu hụt canxi ở trẻ dưới 1 tuổi đều biểu hiện ở khu vực chân. Chân cong hình chữ O, chữ X, cơ bắp lỏng lẻo, yếu mềm. Do xương mềm, các bé này cũng tập lẫy, bò, đứng, đi rất muộn.
Một bé trai bị còi xương chậm lớn và gầy so với các bạn cùng trang lứa
20. Hay viêm phổi
Cơ thể thiếu canxi sẽ dẫn đến trương lực cơ giảm. Cơ hô hấp kém hoạt động sẽ khiến trẻ dễ bị viêm phổi, viêm phế quản
21. Gân cơ bị kích thích quá đà
Trẻ thiếu canxi thường có biểu hiện tăng kích thích thần kinh cơ. Cơ thanh quản có thắt nhiều sẽ gây khó thở, cơ hoành co thắt gây nấc cụt, cơ dạ dày co thắt gây ọc sữa, cơ thành ruột và cơ bàng quang co thắt gây tiểu và tiểu són nhiều lần.
Nếu trẻ có nhiều hơn 3 trong số 9 dấu hiệu trên, mẹ nên lưu ý bổ sung thêm canxi cho con. Sữa, sữa chua và các chế phẩm từ sữa luôn là nguồn canxi dồi dào và dễ hấp thụ nhất cho trẻ. Tuy nhiến nếu con không thích uống sữa, mẹ hoàn toàn có thể bổ sung cho bé bằng những thực phẩm khác như trứng hay đậu phụ. Đây là hai loại thực phẩm vừa giàu canxi lại cung cấp rất nhiều protein cho trẻ. Khi nấu canh sườn cho trẻ, mẹ cũng có thể cho vào canh một vài giọt dấm, cũng sẽ giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi tốt hơn.
Phương pháp bổ sung canxi cho cơ thể hàng ngày từ thiên nhiên
Thiếu Canxi là nguyên nhân trực tiêp và gián tiếp của 147 loại bệnh (Tiến sĩ Walloc - Mỹ, người được giải thưởng NOBEL y học năm 1991 )
+ Uống sữa hàng tuần (trong sữa chứa lượng canxi rất cao), nhưng nhớ tắm nắng và bổ sung vitamin K như hướng dẫn trong bài này của chuyên gia benhvienthongminh.com nhé.
+ Sữa chua, phô mai, bơ và kem là nguồn bổ sung canxi rất tốt.
+ Bổ sung đậu nành trong thực đơn hàng ngày.
+ Đảm bảo chế độ ăn nhiều rau xanh: cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải… là nguồn canxi tuyệt vời.
+ Uống thuốc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sỹ. Lưu ý bổ sung canxi với liều lượng nhỏ, 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi tối.
+ Ăn thực phẩm có chứa vitamin k giúp bảo vệ và tăng cường mật độ xương, ngoài ra còn giúp hấp thụ canxi trực tiếp vào xương. Rau xà lách xanh chứa nhiều nước, chất xơ và rất ít hydratcacbon. Chúng chứa nhiều Vitamin K. Cải xoăn, rau bina, mù tạc xanh, ngò tây, các loại rau diếp, rau diếp quăn, cải xanh, củ cải đường là những loại rau củ điển hình. Một số loại gia vị cũng có chứa Vitamin K như cây kinh giới, bạc hà, húng tây, húng quế, cầy tây và cây rau mùi.
+ Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 15 phút mỗi ngày giúp cơ thể xây dựng vitamin D tự nhiên.
+Dùng thực phẩm thuốc của tập đoàn Acopharma do các chuyên gia, Bác sỹ của benhvienthongminh..com phân phối để bổ sung trước bữa ăn giúp phục hồi canxi thiếu hụt trong thời gian dài, phòng và trị bệnh rất tốt nên còn gọi là thực phẩm thuốc.
Chúng tôi tự tin cam kết giúp bạn khỏe mạnh và hết bệnh, hoàn tiền nếu bạn không hết bệnh
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 15 phút mỗi ngày để xây dựng vitamin D tự nhiên (Ảnh minh họa)
+ Cắt giảm caffeine bằng cách: không uống quá nhiều cà phê, trà, hoặc các thức uống chứa caffeine khác.
+ Hạn chế đồ ăn giàu protein: chế độ ăn giàu đạm động vật có thể làm hao hụt lượng canxi từ xương, vì vậy nếu ăn nhiều thịt đỏ và trứng (1-2 bữa ăn mỗi ngày), thì bạn cần tăng lượng canxi…
Quỳnh Trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét