Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Điều kỳ diệu từ khoai lang

http://www.benhvienthongminh..com
I.                    Lợi Ích của khoai lang trong việc phòng chữa bệnh

 -  Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: Cam thử, Phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, vào hai kinh tỳ và thận.
Tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thân, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt; chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.


-  Khoai lang, tiếng Mỹ được goi là sweet potatoes (tên khoa học: Ipomoea batatas), là một phần của thực phẩm không thể thiếu trong Lễ Tạ Ơn. Trong hệ thống phân loại, khoai lang có “họ hàng” với khoai tây-potato (Solanum tuberosum) cùng có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Lịch sử khoai lang trên thế giới là một trong những loại lương thực lâu đời nhất được biết của con người. Ngày nay những nghiên cứu khoa học cho thấy khoai lang không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà có những công dụng phòng chữa bệnh tốt và là một trong những thực phẩm tạo miễn dịch tốt cho cơ thể.

-  Protein duy nhất có hiệu quả chống oxy hóa (Antioxidant)
-  Khoai lang chứa loại protein độc đáo có khả năng đáng kể antioxidant. Nghiên cứu cho thấy các protein có khoảng một phần ba hoạt tính antioxidant của glutathione - một trong những sản phẩm quan trọng của cơ thể có vai trò trong việc tạo antioxidants trong cơ thể. Mặc dù còn cần nhiều nghiên cứu trong tương lai nhưng những protein này đã giúp giải thích về những đặc tính chữa bệnh của củ khoai.

- Trong hệ thống xếp hạng thực phẩm cho thấy khoai lang là loại thực phẩm truyền thống giàu chất dinh dưỡng. Củ khoai như là một nguồn tuyệt vời của vitamin A (dưới dạng beta-caroten) , một nguồn đáng kể của vitamin C và mangan, trong khoai còn có sản phẩm đồng, một nguồn chất xơ rất tốt cho cơ thể, lượng cao vitamin B6, kali và sắt. Những dinh dưỡng của khoai lang giúp cho sức khỏe như thế nào.benhvienthongminh..com mời bạn ghé qua tham quan và hợp tác.




- Qua phân tích xét nghiệm cho thấy trong củ khoai lang giàu vitamin A (beta carotene), vitamin C và vitamin B6 có ích cho hệ miễn dịch trong cơ thể và ngừa bệnh viêm nhiễm rất hiệu quả, những thành phần dinh dưỡng này làm giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ, các dạng protein trong khoai lang còn có tác dụng giúp chữa mau lành các vết thương. Trong hình các loại khoai đang được nghiên cứu và trồng trọt trong trung tâm khoai quốc tế tại Lima, Peru. (Hình: Ernesto Benavides/AFP/ Getty Images)


Giàu chất Antioxidant, thực phẩm chống viêm. Với lượng đáng kể vitamin A (dưới dạng beta-caroten) và vitamin C, khiến khoai lang là thực phẩm chống viêm nhiễm có tác dụng phòng và chữa trị bệnh. Cả hai dạng beta-caroten và vitamin C có tiêm năng lớn antioxidants giúp hiệu quả cho cơ thể loại bỏ các gốc tự do. Thành phần các gốc tự do có hóa chất gây thiệt hại cho các tế bào và màng tế bào và chúng kết hợp với sự phát triển của các điều kiện như bệnh vữa xơ động mạch (atherosclerosis), bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư ruột. Ðiều này có thể giải thích tại sao cả beta-caroten và vitamin C giúp ích hiệu quả để ngăn ngừa các gốc tự do.

-  Từ những chất dinh dưỡng chống viêm, khoai lang có thể hữu ích trong việc giảm những khả năng phát sinh những bệnh viêm nhiễm, ví dụ như bệnh suyễn, viêm khớp (osteoarthritis) , và viêm đa khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis.) Ngoài ra, khoai lang là một nguồn vitamin B6, là cần thiết để chuyển đổi homocysteine, một sản phẩm trong tiến trình tạo ra acid amin quan trọng trong các tế bào gọi là methylation thành các phân tử không gây hại. Khi homocysteine cao có liên quan làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
-  Trong một số quốc gia khu vực nhiệt đới, nó là loại lương thực chủ yếu. Cùng với tinh bột, củ khoai lang cũng chứa nhiều xơ tiêu hóa, vitamin A, vitamin C và vitamin B6. Tất cả các giống đều cho củ có vị ngọt, dù nhiều hay ít. Mặc dù có vị ngọt, nhưng khoai lang trên thực tế là thức ăn tốt cho những người bệnh tiểu đường, các nghiên cứu cho thấy nó hỗ trợ cho sự ổn định nồng độ đường trong máu và làm giảm sức kháng insulin.

Trồng trọt khoai lang trên thế giới:
-  Hiện nay có trên 100 giống khoai lang. Khoai lang trở thành phổ biến từ rất sớm tại các đảo trên Thái Bình Dương, từ Nhật Bản tới Polynesia.
Ngày nay, khoai lang được trồng rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm với lượng nước đủ để hỗ trợ sự phát triển của nó. Theo số liệu thống kê của FAO sản lượng toàn thế giới là hơn 130 triệu tấn trong đó phần lớn tại Trung Quốc với sản lượng khoảng xấp xỉ 100 triệu tấn.





Tháng qua, khi thu hoạch khoai lang trên ruộng nhà, ông Khalil Semhat ở Libăng đã phát hiện được củ khoai nặng 24.9 pounds (trong hình). Trong ruộng trồng khoai lang, ông không dùng phương pháp cải biến giống và cũng không dùng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Ông cho biết sẽ làm các thủ tục để củ khoai lang vĩ đại này được ghi vào sách kỷ lục (Guinness). (Hình: AFP/Getty Images)


Khoai lang ở Hoa Kỳ:
-  North Carolina là bang đứng đầu về sản xuất khoai lang, hiện nay cung cấp 40% sản lượng khoai lang hàng năm của Hoa Kỳ. Tiếp theo là Mississippi. Khoai lang từ Mississippi đóng góp khoảng 19 triệu Mỹ kim vào nền kinh tế của bang này, hiện nay có khoảng 150 trang trại ở Mississippi trồng khoai lang. Năm quận đứng đầu canh tác khoai lang ở Mississippi là Calhoun, Chickasaw, Pontotoc, Yalobusha và Panola. Lễ hội khoai lang quốc gia (Hoa Kỳ) được tổ chức hàng năm tại Vardaman vào tuần đầu tiên của tháng 11, và Vardaman được gọi là “The Sweet Potato Capital”
Thị trấn Benton, Kentucky kỷ niệm khoai lang hàng năm cùng với Lễ hội Ngày Tater vào thứ hai đầu tiên của tháng 4.
-  Khoai lang đã từng là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn tại Hoa Kỳ trong phần lớn lịch sử của quốc gia này, đặc biệt là tại khu vực Ðông Nam. Củ khoai lang thường được luộc, rán hay nướng. Chúng cũng có thể được chế biến thành tinh bột và có thể thay thế một phần cho bột mì. Trong công nghiệp, người ta dùng khoai lang làm nguyên liệu sản xuất tinh bột và cồn công nghiệp.Candied sweet potatoes (khoai lang tẩm đường) là món ăn phụ, được làm chủ yếu từ khoai lang, đường, kẹo dẻo, xi rô phong, mật đường hay các thành phần có vị ngọt khác. Nó thường được dùng trong lễ Tạ Ơn, nó là tiêu biểu cho ẩm thực truyền thống và thức ăn của người thổ dân.
Sweet potato pie (Bánh nướng khoai lang) cũng là một món ăn truyền thống được ưa thích trong ẩm thực miền nam Hoa Kỳ.benhvienthongminh..com có rất nhiều tài liệu để bạn phòng bệnh.
Baked sweet potatoes (Khoai lang nướng) tại Hoa Kỳ đôi khi cũng được dùng trong các nhà ăn như là sự thay thế cho khoai tây nướng. Thông thường, tại đây nó được phủ bằng đường nâu hay bơ.


Khoai lang ở Trung Quốc:
-  Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều khoai lang nhất; chiếm tới 80% sản lượng toàn thế giới. Nó là đặc trưng trong nhiều món ăn ở Nhật Bản, Ðài Loan, Philippines và các quốc gia khác. Indonesia, Việt Nam, Ấn Ðộ cùng một số quốc gia Châu Á khác cũng là các quốc gia trồng nhiều khoai lang. Uganda (quốc gia đứng thứ ba sau Indonesia), Rwanda và một số quốc gia Châu Phi khác cũng trồng nhiều khoai lang do nó là một thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn tại các quốc gia này. Bắc và Nam Mỹ, quê hương của khoai lang nhưng ngày nay chỉ chiếm không quá 3% sản lượng toàn thế giới. Châu Âu cũng có trồng khoai lang, nhưng sản lượng không đáng kể, chủ yếu tại Bồ Ðào Nha.
  
Chiết suất từ khoai lang trắng có thể trị bệnh tiểu đường:
- Khoai lang trắng thường mọc ở vùng đồi núi. Chiết suất thành phần Caiapo từ củ khoai lang trắng có thể kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol trong bệnh tiểu đường type 2. Chất này đã được Nhật Bản điều chế thành dược phẩm bổ sung dành cho bệnh nhân tiểu đường. Nghiên cứu tại Ðại học Vienna (Áo), đã tìm hiểu phương thức hoạt động và tính hiệu quả của Caiapo từ khoai lang tử nghiệm trên những người mắc bệnh tiểu đường type 2, với liều dùng trong vòng 12 tuần. Kết quả cho thấy, khi điều trị bằng Caiapo chiết từ khoai lang đã làm giảm lượng hemoglobin A-1c (HbA1c) là yếu tố chỉ định lượng đường máu dư thừa. Lượng đường máu ở nhóm sử dụng Caiapo từ khoai lang cũng giảm hơn nhiều Ngoài ra, lượng cholesterol trong máu cũng giảm. Các kết quả trên chứng tỏ Caiapo chiết suất từ khoai lang là chất kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 rất hiệu quả mà không gây ra một phản ứng phụ cho người bệnh, đây là một dược liệu mới cho bệnh nhân tiểu đường.

Cũng sản xuất ethanol:
- Một phát hiện của các nhà khoa học thuộc trường đại học North Carolina cho biết khoai lang có thể là nguyên liệu lý tưởng để sản xuất ethanol, và nhờ vậy ngành sản xuất nhiên liệu sinh học có thể bớt sử dụng ngô.
Nghiên cứu cho biết họ đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc phát triển loại khoai lang công nghiệp có vỏ màu tía hoặc trắng, ruột màu trắng (khác khoai ăn thông thường có màu cam, vàng), chứa nhiều tinh bột và không quá ngọt. Loại khoai dùng trong công nghiệp này có thể sản sinh ra lượng ethanol nhiều hơn so với ngô tính theo trọng lượng. Hiện ở Hoa kỳ và Brazil người ta đã sử dụng nhiên liệu ethanol sản xuất từ ngô và mía để phần nào thay cho xăng. Nhưng nhu cầu ethanol lại đẩy giá thực phẩm tăng cao. Trong khi đó, việc sản xuất ethanol từ khoai lang rẻ hơn nhiều, và đặc biệt không gây ảnh hưởng tới nguồn cung cấp lương thực của thế giới. Trung Quốc là nơi trồng trọt khoai lang hàng đầu thế giới.

II.               Lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe


-  Khoai lang là một trong những loại thực phẩm quen thuộc đối với người Việt Nam. Giá trị dinh dưỡng của khoai lang rất cao và được các nhà khoa học đánh giá là rất tốt cho sức khỏe.
-  Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà khoai lang mang lại cho sức khỏe của chúng ta.

1. Phòng ngừa bệnh ung thư
-  Màu cam trên vỏ khoai lang là dấu hiệu cho thấy mức carotene rất cao của loại củ này. Nhóm chất carotene giúp tăng thị lực, thúc đẩy hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa. Một nghiên cứu do ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện trên 124.000 người cho thấy, những người tiêu thụ thức ăn giàu carotene trong chế độ ăn uống thường xuyên của mình giảm tới hơn 32% nguy cơ ung thư phổi.

-  Ngoài ra, những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.
-  Lượng vitamin A và C dồi dào trong khoai lang góp phần ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư khác nhau. Các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới đã cho thấy chất sắt chống ôxy hóa Antoxian có nhiều trong tinh bột của khoai lang, có tác dụng giảm tác động nguy hiểm của kim loại nặng và các gốc ôxy hóa tự do đối với cơ thể.

2. Chống viêm nhiễm
-  Khoai lang có khả năng chống lại sự viêm nhiễm rất tốt vì nó chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, beta carotene và mangan. Các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra tác dụng giảm viêm nhiễm trong mô não và mô thần kinh ở khắp cơ thể khi chúng ta ăn khoai lang thường xuyên.
3. Phòng ngừa bệnh viêm khớp
-  Chất beta cryptoxanthin dồi dào trong khoai lang có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp, thấp khớp. Ngoài ra, beta cryptoxanthin còn giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da. Các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy việc tiêu thụ nhiều chất beta cryptoxanthin giúp giảm 50 % tỷ lệ phát triển của bệnh viêm khớp. Thêm vào đó, vitamin C có trong khoai lang còn giúp duy trì collagen và giảm thiểu tỉ lệ phát triển của bệnh viêm khớp.
4. Cân bằng lượng đường trong máu
-  Chất carotenoid trong khoai lang có thể giúp cho cơ thể cân bằng lượng đường trong máu. Lượng chất xơ hòa tan có trong khoai lang còn hỗ trợ việc hạ thấp lượng đường và cholesterol trong máu. Chất  axít chlorogenic cũng có thể giúp tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa tổn thương DNA và các chất liệu di truyền khác…
5. Điều trị bệnh loét dạ dày
-  Khoai lang còn có khả năng làm dịu nhẹ và điều trị bệnh loét dạ dày vì nó chứa nhiều vitamin B, vitamin C, potassium, beta carotene và canxi. Chất xơ có trong khoai lang giúp phòng ngừa bệnh táo bón và kiểm soát nồng độ axít trong dạ dày nên cũng góp phần làm giảm các cơn đau và viêm loét dạ dày.
6. Phòng ngừa bệnh khí phế thũng
-  Khoai lang có thể cung cấp vitamin A cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng, những người hút thuốc nên hấp thu nhiều vitamin A vì bệnh khí phế thũng và các bệnh về phổi có thể xảy ra khi cơ thể thiếu hụt vitamin A do việc hút thuốc gây ra.
7. Tốt cho bộ máy tiêu hóa
-  Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, giúp thúc đẩy hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Các nghiên cứu còn cho thấy chất xơ có tác dụng làm sạch các kim loại nặng trong bộ máy tiêu hóa như Asen và thủy ngân.
8. Chống lại gốc tự do
-  Gốc tự do là những loại hóa chất có thể gây tổn hại cho tế bào cơ thể. Những nghiên cứu mới đã khám phá ra rằng có những loại protein trong khoai lang có khả năng chống ôxy hóa (antioxidant) rất cao.

-  Những protein này chứa khoảng 1/3 lượng chất chống ôxy hóa quan trọng nhất có trong cơ thể là glutathione.
-  Nhờ chứa một hàm lượng cao vitamin A và vitamin C, khoai lang có thể ngăn ngừa sự tổn thương tế bào, chống lại những gốc tự do trong cơ thể. Sự hình thành các gốc tự do được xem là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như xơ cứng mạch máu, tiểu đường, tim mạch, ung thư..
9. Mắt sáng, da khỏe

Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời, vitamin C cũng rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình hình thành các tế bào máu. Ngoài ra, vitamin C còn góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao. Beta carotene là tiền chất của vitamin A trong cơ thể người. Vitamin A duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh.

10. Chữa say tàu xe

- Người hay bị say tàu xe có thể nhai nuốt cả nước và bã củ khoai lang tươi khi đi xe sẽ thấy tác dụng rõ rệt. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều khoai lang sống vì dễ bị đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy.
11. Khoai lang giúp giảm cân

-  Khoai lang cũng là sự lựa chọn số 1 cho những người muốn giảm béo. Năng lượng có trong khoai lang rất ít, chỉ bằng 1/3 so với cơm và 1/2 so với khoai tây. Loại củ này không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hoá đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo trong cơ thể. Ăn khoai lang trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no bụng, vì thế sẽ giảm được lượng thức ăn hấp thụ trong bữa ăn chính.


12. Kích thích tiêu hóa, chữa táo bón

-  Cách đơn giản nhất là ăn khoai lang luộc. Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100 g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hoá vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hoá thức ăn trở nên nhanh hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
-  Ngoài ra, để chữa táo bón còn có thể uống nước khoai lang luộc (phải rửa sạch vỏ). Tuy nhiên, ăn quá nhiều khoai lang cũng sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu.
13. Mặt nạ trắng da từ khoai lang:
 Luộc khoai lang lên, để nguội và sau đó nghiền nát chúng. Thêm một muỗng canh mật ong và thoa hỗn hợp này lên khuôn mặt của bạn. Hãy để yên trong 20-30 phút và sau đó rửa sạch lại.
Chú ý: Bạn cũng có thể thêm 2-3 muỗng cà phê nước cốt chanh trong trường hợp bạn có làn da nhờn.
Đây là phương pháp làm trắng da rất đơn giản phải không? Cùng thử nghiệm với công thức tắm trắng này nhé.


III.             Liệu ăn có nhiều khoai lang có tốt?

-  Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá. Nhưng nếu ăn quá nhiều lại dẫn đến hậu quả ngược lại. Khi cơ thể không kịp tiêu hoá hết, các axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là tiêu chảy.
 -  Nguyên nhân là do phản ứng của axit tiêu hoá, thành dạ dày bắt đầu co lại, đồng thời điểm tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản mở rộng làm cho thức ăn dồn lên phía trên gây ợ chua và nấc nghẹn.

IV.             Chế biến khoai lang theo cách nào tốt nhất?

- Các axit amin, protein và enzym tiêu hoá trong khoai lang sẽ hầu như đươc giữ nguyên khi chế biến bằng phương pháp luộc và hấp. Cũng cần lưu ý rằng, không nên luộc hoặc hấp khoai lang quá kỹ vì lượng chất dinh dưỡng mất đi sẽ tỷ lệ thuận với thời gian chế biến.

-  Nên hạn chế dùng khoai lang vào các món chiên xào vì khi đó, các enzym tiêu hoá sẽ bị phá huỷ, đồng thời protein sẽ kết hợp với dầu mỡ sẽ biến thành chất rất khó tiêu hoá dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.

-  Tuyệt đối không nên ăn khoai lang khi còn sống vì khi đó, các vi khuẩn vẫn chưa bị tiêu diệt sẽ gây tiêu chảy.

-  Bạn cũng nên hạn chế nướng khoai vì khói và bụi than sẽ bám vào vỏ khoai gây mất vệ sinh. Vi khuẩn theo đó cũng xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.

V.                Khoai lang “kỵ” với thực phẩm nào nhất?
 -  Đó chính là quả hồng. Vì khi kết hợp 2 loại thực phẩm này, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, từ đó làm tăng việc tiết axit dịch vị. Các men axit này kết hợp với chất tannin có trong quả hồng gây ra phản ứng tạo chất kết tủa, gây hại cho dạ dày. Lâu ngày có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày. 

VI.             Nên ăn khoai lang vào thời điểm nào?
 -  Bữa trưa là thời điểm lý tưởng để lựa chọn món khoai lang cho mình. Vì hàm lượng can-xi trong khoai lang sau khi vào cơ thể cần tới 4-5h mới được cơ thể hấp thụ hết. Mặt khác, ánh sáng mặt trời buổi chiều rất tốt cho sự thúc đẩy sự hấp thụ can-xi của cơ thể. Khi cơ thể hấp thụ hết lượng can-xi cần thiết cũng là lúc cảm thấy hào hứng với bữa tối.
-  Tuy nhiên, ăn nhiều đường vào cơ thể cũng không tốt nên bạn đừng cố tình để khoai lang dự trữ thật lâu rồi mới ăn. Hơn nữa, bạn cũng cần lưu ý, khoai lang để lâu dễ mọc mầm khi ăn sẽ độc hại, không tốt cho cơ thể.

VII.         Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:

- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.

- Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.

- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).

- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.

- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

- Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

Tác dụng khác đáng nể của rau lang:
-  Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, tư thận âm. Chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Kiêng kỵ với các trường hợp thấp trệ, tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp.
Trị mụn: Lá khoai lang giúp hút mủ nhọt đã vỡ bằng cách dùng lá khoai lang non, đậu xanh, thêm chút muối và giã nhuyễn, bọc vào vải đắp vào vết mụn.

Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.

Thiếu sữa: Lá khoai lang tươi non 250 g, thịt lợn 200 g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.
Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống.
Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.
Nhuận tràng: Rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng. Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường.
Trị buồn nôn, ốm nghén: Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.
Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường: Trong các bữa ăn của người bệnh tiểu đường, nên thường xuyên dùng món rau lang luộc. Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. Nên dùng rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh bột.
Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này.Vì thế người bị bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá non cây khoai lang để ăn.
Thanh nhiệt, giải độc: Trong những ngày trời nắng nóng, hoặc cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn, vì rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát.
Những lưu ý khi ăn rau :
- Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.
Để nhuận tràng (chữa táo bón) thì dùng rau lang tươi luộc chín, không dùng rau lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược lại là gây táo bón. Cũng không nên dùng rau lang quá nhiều mà nên dùng xen kẽ với những loại rau khác.
Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều calci có thể gây sỏi thận.

- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

- Khoai lang và rau lang rất tốt để phòng bệnh và chữa một số bệnh nhẹ, nếu bị bệnh bạn có thể áp dụng các lợi ích của khoai lang để phục hồi sức khỏe của mình. Nhưng ăn dài hạn và áp dụng triệt để lợi ích của khoai và rau lang mà không khỏi bệnh thì cơ thể bạn còn nhiều vấn đề khác cần hỏi ngay chuyên gia hoặc Bs ở benhvienthongminh..com để được tư vấn chữa bệnh tận gốc. Giải quyết được cái gốc của vấn đề bạn sẽ hết bệnh và khỏe mạnh, sau khi hết bệnh rồi phải tiếp tục ăn khoai để phòng bệnh không lo tái phát nhe. Chúc các bạn khỏe mạnh và thành công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét