Kẽm đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe nam giới, hơn 70% nam giới không đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu của họ trong bữa ăn hằng ngày. Đặc biệt khoáng chất này rất cần cho sức khỏe sinh sản của nam giới, bao gồm cả chất trao đổi nội tiết tố, cân bằng chức năng tuyến tiền liệt, sự hình thành tinh trùng và vận động của nó.
1. Vai trò cân bằng nội tiết tố nam của kẽm
Kẽm là một trong những chất quan trọng nhất choi sức khỏe nam giới và có nồng độ cao nhất trong tuyến tiền liệt. Đây là một khoáng chất quan trọng trong chức năng tình dục nam giới và bảo vệ chống ung thư tuyến tiền liệt.
Số lượng tinh trùng thấp và nồng độ testosterone giảm cũng có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt sinh tố này. Hoặc ở nam giới lượng Estrogen quá mức mà testosterone bình thường cũng có thể do thiếu khoáng chất này (Ngoài nuyên nhân tăng lượng enzyme aromatase chuyển đổi testosterone thành Estrogen).
Kẽm là chất quan trọng để xác định chất lượng tinh trùng ở nam giới. Người đàn ông được bổ sung kẽm cho thấy cải thiện cả về số lượng và chất lượng của tinh trùng, yếu tố này đóng vai trò đáng kể trong khả năng sinh sản.
2. Vai trò của kẽm với tuyến tiền liệt
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong tuyến tiền liệt. Thiếu kẽm cũng có thể gây ung thư tuyến tiền liệt. Khối u ác tính tuyến tiền liệt có liên quan đến sự sụt giảm kẽm.
Hình minh họa- Tóc rụng nhiều báo hiệu nguy cơ tuyến tiền liệt
Rõ ràng kẽm không chỉ quan trọng với sức khỏe nam giới mà còn tốt cho sức khỏe của tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên người ta chưa chỉ định được là cần bao nhiêu kẽm là cần thiết cho tuyến tiền liệt và dung hàm lượng bao nhiêu là an toàn với chứng bệnh này ở nam giới.
3. Bổ sung kẽm một cách hợp lý
Không nên bổ sung kẽm bằng thuốc mà tốt nhất nên bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống hợp lý. Những loại thịt có màu đỏ như: thịt dê, thịt bò… là nguồn cung cấp kẽm nhiều nhất. Trong các loại hải sản cũng có nhiều kẽm. Bên cạnh đó kẽm còn có nhiều trong các loại rau xanh và ngũ cốc như: đậu xanh, đậu, hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt vừng, cám lúa mì, mầm lúa mì.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Vitamin A, C và kẽm đều là những vi chất quan trọng giúp nâng cao miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, tăng cường sức đề kháng và chống lại các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, thủy đậu, rubella... Đặc biệt, kẽm có vai trò quan trọng, cần cho phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành.
Thiếu kẽm sẽ làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ. Nên bổ sung cho trẻ dạng siro kẽm, hay dạng cốm có kẽm, (cho trẻ nhỏ), hay dạng viên cho trẻ lớn và người lớn.
Liều bổ sung kẽm: 10mg kẽm/ngày cho trẻ < 6 tháng, và 20mg/ngày x 14 ngày cho trẻ > 6 tháng. Người lớn có thể dùng bổ sung 20 - 30mg/ngày trong thời gian mắc sởi hay thủy đậu. Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng...), đậu xanh nảy mầm cũng nhiều kẽm và dễ hấp thu. Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.
PV (ghi)
VietBao.vn (Theo Mangthai)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét