I. Triệu chứng cơ bản của cao huyết áp
Được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng, cao huyết áp với diễn biến không rõ ràng và triệu chứng bên ngoài thường rất mơ hồ khiến nhiều người bệnh mà không biết mình bị cao huyết áp. Bệnh dễ dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều chỉnh lối sống kịp thời. Tuy nhiên, người ta đã tổng kết lại và đưa ra một số triệu chứng sau có thể nghi ngờ là cao huyết áp:
a
Đau đầu mệt mỏi có thể là dấu hiệu của bệnh cao huyết áp
Đại đa số người bệnh cao huyết áp điều có những triệu chứng rất mơ hồ. Không phải ai bị bệnh cũng đều có những triệu chứng như vậy, và có khoảng 33% người bệnh mà không biết mình bị bệnh. Những triệu chứng cơ bản của cao huyết áp gồm:
· Người bệnh thường cảm thấy cơn đau đầu dữ dội
· Người thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
· Có thể nôn ói trong một số trường hợp.
· Xuất hiện những vấn đề bất thường về thị giác.
· Ở một số bệnh nhân bị đau ngực.
· Có thể xuát hiện các vấn đề về hô hấp và tiểu máu.
Để phát hiện mình có bị cao huyết áp hay không, người bệnh cần theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà
II. Như thế nào là huyết áp bình thường?
Về các số đo huyết áp gồm có 2 trị số : Huyết áp tối đa hay còn gọi là tâm thu, huyết áp tối thiểu hay còn gọi là tâm trương. Căn cứ vào 2 trị số này để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường:
Huyết áp bình thường: Đối với người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì chần đoán là cao huyết áp.
Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg) thì được gọi là tiền cao huyết áp
Huyết áp thấp: Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không người ta cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Đo đó phải đo huyết áp thường xuyên, nhiều lần trong ngày, theo dõi trong nhiều ngày. Phải đo huyết áp cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng. Ở một số người huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng… chẳng hạn.
III. Thức ăn cho người cao huyết áp
Cao huyết áp với diến tiến lặng thầm và nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cao huyết áp ngoài việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của thầy thuốc còn rất cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Dưới đây là một số thực phẩm khuyên dùng cho người bị cao huyết áp.
Cần tây: dùng thứ càng tươi càng ốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước,chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 40ml.
Cải cúc: nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.
Rau muống: đặc biệt thích hợp cho những người cao huyết áp kèm theo những triệu chứng đau đầu.
Măng lau: rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
Cà chua: nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 2 quả cà chua sống thì khả năng phòng chống cao huyết áp là rất tốt. Đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
Cà: đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
Cà rốt: nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml.
Nấm hương và nấm rơm: là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhưng lại có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và cao huyết áp.
Mộc nhĩ: hàng ngày có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn, ăn đều đặn trong ngày, khi có biến chứng đáy mắt xuất hiện thì đây là thức ăn lý tưởng.
Tỏi: hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm, hay uống 50ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.
Lạc (đậu phộng): kinh nghiệm dân gian Trung Quốc dùng lạc ngâm với giấm ăn sau 5 ngày thì dùng được, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 hạt.
Hải tảo, hải đới và thảo đỏ: co thể dùng phối hợp cả 3 thứ cùng một lúc hoặc thay thế nhau.
Đậu Hà Lan và đậu xanh: kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới ăn, hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống cao huyết áp.
Sữa đậu nành: mỗi ngày nên dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia làm vài lần uống trong ngày.
Táo: mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.
Lê: mỗi ngày nên ăn đều đặn từ 1 – 2 quả hoặc ép lấy nước cốt uống.
Nho: Rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối Kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng Kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.
Chuối tiêu: mỗi ngày nên ăn từ 1- 2 quả hoặc dùng vỏ chuối tiêu tươi 30- 60g sắc uống thay trà.
Dưa chuột: nên dùng dưới dạng ăn sống hoặc chế thành dưa góp, nhưng chú ý không quá nhiều muối.
Dưa hấu: rất thích hợp cho người cao huyết áp vào mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt.
Mã thầy: mỗi ngày dùng 60-120g rửa sạch, ép lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày hoặc dùng 120g sắc uống cùng với hải tảo 60g, uống thay trà trong ngày.
Ngoài ra, người bị cao huyết áp còn nên trọng dụng một số thực phẩm khác như: ngô (bắp) đặc biệt là râu ngô, vừng (mè), hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen, trà hoa hòe, trà thảo quyết minh, trà cúc hoa, trà bạch cúc, trà kỷ tử, mật ong… và không nên hoặc hạn chế dùng một số thực phẩm như: lòng đỏ trứng, não động vật, gan dê, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng…
IV. Biến chứng của bệnh cao huyết áp:
Bệnh cao áp huyết,không chữa trị,làm hại cơ thể ta nhiều cách.Áp huyết cao hơn bình thường khiến tim và các mạch máu phải làm việc nhiều hơn.Con tim lúc nào cũng gắng sức, sau trở thành mệt mỏi và yếu dần.Cho đến một lúc,con tim suy yếu sẽ không còn bơm đủ máu,không đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể,nhất là khi người bệnh vận động,gây các triệu chứng mau mệt,choáng váng,khó thở...,nhất là khi vận động.
Áp suất cao trong các mạch máu có thể làm tổn thương thành của các mạch máu. Nhưng chỉ tổn thương trong lòng các mạch máu dễ bị chất mỡ cholesterol và các tế bào tiểu cầu (platelet) luôn luôn có sẵn trong máu bám vào.Cơ chế dây chuyền này lại càng làm lòng các mạch máu tổn thương thêm nữa và dần dần nhỏ hẹp lại.Bạn tưởng tượng,nếu các mạch máu dồn máu đến nuôi tim càng lúc càng tổn thương và nhỏ hẹp lại,dĩ nhiên đến một ngày nào đó,sẽ không còn mang đủ máu đến để nuôi tim.Nếu một phần tim thiếu máu nuôi trầm trọng,phần tim đó có thể chết và gây ra hiện tượng chết cơ tim cấp tính (heart attack).
V. 9 biện pháp đơn giản phòng ngừa cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp ngày càng trở nên phổ biến, gây nguy hại lớn tới sức khoẻ và cuộc sống. 9 bí quyết ngừa bệnh đơn giản sau sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
1. Duy trì cân nặng hợp lý
Những người thừa cân có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý.
2. Ăn nhiểu rau quả
Chế độ ăn khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo và cholesterol luôn là cách duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp.
3. Ăn lạt
Ăn ít muối sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp tăng cao, lượng muối khuyến cáo tốt cho sức khoẻ là 1 thìa muối nhỏ mỗi ngày. Các thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa nhiều muối vì thế cần đọc kỹ thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng.
4. Tập luyện
Một cuộc sống với thời gian tập luyện từ 30 – 60 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa mắc bệnh cao huyết áp.
5. Uống vừa phải đồ uống có cồn
Sử dụng nhiều đồ uống có cồn làm tăng huyết áp. Vậy nên cần hạn chế lượng đồ uống có cồn khoảng 2 chén một ngày. Đối với phụ nữ nên hạn chế không sử dụng đồ uống có cồn.
6. Giảm stress
Stress có thể gây tăng huyết áp và qua thời gian dài sẽ góp phần gây nên bệnh cao huyết áp. Thư giãn sẽ giúp giảm mắc bệnh huyết áp cao hiệu quả.
7. Không hút thuốc lá
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp.
8. Kiểm tra nguồn nước dùng
Nguồn nước gia đình đang dùng có thể chứa nhiều natri, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên cần kiểm tra kỹ nguồn nước đang sử dụng.
9. Chú ý lối sống
Lối sống đóng vai trò quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch. Lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và giảm đáng kể việc phải dùng thuốc điều trị bệnh.
Để ngăn ngừa bệnh cao huyết áp cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống:
Kiêng ăn nhiều muối và nhiều mỡ: Muối ảnh hưởng tới việc tích nước trong cơ thể, làm cho mạch co rút lại, máu lưu thông khó khăn nên tim bóp mạnh hơn làm huyết áp gia tăng. Muốn phòng và chữa bệnh cao huyết áp cần giảm lượng muối ăn, nên ăn nhạt và chọn thực phẩm ít muối.
Đối với dầu mỡ: Hầu hết các loại mỡ động vật đều có chứa cholesterol, cholesterol tăng nhiều trong máu sẽ bị lắng đọng và tích luỹ quá mức ở tế bào nội mạc để dần hình thành mảng đông lipít và phát triển thành nhũng mảng xơ vỡ tạo nên xơ vữa động mạch, làm cho thành mạch kém đàn hồi dẫn đến bệnh cao huyết áp.
Kiêng uống rượu: Nếu uống rượu thường xuyên nguy cơ tăng huyết áp rất cao. Người ta cho rằng nếu mỗi ngày uống khoảng 60ml rượu nguyên chất (tương đương 150ml rượu 40 độ), thì nguy cơ đối với bệnh tim mạch và tăng huyết áp là rất cao.
Kiêng hút thuốc: hút thuốc quá nhiều có khả năng làm huyết áp gia tăng. Do lượng NICOTIN trong thuốc lá có tác dụng đối với tim và mạch máu, nó làm cho hệ thần kinh giao cảm bị hưng phấn kết quả mạch máu co lại và tim đập nhanh, nên huyết áp gia tăng.
Như vậy, đối với những người bị bệnh cao huyết áp cần phải có một chế độ ăn uống thích hợp, ăn nhiều những chất giàu vitamin như: rau xanh, hoa quả… tránh những hoạt động căng thẳng thần kinh kéo dài, không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, không sử dụng quá mức các chất kích thích: thuốc lá, cà phê, rượu.
VI. Điều trị bệnh tăng huyết áp như thế nào?
Mục đích chính của điều trị bệnh tăng huyết áp là giữ cho huyết áp dưới 140/90 mmHg, hoặc thậm chí là thấp hơn đối với những bệnh nhân có bệnh đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính kèm theo. Việc điều trị tăng huyết áp rất quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau thắt ngực, suy tim.
Huyết áp cao có thể điều trị bằng thuốc, bằng cách thay đổi lối sống hoặc kết hợp cả hai. Việc thay đổi lối sống như là giảm cân, bỏ hút thuốc lá, ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe, giảm lượng muối ăn vào, tập thể dục thường xuyên, giới hạn lượng rượu uống vào.
Kết quả chữa hết bệnh cao huyết áp của chú Cầu:
Thuốc điều trị tăng huyếp áp bao gồm các thuốc như: thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế chuyển canxi, thuốc ức chế alpha, thuốc dãn mạch ngoại biên. Đây là các thuốc đầu tay trong điều trị tăng huyết áp. Các thuốc này có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhau tùy thuộc từng bệnh nhân. Tùy theo cơ địa từng bệnh nhân mà có nhiều cách phối thuốc khác nhau. Để điều trị bệnh này dứt điểm cần kiên trì trong một thời gian dài. Sauk hi hết bệnh cơ thể sẽ hồi phục và khỏe lại, bệnh nhân được quay ngược thời gian trở về thời kỳ sức khỏe tốt nhất. Đây gọi là cơ chế phục hồi chức năng của huyết áp hay còn gọi là trị bệnh tận gốc. Hiện nay các Y Bác sỹ tại Công Ty TNHH Sức khỏe Tuyệt Hảo đang áp dụng nhằm đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng uống thuốc suốt đời mà bệnh không thuyên giảm mà sức khỏe ngày càng suy yếu.
Trang web của công ty lấy tên benhvienthongminh chấm com để mọi người tham khảo kiến thức về sức khỏe cũng như tự chữa trị cho mình nếu bệnh chuyển biến nhẹ và tự phòng bệnh cho mình đừng để có bệnh mới bắt đầu phòng và trị thì đã muộn rồi. Khi đó dùng nhiều chi phí để phục hồi và chế độ ăn uống nghĩ dưỡng sẽ phước tạp và khắc khe hơn. Chúng tôi cam kết hoàn tiền gấp đôi nếu điều trị không hết bệnh. Chúc các bạn có lựa chọn sáng suốt để có sức khỏe như mong muốn.
nguồn: tribenhtainha.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét