Massage là một cách chữa táo bón cho bé rất hiệu quả. Không chỉ phát huy tác dụng khi bé đang bị táo bón mà còn ngăn ngừa tình trạng này quay trở lại.
Khi massage cho bé, cách tốt nhất là để bé ở trần. Mẹ nên sử dụng dầu massage để bàn tay có thể di chuyển trơn tru và đem lại cho bé cảm giác dễ chịu. Tư thế tốt nhất để massage cho bé là để bé nằm ngửa với chân hướng về phía mẹ. Nên đợi ít nhất 1 giờ sau khi bé ăn mới có thể tiến hành massage.
Massage bụng
Đặt 2 ngón trỏ và ngón giữa gần với rốn của bé, ấn nhẹ và xoay vòng tại chỗ, sau đó xoay vòng quanh rốn và mở rộng dần vòng tròn cho đến khi ngón tay bạn gần với hông phải. Nên nhớ chiều đi của bàn tay sẽ theo chiều kim đồng hồ.
Nếu bé to con, bạn có thể dùng cả bàn tay thay vì 2 ngón tay. Lưu ý, duy trì lực ấn nhưng ở mức vừa phải.
Động tác này giúp đưa các thành phần trong ruột non di chuyển theo chiều dài của ruột.
Bắt đầu ở rốn bé và xoa rộng ra xung quanh theo chiều kim đồng hồ
Kiểu massage “I LOVE YOU”
Tuyệt chiêu massage thú vị này áp dụng ở vùng bụng của bé. Vì trong tiếng Anh, từ “you” có cách phát âm tương tự chữ “U” nên “I Love You” thường cũng được viết là “I Love U”. Kiểu massage này gồm có 3 bước.
-Bước 1: Đặt tay bên phải rốn bé, vuốt dọc xuống tạo thành hình chữ “I”
-Bước 2: Đặt tay trên rốn một chút, vuốt từ trái sang phải, kéo dọc xuống để tạo thành chữ “L”
-Bước 3: Đặt tay bên trái rồi vuốt thành hình vòng cung trên bụng bé, tạo thành chữ “U”
Lưu ý, bên trái hay bên phải được tính theo chiều của người mẹ.
Các bước massage kiểu “I Love U”
Massage ngón tay
Sử dụng ngón cái, bắt đầu ở góc giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái, day đều từ đây dọc theo ngón tay trỏ. Khi đã đến đầu ngón tay, mẹ hãy lặp lại thao tác từ đầu.
Đối với bé sơ sinh, bạn nên day khoảng 200 lần.
Động tác đạp xe
Nắm lấy hai cổ chân bé và di chuyển hai chân bé theo động tác đạp xe đạp. Các chuyển động này kích thích nhu động ruột, giúp bé đi tiêu dễ dàng.
Thao tác đạp xe rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tức thì.
Co duỗi gối
Dùng tay nắm hai cổ chân hoặc ống quyển của bé, đẩy về phía bụng để hai gối bé gập lại, giữ trong vài giây. Tiếp đó, nhẹ nhàng kéo chân bé duỗi ra trở lại. Lặp lại động tác này vài lần sẽ giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đầy hơi. Động tác này còn kích thích hoạt động của ruột, rất hữu ích cho bé trong trường hợp táo bón.
Cách thực hiện gập chân cho bé.
Bên cạnh việc massage, bạn cần đảm bảo cho bé bú đủ sữa. Nếu bé đã đến tuổi ăn dặm, mẹ có thể bổ sung thêm nước tinh khiết hoặc nước cam cho bé. Cam pha loãng theo tỷ lệ 1 nước cam, 4 nước lọc sẽ giúp tăng nhu động ruột.
Táo bón ở trẻ nhỏ luôn là nỗi ám ảnh của các bà mẹ. Khi nhắc đến táo bón, một số mẹ thường cho rằng trẻ cứ 3,4 ngày không ‘đi’ tức là con đang bị táo. Điều này không đúng. Thực tế, để xác định xem trẻ có thực sự bị táo bón hay không, mẹ cần quan sát dạng phân của con. Những biểu hiện như trẻ đi ngoài khó khăn, phân khô, rắn vì mất nước mới đúng là các dấu hiệu của táo bón ở trẻ nhỏ.
Người ta vẫn nói, phòng tốt hơn tránh. Để con không bị táo bón, mẹ nên chú ý cung cấp cho bé thực đơn dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý. Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ đã “lỡ” bị táo, xin mách mẹ những mẹo dân gian cả “Ta” lẫn “Tây” sau đây:
Mật ong bôi hậu môn
Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng
Nhắc đến trị táo bón ở trẻ nhỏ, không thể không nhắc tới phương thuốc công hiệu số 1: Mật ong. Mật ong có tính nóng, khi bôi hậu môn bé sẽ giúp kích thích co thắt các vòng cơ hậu môn, giúp bé đẩy phân dễ dàng. Mẹ có thể lấy một ít mật ong rừng, bôi vao đầu que bông mềm hoặc cọng hành nhỏ rửa sạch rồi ngoáy hậu môn bé sâu khoảng 1cm và cả phía bên ngoài. Chỉ sau 5-10 phút, trẻ sẽ đi tiêu dễ dàng.
Rau mồng tơi ngoáy hậu môn
Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng
Một trong những mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ rất lành, lại hiệu quả, đó chính là lấy cọng rau mồng tơi ngoáy hậu môn cho bé. Mẹ có thể ra chợ, chọn mua những cọng rau mồng tơi tươi, xanh và có cuống cứng. Độ to cọng mồng tơi phù hợp với tháng tuổi của bé. Lấy một cọng mồng tơi rửa sạch, tước vỏ ngoài của cuống rồi lấy cuống đó ngoáy hậu môn trẻ 3-4 cái. Chỉ sau 5-10 phút, trẻ sẽ đi tiêu dễ dàng.
Nước bồ kết
Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng
Nếu nhà có bồ kết, mẹ có thể thử áp dụng cách sau: lấy 3 quả bồ kết (loại chị em thường gội đầu) nướng lên rồi cho khoảng 500ml nước vào đun sôi, để nguội, sau đó, lấy 1 cái xilanh để bơm vào hậu môn của bé. Nước bồ kết cũng rất hiệu quả trong việc giúp trẻ đi tiêu.
Ngâm nước ấm
Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng
Nước ấm cũng có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn của trẻ. Với trẻ mới có dấu hiệu táo bón, mẹ có thể chuẩn bị một chậu nước ấm, cho bé ngâm mông từ 5-10 phút mỗi lần, ngày 2-3 lần.
Một mẹo khác cũng rất hiệu quả, mẹ có thể dùng khăn ướt hoặc khăn xô, nhúng qua nước nóng, vắt rồi để nguội đến nhiệt độ hợp lý (không nguội quá sẽ mất tác dụng) rồi dí trực tiếp vào hậu môn trẻ, giữ và day khoảng 30 giây đến 1 phút. Trẻ sẽ đi tiêu ngay sau đó.
Xoa bụng
Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng
Massage vùng bụng cho bé là một cách hiệu quả để giảm và phòng ngừa táo bón. Phương pháp này có thể thực hiện khi bé mặc quần áo, nhưng hiệu quả hơn nếu để bé cởi trần.
Mẹ phải đợi tối thiểu là một giờ sau khi trẻ ăn mới massage cho bé nhé. Khi thực hiện, đặt bé nằm ngửa với bàn chân hướng sát về phía mẹ. Mẹ dùng phần cổ tay bên phải áp sát vào phần cơ bụng của trẻ. Sau đó, xoa từ phần bụng trên bên phải sang phần bụng trên bên trái, rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần, cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị. Nếu trời lạnh, mẹ nên rửa tay bằng nước ấm để làm ấm tay trước khi xoa bụng bé, tránh khiến con giật mình vì lạnh
Bột baking soda
Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng
Mẹo Tây cũng hiệu quả không kém gì mẹo dân gian của “Ta”. Mẹ chuẩn bị một chậu nước tắm ấm cho trẻ như bình thường (không dùng nước nguội, cũng không dùng nước quá nóng). Thêm vào chậu nước một vài muỗng cà phê bột baking soda và hòa tan hoàn toàn trước khi đưa em bé trong bồn tắm. Hãy để bé tắm và hấp thụ nước khoảng 10 phút trước khi nhấc con ra khỏi chậu. Baking soda và nước ấm sẽ giúp trẻ thư giãn và làm dịu cơ vòng hậu môn (van cơ làm nhiệm vụ giữ phân trong trực tràng) và do đó giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn. Mẹ có thể tắm cho con như vậy 1-2 lần/tuần nếu cần thiết.
Kem Vaseline
Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng
Nếu mẹ Việt hay dùng mật ong để bôi hậu môn cho trẻ thì mẹ Tây lại rất ưa chuộng Vaseline. Kem Vaseline lành tính, thích hợp cho ngay cả những bé sơ sinh có làn da nhạy cảm nhất. Bôi một lớp Vaseline và xoa nhẹ ở hậu môn của bé. Vaseline không chỉ có tác dụng làm mềm mà còn kích thích phân thoát ra ngoài. Mẹ hãy chuẩn bị một chiếc bỉm mới ngay cho bé nhé! Con sẽ ‘ị’ ngay lập tức đấy.
Vừng đen
Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 6 tháng
Vừng đen có tác dụng rất tốt trong việc kích thích tiêu hóa. Mẹ có thể lấy vừng đen rang thơm, xay nhuyễn rồi trộn vào bột/cháo cho bé ăn dặm. Chỉ sau một lần ăn, con sẽ đi tiêu ngay lập tức.
Ăn thanh long có chứa vừng đen cũng là cách hay hiệu quả giúp bé trị táo bón.
Bột sắn
Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 6 tháng
Bột sắn có tính mát, sẽ giúp bé thanh nhiệt, hết nóng trong và đi tiêu dễ dàng. Với trẻ đã ăn dặm, mẹ có thể quấy ít bột sắn vào cùng cháo của bé hoặc trộn quấy bột sẵn, vừng đen cho trẻ ăn vài thìa sẽ có hiệu quả không ngờ.
Nho khô
Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 8 tháng
Bỏ 4 đến 5 quả nho khô vào một cốc nước lọc và để qua đêm. Sáng hôm sau, khi nho đã nở ra, mẹ lấy nho, ép lấy nước cốt. Bốn, năm quả nho khô thường sẽ ép được 2 – 3 muỗng cà phê nước cốt. Cho trẻ uống tốt nhất vào buổi sáng. Đây là biện pháp khắc phục hiệu quả nhất cho bé táo bón. Nho khô cũng thường được mẹ Tây sử dụng cho trẻ uống thường xuyên để đi tiêu dễ dàng và rất có tác dụng trong những trường hợp bị táo bón mãn tính.
Khoai lang chấm mật mía
Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 12 tháng
Khoai lang nhiều chất xơ, có tác dụng kích thích nhu động ruôt, từ lâu vốn đã nỗi tiếng là mẹo hay trị táo bón hiệu quả. Với trẻ trên 12 tháng đã ăn được mật ong, mật mía, mẹ có thể áo dụng mẹo trên. Mẹ ra chợ chọn mua một củ khoai lang tươi, vỏ không bị sần, không có lỗ thâm, mọc mầm, về rửa sạch rồi luộc cho bé ăn nóng chấm mật mía. Với trẻ chưa biết nhai, mẹ có thể giúp con nghiền nhuyễn rồi trộn mật cho con.
Nước cam sữa chua
Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 8 tháng
Axit khi vào ruột rất tốt cho hệ tiêu hóa và tác dụng rất nhanh. Khi trẻ uống cốc nước cam, chanh xong thì rất muốn đi vệ sinh, có thể hơi đau bụng nên càng muốn đi thật nhanh. Mẹ có thể vắt cho bé uống khoảng 60ml nước cam, sau đó hai tiếng cho con ăn thêm một nửa hộp sữa chua, bé sẽ đi tiêu cực dễ dàng.
Nước mận
Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 8 tháng
Nước mận đã được khoa học chứng minh là rất hữu ích trong việc bôi trơn để phân của trẻ dễ dàng thoát ra khi đang táo bón. Để thực hiện phương pháp này, mẹ cần đổ nước đun sôi để nguội vào ¾ bình sữa của con. Thêm ¼ nước ép mận và lắc đều rồi đưa trẻ uống. Mẹ lưu ý nước ép mận không được dùng để thay thế sữa mẹ hay sữa công thức. Do đó, chỉ cho bé uống thêm nước.
Nước mía, mật ong
Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 12 tháng
Mẹ dùng 40 ml nước mía, 5ml mật ong, trộn chung, khuấy đều rồi cho bé uống lúc bụng đói. Ngày cho trẻ dùng hai lần sáng và chiều, cũng có tác dụng chữa táo bón.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét