Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Chức năng gan

http://www.benhvienthongminh.com
Trong cơ thể của chúng ta, những cơ quan nào là quan trọng? Có thể các vị sẽ nói là quả tim vì tim giúp bơm máu đi khắp cơ thể. Hoặc quý vị có thể nói là bộ não vì não là cơ quan điều hành mọi hoạt động của con người. Tuy nhiên, sau khi đọc xong chương này, chắc chắn quý vị sẽ đồng ý với tôi rằng lá gan, nơi mà hàng ngàn tiến trình quan trọng của cơ thể đang diễn ra một cách hoàn chỉnh từng giây từng phút một, cũng rất xứng đáng để xem là một trong những “ứng cử viên” trong cuộc bình chọn nói trên.
Gan được gọi là một nhà máy kỳ diệu của con người. Gan tham gia hầu hết các quá trình tổng hợp, lọc và thải độc để cơ thể ngày một khỏe mạnh.
Gan được gọi là một nhà máy kỳ diệu của con người. Bởi vì, gan tham gia hầu hết các quá trình tổng hợp, lọc và thải loại chất độc để cho cơ thể ngày một khỏe mạnh. Thế nhưng, chúng ta dễ lãng quên vai trò ích lợi của gan...
Trong cơ thể thì gan nằm bên phải, dưới lồng ngực phải, ngăn cách phổi bởi cơ hoành, còn gọi là hoàng cách mô (diaphragm). Mặc dù chức năng của gan vô cùng phức tạp và phong phú nhưng cấu trúc của gan lại rất đơn giản. Theo cổ điển thì gan được chia thành 2 thùy chính (lobe): thùy phải và thùy trái, dựa theo vị trí của dây chằng liềm. Dây chằng liềm nối liền gan với cơ hoành và thành bụng trước.
I. Cấu tạo của lá gan
Lời khuyên của thầy thuốc
Biết về sự kỳ diệu và vai trò vô cùng quan trọng của gan, mỗi một chúng ta luôn luôn phải tự bảo vệ lá gan của mình không để cho nó mang bệnh làm đảo lộn cuộc sống của chúng ta. 
Vì vậy, nên tiêm vắc-xin phòng viêm gan (A, B), ăn uống hợp lý, hợp vệ sinh để tránh mắc bệnh viêm gan A, E, không nên lạm dụng rượu, bia. Khi đã bị viêm gan B, C mãn tính hoặc người lành mang virút viêm gan B cần kiêng rượu, bia tuyệt đối. 
Trong cuộc sống thường ngày, mọi người cần tránh các tác nhân va đập mạnh vào vùng gan.
Sự phân chia theo cổ điển không tương ứng với cơ cấu của lá gan. Vì vậy, ngày nay, người ta chia lá gan thành 8 phân thùy nhỏ dựa vào những phân phối của mạch máu trong gan.Mỗi phân thùy của gan lại phân ra hàng ngàn đơn vị cấu trúc rất nhỏ. 

Cấu tạo của mỗi đơn vị là hình lục giác và có tĩnh mạch cực nhỏ chạy xuyên qua giữa tâm và cuối cùng tập trung về tĩnh mạch gan, đây là tĩnh mạch đưa máu ra khỏi gan để về tim. Vây quanh các tĩnh mạch cực nhỏ ở giữa mỗi đơn vị cấu trúc là hàng trăm tế bào khối (được gọi là hepatocyte). Ở bên ngoài mỗi đơn vị cấu trúc là những động, tĩnh mạch nhỏ và các ống dẫn đưa các chất lỏng đến và đi khỏi gan.

Khi gan hoạt động, các chất dinh dưỡng được hấp thu, các chất thừa, độc hại bị loại bỏ và các chế phẩm do gan tạo ra được đưa vào cơ thể qua các ống dẫn nhỏ này. Nghiên cứu cho thấy các mạng lưới ống dẫn chuyển tải qua gan mỗi phút khoảng 1,4 lít máu, như vậy trong 24 giờ liên tục gan có thể xử lý khoảng 2.000 lít máu. Lượng máu này, sau khi qua gan, chúng lại được trở về tim để từ đây chúng lại được phân bổ đi các cơ quan khác trong cơ thể.

Tùy theo kích thước và trọng lượng của mỗi cá thể, gan có trọng lượng từ 1.100 - 1.800g (ở nữ giới gan nhỏ hơn gan nam giới). Xung quanh gan được bao bọc bởi vỏ bên ngoài chứa đựng nhiều dây thần kinh. Tuy vậy, tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, cho nên khi bị tổn thương hoặc bị bệnh thường không gây ra một triệu chứng nào cả. Trừ trường hợp khi gan bị “sưng to” (gan to), lúc này, màng bọc ngoài gan sẽ bị kéo căng ra, gây ra những cơn đau tức hoặc khó chịu ở vùng gan.

Triệu chứng này gặp ở một số trường hợp của viêm gan cấp tính hoặc khi gan to ra vì bị suy tim bên phải (gây ứ máu ở gan), áp-xe gan (do amip hoặc do vi khuẩn làm viêm và tổn thương tổ chức gan), ung thư gan (hủy hoại tế bào gan). Gan được che chở và bảo vệ bởi lồng ngực cho nên được hạn chế phần nào khi có tác động từ bên ngoài vào gan.
“Nhà máy” kỳ diệu
Với một cấu trúc, hệ mạch phức tạp và trên 500 chức năng khác nhau nên gan được xem là một trong các cơ quan kỳ diệu nhất của loài động vật có vú, trong đó có con người. Bên cạnh đó, gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể cùng một lúc tiếp nhận dòng máu từ 2 nguồn đến khác nhau (30% máu từ tim và 70% từ máu từ tĩnh mạch cửa). Máu đến từ tim mang theo các dưỡng khí và nhiên liệu để cung cấp và nuôi dưỡng các tế bào gan. 
Máu đến từ tĩnh mạch cửa, nhận máu từ những cơ quan như: dạ dày, lá lách, tụy tạng, túi mật, ruột (ruột non, ruột già)…Vì vậy, gan là cơ quan đầu tiên, kiểm soát, tiếp nhận các chất dinh dưỡng và độc tố khác nhau được hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa cho nên gan đã trở thành “nhà máy lọc máu” chính và quan trọng nhất của cơ thể con người.
 


Gan còn làm nhiệm vụ chế biến, tích lũy và điều hòa việc cung cấp năng lượng cho cơ thể vào những khi bị thiếu hụt. Gan có khả năng cân bằng hàm lượng các chất đường, đạm, mỡ và cholesterol, trigycerit trong cơ thể. Gan làm nhiệm vụ thanh lọc chất độc và đào thải qua hệ tiết niệu và hệ tiêu hóa. 
Vì vậy, các chất hấp thu từ thức ăn, nước uống và tất cả các nhiên liệu trước tiên sẽ phải đi qua gan để được thanh lọc và chế biến thành những vật liệu khác nhau giúp nuôi dưỡng cơ thể và đào thải các chất có hại ra ngoài. Do gan là cơ quan “đứng mũi chịu sào” cho nên tế bào ung thư từ nhiều cơ quan và bộ phận khác của cơ thể có thể lan sang gan (di căn) một cách dễ dàng.
Gan là một cơ quan nằm ở phía bên phải ổ bụng. Vì vậy, các bệnh lý về gan thường có triệu chứng đau ở vùng dưới sườn bên phải. Nó là một tạng lớn nhất của cơ thể, nặng khoảng 1.500g, được chia thành hai thuỳ trái và phải. Thuỳ phải to hơn thuỳ trái. Phía trên, gan tiếp giáp với cơ hoành, phía dưới là ruột non và ruột già. Phía trước bên phải tiếp giáp với dạ dày, phía sau bên phải là thận phải. Mặt dưới gan có túi mật. Khi ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, túi mật sẽ co bóp để tống mật xuống ruột giúp tiêu hoá chất béo.

Hầu như tất cả các cơ quan trong cơ thể như thận, não… đều nhận máu trực tiếp từ tim. Duy nhất chỉ có gan, do có một nhiệm vụ quan trọng trong việc chế biến những chất những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cho nên gan vừa nhận máu từ tim thông qua động mạch gan, lại vừa nhận máu trực tiếp từ đường tiêu hoá thông qua 1 động mạch lớn gọi là tỉnh mạch cửa. Chính vì nằm ở vị trí “chiến lược” này, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ từ ruột sẽ đi qua gan để được biến đổi thành các chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời các độc chất từ đường tiêu hoá cũng phải qua gan để được lọc và khử độc. Tỉnh mạch của cung cấp khoảng 80% tổng lượng máu tới gan. 20% máu còn lại chuyên chở dưỡng khí oxy cần thiết cho hoạt động của gan là do động mạch gan cung cấp. Khi đến gan, hai dòng máu này cùng đổ vào các cấu trúc đặt biệt trong gan gọi là xoang mạch máu. Từ các xoang mạch này, các chất trong máu được thấm nhập vào trong tế bào gan và ngược lại, các chất từ tế bào gan cũng được thấm nhập trở lại vào trong máu. Thông qua quá trình trao đổi này, tế bào gan thực hiện các nhiệm vụ của mình. Sau đó, máu từ các xoang mạch sẽ tập trung đổ vào các tĩnh mạch gan. Từ tĩnh mạch gan, máu lại tiếp tục đổ vào tĩnh mạch chủ dưới để cuối cùng trở về tim.

Gan của một người bình thường có khoảng 100 tỷ tế bào. Khi xem dưới kính hiển vi, người ta thấy gan được tạo nên từ nhiều tiểu thuỳ gan có hình lục giác là tĩnh mạch trung tâm, nơi hội tụ các dãy tế bào gan. Đầu kia của dãy tế bào gan là khoang cửa, nơi chứa các nhánh của tĩnh mạch cửa, động mạch gan và ống mật. Ở giữa các dãy tế bào gan là các cấu trúc xoang mạch dẫn lưu máu từ khoang cửa đi đến tĩnh trung tâm. Các dãy tế bào gan này lại xếp chồng lên nhau thành từng lớp. Giữa 2 tế bào trên và dưới là các đường rãnh chứa dịch mật do gan tiết ra cùng với các chất được thải qua mật. Mật chảy theo các đường rãnh này đến đổ vào các ống mật ở khoang cửa, rồi vào những ống mật lớn hơn. Sau đó, mật tiếp tục đi vào ống gan trái, ống gan phải, xuống ống mật chủ và cuối cùng đến ruột non qua một lỗ mở gọi là cơ vòng Oddi.
II.        GAN THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ GÌ TRONG CƠ THỂ?
Hiện nay, người ta đã biết gan thực hiện hàng ngàn nhiệm vụ khác nhau trong cơ thể. Trong chương này, chúng tôi chỉ có thể trình bày một cách vắn tắt một số nhiệm vụ quan trọng nhất của gan.

Gan có vai trò như một nhà máy chuyển hóa năng lượng hóa học
A.    Nhiệm vụ chuyển hoá các chất:
Gan thường được ví như một “nhà máy năng lượng hoá học” vì nó có khả năng chế biến mọi thứ mà chúng ta ăn vào, hít vào hoặc những chất được hấp thụ qua da. Gan còn biến đổi một số chất do chính cơ thể tiết ra ví dụ như các nội tiết tố. Chức năng biến đổi của chất gan còn được gọi là chức năng chuyển hoá. Chức năng này rất phức tạp và đa dạng với hàng ngàn phản ứng sinh hoá được xảy ra từng giây từng phút.
1.    Chất đường (glucid) là thành phần chính có trong cơm, gạo, bánh mì… đó là chất cung cấp năng lượng chủ yếu giúp cơ thể chúng ta tiến hành mọi hoạt động như đi đứng, suy nghĩ, nói năng… Sauk hi ăn, chất đường được các men tiêu hoá ở dạ dày và ruột biến thành những chất đơn giản hơn, ví dụ như chất glucose để dễ dàng ngắm được vào trong máu. Tế bào gan sẽ tiếp nhận glucose và biến chúng thành một dạng đường dự trữ ở gan gọi là glucogen. Gan giống như một nhà kho dự trữ đường, khi lượng đường trong máu bắt đầu giảm, thì nhà kho này sẽ chế biến glycogen thành glucose để đưa vào máu trở lại. Nhờ vào khả năng đó mà đường trong máu không bị lên quá cao hay xuống quá thấp. Trong y học, người ta gọi đây là chức năng điều hoà đường huyết của gan. Khi gan bị hư hại, bệnh nhân rất dễ bị hạ đường huyết (lượng đường trong máu bị giảm thấp) và có thể dẫn đến bị tử vong.
2.    Chất đạm (protein) có trong thịt, cá, đậu hủ… Sau khi ăn vào, chất đạm từ thức ăn sẽ được men tiêu hoá ở dạ dày và ruột biến chúng thành những chất đơn giản hơn gọi là các acid amin để dễ dàng được hấp thu vào máu. Khi các acid amin này đến gan, chúng sẽ được gan sử dụng để tổng hợp thành nhiều loại chất đạm quan trọng khác nhau cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Điều này cũng tương tự như một nhà máy có thể chế tạo, lắp ráp ra nhiều loại xe với nhiều kiểu dáng và chức năng khác nhau từ những mãnh kim loại ban đầu. Sau đây là những chất đạm do gan sản xuất ra:
·         Chất albumin: chất này tạo ra áp lực keo của huyết tương. Đó làm áp lực làm cho nước được giữ lại trong lòng mạch máu. Khi gan bị suy yếu, nồng độ albumin trong máu giảm thấp cho nên áp lực keo cũng bị giảm theo. Vì vậy, nước từ trong lòng mạch máu sẽ thoát ra ngoài làm cho cơ thể bị sưng phù, thường thấy rõ là phù ở hai chân và nếu nước thấm vào trong ổ bụng sẽ đưa ra báng bụng hay còn gọi là cổ trướng. Ngoài ra albumin còn hoạt động như những cổ xe chuyên chở các chất khác nhau đi khắp cơ thể ví dụ như albumin vận chuyển bilirubin gián tiếp trong máu để đi đến gan.
·         Khi chúng ta bị những vết thương nhỏ như đứt tay chẳng hạn, thì gan chính là nơi sản xuất ra một số chất giúp cho máu có thể đông lại để bịt kín và làm cho vết thương ngưng chảy máu. Đó là các chất prothrombin, fibrinogen và các yếu tố đông máu số V, VII, IX, X. Nếu gan bị hư hại, nó không sản xuất đủ các chất này, bệnh nhân sẽ dễ bị những vết bầm xanh tím trên da, nhất là khi tiêm chích hoặc bị va chạm dù là nhẹ. Khi bị chảy máu, máu chảy rất lâu cầm có thể dẫn đến chết dù chỉ là một vết thương nhỏ. Vì vậy, khi bị suy gan nặng, người ta không dám mổ xẻ và cũng hạn chế thực hiện các thủ thuật hay kỹ thuật có thể gây chảy máu cho bệnh nhân.
3.    Chức năng chuyển hoá chất mỡ:
Chúng ta thường nghe nói đến cholesterol là một chất mỡ khi tăng cao có thể gây xơ cứng mạch máu. Nhưng có ai biết rằng gan chính là nơi kiểm soát sự tạo ra và bài tiết chất cholesterol hay không? Cholesterol là thành phần chủ yếu của màng tế bào, tức là lớp vỏ bọc bên ngoài của mọi loại tế bào trong cơ thể. Cholesterol cũng là chất cần thiết để tạo ra những nội tiết tố giới tính và một số vitamin. Để hoạt động của các tế bào được hoàn hảo, nồng độ cholesterol trong máu phải được duy trì ở một lượng thích hợp. Khi dư thừa cholesterol, chất này có thể bị đọng lại và gây bệnh ở một số nơi như tim, mạch máu. Lượng cholesterol nếu dư còn có thể tạo ra sỏi mật.
Từng phút từng giây trong cơ thể con người đang diễn ra hàng ngàn các phản ứng hoá học. Gan còn là nơi sản xuất những chất gọi là enzyme để xúc tác cho các phản ứng này xảy ra dễ dàng và hoàn chỉnh.
B.    Chức năng khử độc
Một trong những chức năng quan trọng của gan là lọc ra khỏi cơ thể những chất độc trong máu bằng cách biến đổi và khử độc chúng ra khỏi cơ thể qua đường mật hay đường tiểu… Chẳng hạn như trong quá trình biến đổi chất đạm, cơ thể thường xuyên tạo ra một chất độc, đó là ammoniac (NH3). Gan đảm nhiệm việc khử độc chất này bằng cách biến đổi nó thành chất ure để thải qua nước tiểu. Khi nhiệm vụ này của gan bị trục trặc, lượng amoniac sẽ tăng cao trong máu làm ảnh hưởng đến trí não của bệnh nhân như gây mất ngủ, thay đổi tính tình, lú lẩn rồi hôn mê… mà người ta gọi là bị hôn mê gan.

Gan còn lọc ra khỏi máu các chất độc như rượu, thuốc men và các hoá chất khác khi đưa vào cơ thể bằng đường uống, hoặc hít vào, hoặc ngấm qua da. Nhiều loại thuốc cần phải thận trọng về liều lượng như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc ngừa thai và ngay cả các thuốc giảm đau thông thường khi được sử dụng cho bệnh nhân có bệnh về gan.
C.    Chức năng bài tiết
Tế bào gan liên tục bài tiết ra dịch mật. Dịch mật có nhiều chất nhưng có hai thành phần quan trọng:
1.    Muối mật là chất giúp cho chất mỡ khi ăn vào có thể tan được trong nước. Điều này sẽ giúp cho quá trình tiêu hoá và hấp thu chất mỡ được tốt hơn. Nếu không có muối mật, có thể 40% chất béo sẽ không được hấp thụ. Ngoài vai trò giúp hấp thu chất béo, muối mật còn giúp hấp thu những vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K. Khi mật bị tắc, không xuống được ruột, chất mỡ trong ruột không tiêu hoá được có thể gây tiêu chảy. Thiếu các vitamin tan trong mỡ ví dụ như vitamin K, sẽ làm cho máu khó đông lại và dễ gây ra chảy máu kéo dài vì vitamin K giúp cho gan tạo ra những chất làm đông máu. Một số bệnh nhân bị bệnh gan hay bị ngứa là do muối mật đọng lại ở dưới da.
2.    Sắc tố mật: gan không những bài tiết các chất được sản xuất từ gan mà còn bài tiết những chất được tạo ra từ nơi khác. Một trong những chất này là bilirulin hay còn gọi là sắc tố mật. Bilirulin là một sản phẩm biến đổi từ hemoglobin. Hồng cầu trong máu sống đến khoảng 120 ngày thì già đi rồi chết, màng của hồng cầu sẽ bị vỡ ra.  Chất hemoglobin trong hồng cầu được phóng thích ra và biến đổi qua nhiều giai đoạn và cuối cùng thành một chất có màu vàng được gọi là sắc tố mật hay bilirubin. Bilirubin được tạo từ hemoglobin là dạng không tan trong nước nhưng tan được trong mỡ và được gọi là bilirubin gián tiếp. Bilirubin gián tiếp khi đến gan sẽ kết hợp với acid glucuronic để trở thành bilirubin trực tiếp có thể hoà tan được trong nước. Bilirubin trực tiếp được bài tiết qua đường mật để đi xuống ruột non, một phần theo phân ra ngoài làm cho phân có màu vàng; một phần khác sẽ từ ruột non ngấm trở lại vào máu, thải qua nước tiểu nên cũng làm cho nước tiểu có màu vàng. Vì vậy, khi gan bị hư hại do viêm gan, xơ gan hoặc khi đường mật bị tắt nghẽn, chất mật không xuống được ruột, ứ lại trong gan và tràn vào trong máu gây ra vàng da vàng mắt. Do bilirubin trực tiếp cũng được tăng thải qua nước tiểu nên làm cho nước tiểu sậm màu như màu nước trà đậm. Ngoài ra, khi có tắc mật, bilirubin trong mật không xuống được ruột nên phân sẽ có màu trắng bạc như màu phân cò. Một nguyên nhân khác có thể gây ra vàng da, đó là bệnh huyết tán, nghĩa là các bệnh làm cho hồng cầu bị vỡ ra nhiều hơn bình thường. Khi đó, hemoglobin được phóng thích ra nhiều hơn, vượt quá khả năng đào thải của gan. Tuy vậy, tình trạng vàng da này không phải do bệnh gan.
D.    Các chức năng khác của gan:
1.    Chức năng chuyển hoá thuốc men:
Các thuốc men dù dùng qua đường uống hay tiêm chích hoặc bôi qua da, cuối cùng cũng sẽ đến gan để được biến đổi và được đào thải một phần qua đường mật. Khi gan bị hư hại, chức năng này cũng bị ảnh hưởng, cho nên một số thuốc sẽ bị tích tụ nhiều hơn và lâu hơn, có thể gây độc cho cơ thể. Vì vậy, phải hết sức thận trọng khi dùng bất kỳ một loại thuốc nào nếu bệnh nhân có bệnh về gan.

2.    Tích trữ vitamin: gan có khả năng tích trữ nhiều loại vitamin, nhiều nhất là vitamin A. Đó là loại vitamin giúp cho mắt có thể nhìn rõ vào ban đêm. Lượng vitamin A dự trữ ở gan có thể dùng trong 1 – 2 năm. Ngoài ra, gan còn dự trữ vitamin D, B12…

Nói tóm lại, gan là một cơ quan đảm nhiệm khá nhiều chức năng quan trọng và phức tạp của sự sống. Do có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể cho nên khi gan bị bệnh, bệnh nhân có thể có nhiều triệu chứng của các cơ quan khác như chảy máu, sưng phù chân, trí não lú lẫn, hôn mê… Hiểu biết về cấu tạo và nhiệm vụ của gan cũng giống như một người kỹ sư nắm vững về cấu tạo và cách vận hành của một cái máy. Từ đó, người kỹ sư này biết cách sữa chữa những hư hỏng cũng như biết cách bảo trì để cho máy luôn vận hành một cách hoàn hảo. Nếu chúng ta may mắn có lá gan vẫn còn khoẻ mạnh, có bao giờ chúng ta nghĩ rằng mình đang sở hữu một tài sản vô giá?
  

Tiêm vắc-xin phòng viêm gan (A, B) để bảo vệ gan
Có thể nói một cách tổng quát, gan đóng một vai trò cực kỳ quan trọng của cơ thể để duy trì điều kiện sống của mỗi một cá thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tế bào gan có thể có tới 500 chức năng khác nhau, trong đó có rất nhiều chức năng vô cùng quan trọng, ví dụ, sản xuất và tiết mật cần thiết cho quá trình tiêu hóa mỡ bằng cách giáng hóa hemoglobin tạo nên các sản phẩm chuyển hóa đi vào dịch mật dưới hình thức các sắc tố mật.

Một lượng mật có thể đổ thẳng từ gan vào tá tràng và một phần khác được trữ lại ở túi mật trước khi vào tá tràng.

Gan cũng đóng một số vai trò vô cùng quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate như tổng hợp đường glucose từ một số amino acid, lactate hoặc glycerol. Gan đóng vai trò phân giải glycogen để sản phẩm tạo ra là glucose từ glycogen và bản thân gan cũng tạo được glycogen từ glucose.

Gan cũng đóng vai trò giáng hóa insulin và các hoóc-môn khác trong cơ thể. Gan cũng là cơ quan tổng hợp nhiều loại protein và chuyển hóa protein thành các acid amin cần thiết cho cơ thể. Gan đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa lipid, tổng hợp cholessterol, sản xuất triglyceride.

Nghiên cứu cho thấy các yếu tố đông máu như: fibrinogen, thrombin (prothrombin), yếu tố V, yếu tố VII, yếu tố IX, yếu tố X và yếu tố XI cũng như protein C, protein S và antithrombin đều do gan sản xuất và chuyển hóa amonniac thành urê.

Bên cạnh đó, gan còn biết dự trữ một lượng lớn các chất khác nhau như glucose dưới dạng glycogen, vitamin B12, sắt và đồng. Ngoài ra, người ta còn thấy vai trò của gan kể từ lúc còn thai kỳ của một sinh linh. Cụ thể, trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, gan là nơi tạo hồng cầu chính cho thai nhi. Và gan còn tham gia vào quá trình sinh miễn dịch, biểu hiện là hệ thống lưới nội mô của gan chứa rất nhiều tế bào có thẩm quyền miễn dịch có khả năng phát hiện những kháng nguyên lạ trong dòng máu do tĩnh mạch cửa mang đến. Với đa chức năng của gan thì không có một cơ quan nhân tạo nào có thể đảm trách được toàn bộ chức năng vô cùng phức tạp của nó.

Tóm lại, gan đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta. Gan được so sánh như người lính dũng cảm, canh gác những tiền đồn, giao tranh và phân giải tất cả các hóa tố đến từ hệ thống tiêu hóa, cũng như những cặn bã từ những hệ thống khác lưu lạc trong máu.

Tuy nhiên, gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố, vi khuẩn, virút (virút viêm gan A, B, C, E…), ký sinh trùng (lỵ amip, ký sinh trùng sốt rét), rượu, bia, các chất giải khát có cồn và nhiều bệnh tật khác nhau. May mắn thay, với khả năng tự tái tạo, trong đa số trường hợp viêm gan trường diễn (mãn tính), gan vẫn tiếp tục hoạt động một cách tương đối bình thường trong một thời gian lâu dài.




TS. BS. Bùi Mai Hương/Nguồn SKĐS
Khi có bệnh gan muốn chữa khỏi tận gốc, tiết kiệm tiền,  hồi phục chức năng gan. Ngoài ra các bộ phận khác của cơ thể sẽ khỏe theo và chúng ta có sức khỏe tuyệt vời như chúng ta từng mong muốn. Đây là phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và cam kết hoàn trả tiền 100% nếu bệnh không thuyên giảm và khỏi bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét