Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Công dụng thần kỳ của gừng

I.ĐỊNH NGHĨA:
Cây gừng có tên khoa học Zingiber officinal Rosc họ gừng Zingiberaceae hay dân gian còn gọi cây gừng là Khương, Sinh khương, Can khương.
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây gừng: cây gừng là một loại cây nhỏ. sống lâu năm. Thân rễ mầm lên thành củ, lâu dần thành xơ. Lá mọc so le không cuống, có bẹ, hình mác dài 15-20cm, mặt bóng nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, vỏ có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc,  cụm hoa thành bông mọc sát nhau. Loại gừng trồng ít ra hoa. Cây gừng được trồng khắp nơi trong cả nước.
Cách trồng cây gừng: trồng bằng thân rễ, có nhiều mấu không bị dập nát.
Bộ phận dùng, chế biến của cây gừng: dùng thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô. Sinh khương là thân rễ tươi. Can khươnglà thân rễ khô.
Công dụng chủ trị của cây gừng: cây gừng có vị cay, nồng ấm. Có tác dụng làm nóng ấm,ra mồ hôi. Cây gừng giúp cho sự tiêu hóa, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa, say tàu xe, cảm mạo phong hàn, chữa ho mất tiếng.
Chú ý: không dùng gừng khi đã ra nhiều mồ hôi , thang thuốc có gừng không sắc quá 15 phút.

  II. CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH KỲ DIỆU CỦA GỪNG
Ngoài là một gia vị thơm ngon, gừng còn được biết đến như là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên tốt cho sức khỏe mà không có bất cứ tác dụng phụ nào!
1. Gừng từ lâu được coi là một gia vị của mỗi gia đình
Vì sao chúng lại được các chị em nội trợ ưa chuộng đến thế? Có một số lý do khiến gừng trở thành một gia vị phổ biến trong các bữa ăn. Chẳng hạn như gừng giúp sản xuất Amylase và Protease. Đây là 2 enzyme tiêu hóa cực kỳ hữu ích cho cơ thể. Chúng giúp phá vỡ tinh bột, sau đó còn giúp phá vỡ các protein tạo thành các axit amin nhỏ hơn.
Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của gừng
Ngoài ra, gừng có công dụng ngăn ngừa các vết loét. Nó cũng là liều thuốc giúp xử lý tình trạng táo bón và tiêu chảy trong khi cũng làm giảm triệu chứng buồn nôn. Đồng thời chúng còn ức chế vi khuẩn độc hại, thúc đẩy sự hoạt động của các vi khuẩn thân thiện có lợi cho đường tiêu hóa của con người.
2. Gừng có thành phần gingerol – một chất chống oxy hóa mạnh
Chất gingerol có trong gừng giúp giảm buồn nôn bằng cách chặn các thụ thể serotonin trong dạ dày (các thụ thể gây buồn nôn).

Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của gừng
Những nghiên cứu gần đây còn đang chứng minh chất chiết xuất từ bột gừng giúp ích tuyệt vời cho bệnh nhân ung thư đang hóa trị liệu. Được biết các kết quả của chúng đã chứng minh gừng làm giảm đáng kể triệu chứng buồn nôn.
Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của gừng
3. Gừng có thành phần hữu ích như Tecpen và Oleoresin
Đây là 2 thành phần có tính sát trùng, chống viêm, giãn nở mạch máu, lưu thông và giảm táo bón. Các thành phần trên của gừng được các thầy thuốc coi là  một loại thuốc kháng sinh tự nhiên mà không có tác dụng phụ. Nó giúp ức chế enzyme trong máu và dạ dày một cách tự nhiên.
Đối với bệnh nhân có vấn đề tim mạch, một lượng thường dùng hàng ngày của gừng sẽ làm giãn các mạch, giảm đau và chống viêm.

Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của gừng
4. Gừng giúp sản xuất số lượng lớn chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa có trong gừng giúp tăng cường cơ tim, giảm cholesterol trong máu.
5. Gừng có tác dụng chống viêm cao
Bệnh nhân bị viêm khớp và loãng xương có thể dùng gừng để giúp giảm đau và khó chịu. Nó cũng được coi là liều thuốc giúp điều tiết lượng đường trong máu cho các bệnh nhân tiểu đường.

Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của gừng
Một biện pháp khác cũng được biết đến là nó có thể hỗ trợ điều trị các chứng cảm lạnh và giảm ho, từ đó chữa trị bệnh viêm họng hiệu quả.
Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín. Gừng là ngọn lửa thần phải biết thắp mới sưởi ấm được trong ngoài cơ thể.
6. Tác dụng khác kỳ diệu của gừng
Đối với các trường hợp cảm lạnh ho sốt không ra mồ hôi và rối loạn tiêu hóa, có thể nhai tươi, nuốt cả cái lẫn nước, ngậm gừng khô, gừng nướng… uống nước gừng sắc.
Trong trường hợp cảm lạnh, dùng gừng đánh gió, giã gừng đắp khi bị chấn thương gây sưng bầm khớp đau nhức, côn trùng thú cắn.
Uống bia gừng – cho gừng thái sợi vào bia, vừa trừ được hàn thấp lại gây lợi tiểu chống bụng phệ (bụng bia).
Đông y từ lâu đã nói dùng gừng xào với tỏi tôm ăn buổi tối để lấy lại sự trẻ trung sung mãn và chữa chân dương kém ở những người trẻ bị lãnh cảm tình dục.
Gừng chống viêm, giảm đau trong viêm cơ xương khớp (75-85%).
7. Bột gừng hòa nước uống làm dịu cơn đau đầu.
Gừng khống chế sinh trưởng tế bào ung thư ở một số giai đoạn nhất định và chữa hội chứng nôn mửa của bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng hóa dược và xạ trị.
Trên tim mạch: Gừng ức chế men ATPase. Kích thích thần kinh tim tăng nhịp tim, dãn mạch, tăng cường tuần hoàn, làm ấm cơ thể, giảm đau.
Phòng chống say tàu xe, chóng mặt, nôn mửa. Gừng không gây buồn ngủ nên du khách tỉnh táo chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên đường, phòng chống rối loạn tiêu hóa do thức ăn lạ ở những nơi mới đến, phòng cảm gió lạnh khi trở trời trên hành trình chống tê mỏi do phải ngồi lâu trên ô tô. Trà gừng là bạn của du khách, không quên nó trong hành trang.
8. Trên bộ máy sinh dục, gừng làm tăng lượng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng 70 – 90%
Gừng tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, tăng hấp thụ. Các nhà khoa học Nhật thấy gừng hạn chế sự hình thành sỏi mật và khuyên người có sỏi mật ăn gừng.
Gừng tươi chứa nhiều gingerol hơn nên cay hơn. Qua phơi sấy khô bị mất nước thành shoagol. Shoagol nóng hơn gingerol. Tinh dầu: Trong gừng khô chứa 200 chất và tiêu biểu là gingerone. Chất khoáng: K, Ca, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Co, Ge, Se. Các caroten (tiền vitamin A), nhóm B, C, E. Gừng chống ôxy hóa, chống lão hóa: Mạnh hơn cả vitamin E do chứa 12 hoạt chất chống ôxy hóa. Dùng gừng cũng lắm công phu.

9. Khử trùng khử độc
Nghiên cứu khoa học đã tìm thấy rằng gừng đóng vai trò nhất định giống như thuốc kháng sinh tự nhiên. Trong những ngày hè nóng nực, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, tăng trưởng và sinh sản có khả năng gây ra viêm dạ dày ruột cấp tính. Việc ăn hay uống gừng trong khoảng thời gian này đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và điều trị. Chiết xuất gừng có tác động đáng kể tới sự ức chế nấm và tiêu diệt Trichomonas vaginalis, điều trị nhiều chứng đau khác nhau. Ngoài ra, nước ép gừng còn có công dụng hiệu quả trong điều trị hôi miệng và bệnh nha chu.
10. Chống say tàu xe, buồn nôn và ói mửa
Mùa hè là mùa du lịch, di chuyển và của nhiều cuộc hành trình. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột gừng có tác dụng rõ rệt trong việc giảm các triệu chứng say tàu xe, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tỷ lệ hiệu quả đến 90%, và còn kéo dài trong suốt 4 giờ sau đó hoặc nhiều hơn.
Nhai dập rồi ngậm 1 – 2 lát gừng tươi có tác dụng chống nôn do thai nghén, say tàu xe, do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc gây mê trong phẫu thuật, rất hiệu quả và an toàn.
11. Chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Tạp chí Nông nghiệp & Hóa thực phẩm của Mỹ số ra mới đây đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan cho hay gừng có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do khuẩn gây ra. Đây là căn bệnh có mức tử vong rất cao ở các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu, người ta đã dùng nước chiết xuất từ gừng để chữa bệnh tiêu chảy cho chuột, dịch chiết xuất này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế chất độc gây bệnh tiêu chảy do khuẩn Escherichia Coli (E.coli) gây ra.
Đặc biệt các nhà khoa học đã phát hiện thấy zingerme, một hợp chất có trong gừng có tác dụng rất tích cực trong việc tấn công lại khuẩn Ecoli. Với việc phát hiện thấy tác dụng to lớn này của củ gừng trong tương lai người ta sẽ ứng dụng để sản xuất các loại thuốc mới chữa bệnh tiêu chảy, vừa rẻ tiền, đơn giản lại có công năng tác dụng cao.
Nghiên cứu khoa học đã tìm thấy rằng gừng đóng vai trò nhất định giống như thuốc kháng sinh tự nhiên. Trong những ngày hè nóng nực, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, tăng trưởng và sinh sản có khả năng gây ra viêm dạ dày ruột cấp tính. Việc ăn hay uống gừng trong khoảng thời gian này đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và điều trị. Chiết xuất gừng có tác động đáng kể tới sự ức chế nấm và tiêu diệt Trichomonas vaginalis, điều trị nhiều chứng đau khác nhau. Ngoài ra, nước ép gừng còn có công dụng hiệu quả trong điều trị hôi miệng và bệnh nha chu.
12. Chống oxy hóa, ức chế khối u
Gừng chứa các hợp chất cấu trúc diphenyl heptan, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, trà gừng nói riêng và các món có chứa gừng rất có lợi cho sức khỏe trong việc chống lại hiệu ứng phá huỷ tế bào bởi các gốc tự do, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ.
Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mô và bộ phận khoẻ mạnh khác.
Ăn gừng còn có tác dụng chống lão hóa, người già ăn gừng trong ngoài đều hồng hào, khỏe mạnh.
13. Kích thích sự thèm ăn
Trong mùa hè nóng bức, dịch vị dạ dày giảm, do đó ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Trước bữa ăn, nếu ăn một vài lát gừng, sẽ có tác dụng kích thích nước bọt, tăng tiết dịch và nhu động dạ dày, nhờ đó tăng cảm giác ngon miệng. Điều này cũng là lý giải cho câu nói “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”.

Các học giả Nhật Bản, qua nghiên cứu phát hiện thấy trong vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 – Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil và 4 chất khác phân tách ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh. Do đó có thể thấy thường xuyên ăn hàng ngày chút gừng tươi sống và những thức ăn có gừng, có thể đề phòng được sự hình thành sỏi mật, ăn nhiều gừng có thể hạn chế sỏi mật tăng nhiều, lớn nhanh.
14. Trị say nắng, làm mát, giảm mệt mỏi
Khi thời tiết giao mùa, uống một cốc trà gừng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Nếu uống đều đặn 2 đến 4 tách trà pha gừng tươi sẽ có tác dụng giúp xoang thông suốt, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở. Gừng có tác dụng kháng virút và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. Ngoài ra những người loét miệng nếu kiên trì uống trà gừng sẽ có tác dụng giảm và khỏi bệnh.
Không phải ngẫu nhiên mà có câu nói “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”. Những công dụng hữu ích của nó với cơ thể con người mùa hè giúp đem lại một thể chất khỏe mạnh, sẵn sàng đón nhận những thay đổi thời tiết bất lợi.
Gừng là một loại gia vị nấu ăn không thể thiếu. Nó không chỉ giảm bớt mùi của thực phẩm mà còn giảm bớt nhiều thành phần có hại tiềm tàng trong thực phẩm. Gừng chứa đựng cả hai giá trị dinh dưỡng và y tế, vừa là thuốc vừa là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng hơn.
Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy gừng có thành phần hóa học phức tạp chứa zingiberene, phellandrene, xeton, gừng, citral, dầu thơm, capsaicin, diphenyl-heptan… nhiều loại vật liệu, làm cho nó đa năng hoạt động sinh học.
15. Chữa chứng hen suyễn
Uống trà gừng rất có ích cho những người mắc chứng hen suyễn. Gừng có thể làm loãng đờm và làm phổi giãn ra, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn sau cơn khó thở. Như thế, trà gừng có lợi đến khó tin trong việc điều trị bệnh hen suyễn.
16. Giúp tuần hoàn máu tốt hơn
Uống trà gừng có thể giúp lưu thông máu tốt hơn và giảm các triệu chứng sốt, rùng mình, và đổ mồ hôi quá nhiều. Gừng chứa những dưỡng chất có lợi cho việc tăng cường tuần hoàn máu như amino axit và các khoáng chất. Về lâu về dài, trà gừng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch.
17. Giảm đau bụng kinh
Bạn không nhất thiết phải uống trà gừng mới có ích lợi từ nó. Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng trà gừng có thể được sử dụng như một liệu pháp ngoài da. Nếu bạn đang vật vã với những cơn đau bụng kinh, hãy thử thấm ướt một cái khăn bằng trà gừng nóng và đặt lên phần bụng chỗ tử cung. Điều này sẽ giúp thư giãn các cơ và giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều, đồng thời mang lại cảm giác dễ chịu cho vùng da ở đó.
18. Giảm stress
Mùi thơm của gừng có thể dùng làm một liệu pháp mùi hương, và do đó, có thể giúp bạn thư giãn một cách khó tin. Uống một tách trà gừng có thể giúp bạn cảm thấy phấn chấn vui vẻ hơn, và giữ bình tĩnh được tốt hơn.
19. Tăng cường miễn dịch
Gừng chứa những chất chống ôxy hóa giúp cho việc tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Uống một tách trà gừng mỗi ngày sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn. Không chỉ làm giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, gừng cũng có thể giúp tim khỏe mạnh hơn bằng cách giảm lượng mỡ thừa bám trên động mạch.
20. Giảm cân
Gừng có thể giúp bạn giảm cân bằng nhiều cách. Nó có thể đốt cháy lượng mỡ thừa, và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Như vậy, lượng calo hấp thụ vào mỗi ngày của cơ thể sẽ giảm đi, và rất hứa hẹn là bạn có thể giảm bớt đi một lượng đáng kể trọng lượng dư thừa.
21. Làm mờ sẹo mụn: Thát lát gừng tươi rồi chà lên vùng da có sẹo mụn. Thực hiện liên tục 2 – 3 mỗi ngày để nhanh chóng làm mờ sẹo mụn. Tuy nhiên, chà gừng lên da mặt sẽ khiến da hơi vàng nên bạn có thể thoa vào buổi tối trước khi đi ngủ.
22. Trị mụn: Pha một chút nước gừng nóng vào nước rửa mặt, dùng hai lần mỗi ngày sẽ giúp sát trùng và làm mụn nhanh bong.
23. Làm mềm da chân: Ngâm chân mỗi tối với nước gừng nóng sẽ làm mềm da chân. Đặc biệt, liệu pháp này còn giúp lưu thông khí huyết, giảm đau nhức, mệt mỏi, giúp ngủ ngon và da dẻ hồng hào hơn.
24. Trị gàu: Giã nát gừng tươi đắp lên da đầu khoảng 10 phút rồi dùng nước gừng ấm gội lại thật sạch sẽ giúp trị gàu hiệu quả.
25. Trị khô da: Hòa 2 thìa đường, 1/2 thìa café dầu ô liu với 2 thìa gừng nghiền nhuyễn thành hỗn hợp, massage da toàn thân sau khi làm ướt sẽ giúp loại bỏ tế bào chết và làm mềm da. Sau đó tắm lại bằng nước sạch. Liệu pháp này giúp trị da khô trong mùa đông hữu hiệu.
26. Trị hôi nách, hôi chân: Giã nát một củ gừng tươi rồi bôi vào nách, chân đều đặn mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ mùi khó chịu.
27. Tiêu mỡ bụng: Gừng tươi giã nhỏ, rang nóng với muối đến khi quyện lại thì bọc vào một chiếc khăn và chườm lên bụng. Có thể kết hợp massage nhẹ nhàng. Kiên trì thực hiện liệu pháp này sẽ giúp tiêu diệt mỡ bụng rất hiệu quả.

28. Dùng gừng trị mất ngủ thế nào?

Có khá nhiều cách để dùng gừng trị bệnh mất ngủ:

– Nấu nước gừng ngâm chân vào mỗi tối sẽ có thể giúp các kinh mạch thư giãn, cơn buồn ngủ của bạn sẽ đến nhanh hơn.

– Nửa củ gừng khi nấu với đường phên (đường đỏ) cùng 500ml nước nấu lên uống vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Bài thuốc này sẽ có tác dụng chữa mất ngủ kinh niên vô cùng tốt, nên kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng.

– Gừng tươi ngâm với giấm. Cho vài lát gừng vào một chậu nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ trong khoảng 30 phút. Làm đều đặn liên tục hàng ngày, chỉ trong vòng khoảng tháng rưỡi là bệnh mất ngủ sẽ chấm dứt.
IV. BẢO QUẢN GỪNG:
Cất giữ trong tủ lạnh
Nhiều người thường có thói quen cất gừng trong tủ lạnh, điều này làm gừng mất đi mùi thơm. Vì thế, bạn cần sử dụng một miếng giấy bạc gói gừng lại, hoặc gói vào một chiếc rồi cho vào túi nhựa kín và bảo quản ở ngăn mát. Bằng cách này bạn có thể giữ gừng tươi trong ba tháng.
Sấy khô
Một trong những cách đơn giản nhất là sấy khô. Trước hết, mài củ gừng thành bột, phơi nắng trong ba, bốn ngày cho thật khô. Sau đó cho bột gừng vào trong hộp nhựa kín và dùng trong suốt năm.
Gói giấy bạc
Nếu muốn bảo quản gừng trong một thời gian ngắn, bạn chỉ việc để chúng trong nhà bếp ở nhiệt độ bình thương. Tuy nhiên, để tránh mất mùi thơm của gừng, bạn cần gói chúng lại trong giấy bạc và sử dụng trong hai tuần.
Ngâm chua
Những ai ưa thích mùi thơm từ tinh dầu của củ gừng có thể ngâm chua chúng để tận dụng được cả phần nước gừng ngâm vốn có mùi rất thơm. Chỉ cần bạn cho gừng vào lọ nước giấm và ngâm trong khoảng ba tuần, sau đó cho lọ gừng vào ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.
Bài thuốc có cây gừng:
Ngừa cảm lạnh sau khi phải dầm mưa nhiều giờ: gừng sống giã nát, bỏ vào 1 ly nước sôi hoặc trà nóng cho đường vừa đủ ngọt để dễ uống,
Chữa đau bụng do lạnh: củ gừng 8g (nướng cháy vỏ) , riềng 12 g (sao vàng) , củ sả (sao vàng), búp ổi (sao vàng). Đổ 500 ml nước sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống ấm trong ngày.
Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng: củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát. Rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày.
Chữa trúng gió, tê tay chân: gừng sống 40g, đồng tiện 80cc. Gừng sống giã nát, cho vào một ít nước sôi, vắt lấy nước, hòa với đồng tiện uống lúc đồng tiện còn ấm.
Chữa buồn nôn trong thời kỳ có thai: gừng sống 20g, giã nát hoặc khoảng 8g bột gừng khô. Bỏ gừng vào một ly nước sôi hoặc nước trà nóng, có thể thêm một chút đường cho dễ uống.

Các nghiên cứu y khoa cho thấy, gừng vàng có nhiều tác dụng dược lý như ngăn ngừa cơn đau thắt ngực, kích thích tiêu hóa, tăng khả năng tình dục… Tuy nhiên, những người sắp hoặc vừa phẫu thuật, người đang bị chảy máu, cảm nắng không nên dùng dược liệu này.
Trong củ gừng vàng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm… Gừng vàng có những dược tính sau:
– Ngăn chặn sự tạo thành cục máu đông, nhờ đó có thể ngăn ngừa chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim (tác dụng này tương tự aspirin nhưng không gây viêm loét và xuất huyết dạ dày). Người bị bệnh tim mạch nên dùng gừng tươi hằng ngày vào sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 lát mỏng (khoảng 2 g), sẽ không phải dùng Aspirin.
– Ngăn cản sự tăng cholesterol trong máu, có tác dụng với các bệnh tăng mỡ máu, nhiễm mỡ gan, huyết áp cao.
– Giúp cho hệ thống miễn dịch làm việc có hiệu quả, tăng khả năng chống lạnh, chịu lạnh và hạn chế các bệnh viêm nhiễm.
– Ức chế thần kinh trung ương, ức chế hoạt tính của histamin, dẫn đến giảm co thắt cơ trơn, giảm cơn dị ứng. Do đó, gừng có tác dụng tốt trong việc chữa nôn mửa (do thai nghén, say tàu xe hay do hóa trị, xạ trị) mà không gây phản ứng phụ như các thuốc chống nôn hóa dược.
– Giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh. Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày.
– Chống phù nề, giảm đau, chống hen. Gừng được dùng để điều trị có hiệu quả các chấn thương phần mềm (thuốc đắp và uống) bong gân, hen, ho lâu không khỏi, đau răng, thấp khớp.
– Tăng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng (70-90%), tăng khả năng tình dục (cho cả nam và nữ).
Ngoài ra, gừng còn có tác dụng phòng sỏi mật, phòng chống các bệnh ung thư, chống lão hóa, giảm sốt, điều hòa thân nhiệt, giúp ra mồ hôi, chống nhiễm độc gan do thuốc và hóa chất.

 Lưu Ý:
Bệnh dạ dày: Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét. Ngoài ra, khi đã được chẩn đoán có bất kỳ triệu chứng ung thư ở đường tiêu hóa thì chống chỉ định tuyệt đối không được ăn gừng vì nó sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh. Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng.
Bệnh gan: Người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng vì nó kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, vì những tế bào này sẽ bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích. Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng được khuyên không nên ăn gừng vì nó sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong đó, thậm chí trong nhiều trường hợp cần thiết phải phẫu thuật.
Bệnh trĩ, xuất huyết: Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu (trong đó có cả chảy máu cam, tử cung…) thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kỳ dạng nào bởi nó sẽ làm tăng tình trạng chảy máu. Ngoài ra, bạn không được ăn gừng khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ.
Phụ nữ mang thai: Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Còn trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

Người thân nhiệt cao: Trong trường hợp này không nên ăn gừng vì nó sẽ làm thân nhiệt tăng cao hơn. Tuy nhiên, nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.
Tương tác của thuốc và gừng: Trong thực tế gừng có thể phù hợp và kết hợp được với nhiều loại thuốc. Nhưng cũng nên cẩn trọng hơn khi dùng thuốc phải có khuyến cáo của bác sĩ. Điều không nên làm là kết hợp gừng với những loại thuốc giảm huyết áp, chống loạn nhịp tim và thuốc kích thích cơ tim. Vì hoạt tính của những loại thuốc này sẽ tăng lên khi có sự kết hợp với gừng và gây ra tình trạng công thuốc, quá liều. Ngoài ra, gừng cũng không được dùng với thuốc hạ đường huyết vì gừng sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn, điều này đã được quy định riêng cho bệnh tiểu đường.
Theo Đông y, bạn dùng gừng không được gọt vỏ vì như vậy sẽ mất hết dược tính của gừng. Không được ăn gừng tươi đã bị dập hay mọc mầm vì gừng ở dạng này dễ sinh ra một loại độc tố cực mạnh, thay đổi tính chất của gừng dẫn tới hoại tử tế bào gan gây ung thư gan và thực quản. Hơn nữa, thời gian buổi tối cũng không được ăn gừng vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến sinh lý và sức khỏe.
Phải luôn nhớ đặc tính của gừng là tân tán, phát biểu để tôn trọng cách dùng. Phản chỉ định: Bệnh gan, đau mắt, trĩ, nội nhiệt.
Cặp đôi gừng với tỏi được người xưa tuyển chọn từ ngàn xưa (tỏi không đi với nghệ). Gừng tươi phải dùng loại 8-9 tháng không bị quá non, quá già. Gừng để vỏ thì mát, bỏ vỏ thì nóng.
– Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
– Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
– Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
– Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

Dùng theo thời khắc: “Mùa hè ăn gừng, (mùa đông ăn củ cải), sáng trưa ăn gừng, chiều tối kỵ gừng. Có sách viết: “Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín. Gừng là ngọn lửa thần phải biết thắp mới sưởi ấm được trong ngoài cơ thể.
Cần thận trọng đối với phụ nữ có thai, người dễ ra mồ hôi.
Trà gừng sản xuất công nghiệp: Không thể thay thế nước uống hằng ngày để giải khát (như một số hãng sản xuất trà gừng đã quảng cáo) vì không thể uống nhiều cả ngày như nước đun sôi để nguội. Có tỷ lệ thích hợp giữa gừng và đường mới tạo điều kiện cho gừng phát huy tác dụng. Nếu đường ngọt quá và gừng hết cay sẽ làm mất dược tính của chế phẩm. Vì vậy cần nghiên cứu công nghệ chế biến khống chế nhiệt độ của GS. Weidner để bảo vệ chất cay của gừng (gingerol) không bị chuyển thành chất shoagol (giảm công hiệu chữa đau khớp và lại gây kích ứng dạ dày).
Còn có nhiều cách dùng gừng dân dã, kịp thời để chống nôn, chóng mặt. Củ gừng tươi cả vỏ rửa sạch khía từng lát mỏng. Khi cần lấy ra một, hai lát ngâm, nhậm nhi nuốt nước có thể nuốt cả cái (cách này tốt nhất). Đắp gừng tươi thái mỏng lên các huyệt nội quan lấy băng dính cố định. Có thể giã gừng với tỏi, đắp lên huyệt nội quan và đan điền (dưới rốn). Gừng giã nát, hòa nước đun sôi gạn lấy nước thấm khăn (vắt hết nước) quấn quanh cổ. Uống trà gừng dấm: gừng 25g, dấm ăn 25g. Gừng sạch thái lát cho vào lọ đổ dấm ngâm 1 đêm lấy ra 5 miếng, cho ít đường vào pha nước sôi, uống thay nước đi đường. Đến bữa ăn nên có món gừng muối chua…
III. THAM KHẢO THÊM CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY GỪNG GIÓ:
Cây gừng gió có tên khoa học Zingber zerumbert sin – Zinbiberaceae, họ gừng. Các tên gọi khác như: gừng rừng, ngải mặt trời…

Cây gừng gió
– Người cao tuổi bị cảm do mắc mưa: 50gr lá gừng gió tươi, 50gr lá khuynh diệp, 10gr vỏ quít phơi khô sắc trong 1.000ml nước. Sau khi sôi 10 phút, xông đổ mồ hôi, lấy xác chà xát khắp thân mình (ngực, lưng), lau khô, đắp chăn ấm. Nghỉ dưỡng 20 phút.
– Phụ nữ sau hộ sản bị rong kinh bất thường, lấy 10gr củ gừng, 5gr lá khoai mỡ, 10gr hoa khoai mỡ, sắc trong 3 chén nước còn nửa chén. Uống 2 lần/ngày, liên tục 3 ngày.
– Phụ nữ sau sinh ăn không ngon miệng: 50gr ngọn bí đỏ, 50gr cà chua chín (bỏ hột), 5gr củ gừng gió, 50gr thịt cá hồng (bỏ xương), 1/3 muỗng bột nêm, ¼ muỗng đường cát, 5gr củ hành tây hoặc đầu hành lá. Nấu với 500ml nước còn 300ml, chia làm 2 phần ăn trưa và chiều. Ăn cách nhật.
– Nam giới trung niên bị mỡ trong máu, ngừa biến chứng ung bướu: 20gr củ gừng gió, xắt sợi, 10gr lá gừng gió xắt nhuyễn, táo tàu khô 10 quả, 30gr nấm mộc nhĩ đen, 30gr nấm bào ngư, rùa đen 300-500gr (rùa sống thả vào nước để bài tiết hết phân, nước tiểu, vớt ra, lột bỏ mai, cạo sạch da, tỉa móng nhọn). Nấu tất cả trong 1 lít nước còn 500ml. Chia làm 5 phần, ăn trong ngày. Cách 3 ngày ăn 1 lần, liên tục 10 lần.
– 50gr củ gừng gió, 20gr lá ngải cứu, cả hai xắt nhuyễn thành sợi, 50gr gạo lức rang vừa vàng sẫm, 2 củ hành 20gr, 15gr hành lá xắt nhỏ, 200-350gr lươn (bỏ vào giấm cho tiết nhớt, mổ bỏ ruột, chỉ máu, không bỏ đuôi) nêm gia vị, nấu trong 800ml nước còn 300ml. Chia làm 2 phần (ăn trưa, chiều), cách 2 ngày/lần, liên tục 15 lần để trị dứt suy thận, xuất tinh nhanh và đau nhức cột sống, khớp chậu. Có thể dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh hay bị đau bụng, nhức mỏi tứ chi và nửa đầu.
– Trẻ, già ăn khó tiêu, buồn nôn do ngộ độc thức ăn: 30-50gr gừng gió giã nhuyễn, 30gr bầu non và 1 quả chanh muối, cho vào 200ml nước, đun sôi 15 phút, vớt bỏ bã, uống nước cách nhau 5 phút sẽ tiêu hóa tốt, ợ, đánh rắm, thông tiểu tốt. Nằm nghỉ 10 phút.
Ở bài viết này, xin giới thiệu cùng bạn một trong hàng trăm tác dụng của củ Gừng trong việc chữa trị rụng tóc…
Cách 1:
Sử dụng 2 cân gừng cạo sạch, ngâm rửa cho cẩn thận rồi bỏ vào cối dùng chày giã nát. Sau đó dùng tay vắt lấy nước chúng ta sẽ được tinh dầu gừng. Sử dụng 1 chén nhỏ nước cốt chanh và 3 muỗng canh dầu vừng trộn đều vào số tinh dầu gừng đó. Cho hỗn hợp đó vào chai và bảo quản trong tủ lạnh và xài dần.
Dùng  3 thìa hỗn hợp đó rồi cho lên da đầu kem massage thật nhẹ, chú ý giữ tinh thần thư giãn tối đa. Gừng thấm vào da đầu sẽ nóng lên, cảm giác rất thích. Sau khoảng 15p-20p bạn hãy xả sạch bằng nước nhé.
Cách 2:
Giã nhỏ gừng, chắt lấy nước trộn với nước rau húng quế rồi xoa lên da đầu. Bạn nên thực hiện thường xuyên để có một mái tóc như ý.
Cách 3:
Gừng tươi rửa sạch, giã nát, sao nóng lên để còn âm ấm đắp vào đầu, lượng gừng đủ dùng. Ngày đắp 2-3 lần có tác dụng thông khí huyết và tóc sẽ mọc.
Trà Gừng là món thức uống có giá trị rất tốt với sức khỏe con người. Bạn có thể chế biến với cách làm đơn giản dưới đây là có thể thưởng thức được.
Nguyên liệu:
– 2 gói trà xanh túi lọc
– 1/2 củ gừng
– 3 thìa cà phê mật ong
– 400ml nước sôi.
Cách làm:
1. Gọt vỏ củ gừng, thái lát, dùng bản dao to đập giập gừng, cho vào bình. Cho trà túi lọc vào, sau đó rót nước sôi và đậy nắp bình lại để trong khoảng 2 đến 3 phút là dùng được.
2. Bạn có thể cho trực tiếp mật ong vào bình trà
Ngày Tết cùng nhâm nhi trà gừng với bạn bè, người thân sẽ rất thú vị.
Dùng thìa khuấy đều hoặc rót trà ra tách rồi cho mật ong vào sau.
Cách 2
Nguyên liệu:
Cách chế biến trà gừng rất đơn giản.
– Gừng – 200gr
– Mật ong – 3 thìa cà phê
– Nước sôi để nguội – 600ml
Cách làm:
Bước 1: Gừng mua về cạo sạch vỏ rồi rửa sạch với nước sau đó thái hạt lựu rồi đem cho vào nồi đun sôi khoảng 20 phút, để cho gừng ra hết chất cay.
Cho từ từ 3 thìa cà phê mật ong vào nồi gừng vừa đun và bật bếp đun thêm tầm 7 phút nữa rồi tắt bếp.
Bước 2: Khi nước gừng nguội, lấy lọ thủy tinh rồi cho hết nước gừng vừa đun vào trong lọ và đem cất vào tủ lạnh để bảo quản.
Bước 3: Sử dụng: pha 1 túi trà và chế thêm 1 chút nước sôi sau đó lấy nước gừng đã làm vào. Rồi để trà khoảng 7-10 phút cho nước trà ngấm.
Bạn có thể cho thêm mật ong vào uống cùng.
Rót trà ra cốc và thưởng thức hương vị thơm ngon của trà gừng.
Chúc các bạn thành công!
Bài thải độc hiệu quả từ Gừng, tỏi,chanh và mật ong:
Nhân dịp ba vừa khám tổng quát tại FV về kể cả kiểm tra ung thư mà kết quả đều tốt nên chia sẻ với các bạn bài thuốc detox thải độc bằng tỏi, gừng, chanh, mật ong và dấm táo từ một bác sĩ Do Thái mà mình đã được chia sẻ từ chị Diem Nguyen 

Kết quả khám trước đây cho thấy ba bị hở van tim nhẹ và gan bọc mỡ tuy nhiên những chỉ số gần đây cho thấy tim, gan thận hoàn toàn tốt. Hiện tại ba mình đã dùng loại nước này được khoảng 5 tháng, tỏi đen được một tháng và rất vui khi kết quả khám bệnh hoàn toàn tốt, mỡ ở mức chấp nhận được, tim không có vấn đề.

Cách làm như sau (trích nguyên văn từ chị Diem Nguyen)

"Nguyên liệu:
- 1kg tỏi cô đơn Lý sơn ( hoặc phan rang cũng đc) bóc vỏ sạch
- 1kg gừng già cạo vỏ rửa sạch ( vn nha chứ xài TQ dễ teo lắm á)
- 1 chai giấm táo loại tốt
- 6-8 quả chanh
- 1 lít mật ong rừng loại tốt
- 1 tấm vải sạch để dùng vắt nước.
- 1 chai thủy tinh (chai rượu uống xong của mấy ông chồng cũng đc) 
Cách làm: 
- Gừng sau khi cạo vỏ thì xắt lát mỏng rồi cho vào xay chung với tỏi (nhớ chia làm nhiều lần chứ cho vào 1 lần máy xay cháy ráng chịu nha...tongue emoticon ,nhớ thêm 1 ít nước cho dễ xay). 
- Tỏi và gừng sau khi xay thật nhuyển cho vào tấm vải sạch vắt lấy nước ( nhớ dùng bao tay vì sẽ nóng nóng tý xíu). Nước sau vắt cho thêm 50-70ml giấm táo + chanh vắt nước cho vào khuấy đều.
- Chuẩn bị 1 nồi nước sôi với 1 cái tô hoặc cốc to chứa đủ lượng dung dich vừa chuẩn bị (đặt ngập trong nước giống cách thủy) để cho dung dịch sôi lăn tăn khoảng 30p (khi ấy dung dịch có màu hơi hồng nhạt). Đem ra để nguội sẽ thấy bên dưới cốc có 1 lớp kết tủa màu trắng, lấy phần nước trong bên trên cho thêm mật ong vào từ từ nếm sao thấy vừa miệng để uống là được. 
- Cho vào chai thủy tinh rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.
Cách dùng: 
Mỗi sáng sau khi thức dậy, đánh răng xong thì uống 1 ly nhỏ (kiểu ly uống trà hay ly cúng nước nhỏ bàn thờ thần tài đó) hơi khó uống do có mùi tỏi nhưng xúc miệng lại với 1 ly nước ấm hoặc nước trà thì sẽ k có mùi. Sau đó ăn sáng bình thường nha vì nó hơi cào ruột đó!
Lưu ý: những ngày đầu đi vệ sinh phân sẽ có mùi hôi kinh khủng và thấy bụng nhẹ nhàng. Cứ duy trì đều đặn càng tốt vì là thực vật và các tp đều là các chất kháng khuẩn kháng viêm nên tốt cho cơ thể."

Công dụng thần kì của tỏi ngâm mật ong




Bất kì một thứ gì trên thế gian cũng có tính hai mặt của nó, một phát minh vĩ đại giúp bảo vệ an ninh quốc phòng như súng cũng có thể biến thành một kẻ thủ ác, một kẻ đi xâm lược, một kẻ lợi dụng sức mạnh để hà hiếp kẻ yếu,....Mật ong vốn được coi là thần dược của cuộc sống nhưng vị thần ấy sẽ đe dọa tính mạng con người nếu dùng không đúng cách như dùng quá liều hay liên tục suốt nhiều ngày như một trường hợp đã được ghi nhận tại Nhật năm 1975 khi một người sử dụng mật ong để ăn, uống liên tục trong vòng 25 ngày dẫn đến kiết lị nặng và phải nhập viện. Mật ong cũng không nên dùng cho những người bị hen suyễn, người bị bệnh áp huyết thấp hoặc trẻ em cũng không nên ăn quá nhiều. Nhưng nếu dùng tỏi để ngâm mật ong thì thật tuyệt vời cho những người mắc bệnh hen suyễn, ho gà, ho cơn, viêm họng.
Tỏi có chứa chất chống vi khuẩn cực hữu hiệu, kết hợp với thành phần có trong mật ong có khả năng trung hòa đặc tính làm giảm cholesterol trong máu, vì thế những người áp huyết cao cũng không lo khi sử dụng sản phẩm này, những người hen suyễn có thể dùng tỏi ngâm mật ong để ngậm giúp loại bỏ những cơn ho hen kéo dài. Đối với những bệnh nhân đau dạ dày thì mỗi bữa ăn từ 1-2 tép tỏi ngâm trong vòng 1 tháng, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau co thắt giảm dần và biến mất theo thời gian, tất nhiên là chẳng thể nhanh chóng như bạn mong muốn được đâu nhé!
Tiện thể thì mật ong ngâm tỏi còn là một liệu dược làm đẹp tuyệt vời, không chỉ dưỡng ẩm, làm trắng da, trị nám mà còn loại bỏ mụn nhọt hiệu quả nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn của tỏi và mật ong. Lấy phần mật ong ngâm tỏi trong vòng 1-2 tháng để bổi trực tiếp lên da, đến khi khô sẽ rửa sạch, hỗn hợp này không chỉ giúp trị mụn mà còn trẻ hóa tế bào da, chống lão hóa hiệu quả kéo dài tuổi xuân tươi mới trên làn da của bạn.
Cách làm: 15g tỏi lột sạch vỏ ngâm trong 100ml mật ong ( mật ong rừng nguyên chất thì càng tốt) ngâm trong vòng 1-2 tháng sau đó lôi ra dùng dần. Nếu muốn các hợp chất trong tỏi và mật ong sớm hòa quyện vào nhau thì bạn nên đập dập tỏi để ngâm và chỉ cần từ 2-3 tuần là có thể sử dụng được.
Phụ nữ là nhóm đối tượng chi nhiều tiền nhất cho làm đẹp, đặc biệt là chăm sóc da. Họ phải bỏ một số tiền lớn cho các sản phẩm như thuốc uống, kem bôi… thậm chí cầu cứu đến thẫm mỹ viện để duy trì vẻ đẹp toàn diện.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong muốn, rất nhiều trường hợp tiền mất tật mang vì mua nhầm phải các sản phẩm làm đẹp giả, cơ sở thẩm mỹ không uy tín.
Nếu bạn vẫn đang đi tìm cho mình một phương pháp chống lão hóa, an toàn, hiệu quả, không tác dụng phụ, hãy để MOGO Khuyên giúp bạn.
Chỉ với 3 loại nguyên liệu dễ tìm, phổ biến, công thức y học Tây Tạng dưới đây sẽ làm chậm quá trình lão hóa ở phụ nữ. Không những khiến bạn luôn tươi trẻ, trẻ mãi không già, loại nước uống này còn giúp phụ nữ khỏe mạnh, nâng cao sức khỏe rất tốt.
Thành phần
- 10 củ tỏi.
- 10 trái chanh.
- 1 lít mật ong nguyên chất.
3 loại nguyên liệu dễ tìm ở bất kỳ đâu.
Thực hiện
Bước 1: Chanh vắt lấy nước cốt, tỏi bóc vỏ, rửa sạch và cắt thành từng miếng mỏng.
Bước 2: Trộn tỏi và chanh với nhau trong một hũ thủy tinh lớn.
Bước 3: Sau đó, đổ mật ong đã chuẩn bị vào cùng, đậy nắp và giữ yên trong vòng 8-10 ngày. Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Sau khoảng thời gian trên, các chị em phụ nữ có thể sử dụng hỗn hợp để giữ mãi tuổi thanh xuân.
Cách sử dụng
Cách sử dụng rất đơn giản. Hỗn hợp thu được, hãy uống 1 muỗng cà phê trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút.
Thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy không quen nên có thể giảm xuống 2 lần uống sáng và tối. Sau đó, tăng số lần uống lên 3 lần.
Mỗi lần hãy uống 1 muỗng cà phê khi bụng đói.
Thực hiện liên tục cho đến khi nào hết hỗn hợp này thì ngưng lại. Nghĩ 1 tuần, nếu thích, có thể thực hiện thêm 1 liệu trình nữa.
Ngoài chống lão hóa, công thức này chứa tỏi, chanh còn có tác dụng ngăn ngừa cholesterol xấu trong máu, cải thiện cao huyết áp, làm sạch cơ thể rất tuyệt vời.
Lưu ý:
Người tiểu đường, bệnh tim, dạ dày nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Không áp dụng cho phụ nữ mang thai, cho con bú.
Chúc bạn sống vui khỏe.
Phan biệt gừng Trung quốc và gừng Việt Nam:
Thông tin gừng Trung Quốc nhiễm chất trừ sâu cực độc được bán tràn lan tại nhiều chợ Việt Nam khiến các bà nội trợ hoang mang khi chọn mua gừng. "Mình thường không để ý xuất xứ, nguồn gốc của gừng khi mua. Mấy hôm nay nghe thông tin gừng độc, ra chợ mình có quan sát kỹ hơn trước khi mua nhưng thường hàng nào cũng bán một loại, không biết lấy cơ sở nào mà so sánh chọn lựa", chị Mai ở quận Bình Thạnh, TP HCM, lo lắng.

Gừng Trung Quốc (bên trái) có kích cỡ to, thân tròn, ít nhánh con, thân mọng nước hơn gừng ta (phải) rất nhiều. Ảnh: Lê Phương.
Chị Hà, tiểu thương tại chợ quận 2, cho biết chị thường nhập gừng ta về bán vì giá rẻ hơn và người tiêu dùng ưa chuộng hơn. "Hai loại gừng này rất dễ phân biệt với nhau, nhìn bề ngoài là đã biết rồi. Gừng Trung Quốc mẫu mã đẹp nhưng khó để lâu, gừng ta vị thơm đậm đà nên bán lẻ chạy hàng hơn", chị Hà chia sẻ.
Gừng ta có da sần sùi, chia làm nhiều nhánh, nhiều đường vân, có bám đất xung quanh. Ảnh: Lê Phương.

Gừng Trung Quốc thường không dính đất, da trơn láng, mịn màng, ít đường vân, rất dễ bóc vỏ. Ảnh: Lê Phương
Theo chị Hà, chỉ cần nhìn vào bề mặt củ gừng là thấy ngay sự khác biệt. Gừng trong nước có củ nhỏ, da sần sùi, chia làm nhiều nhánh, nhiều đường vân, có bám đất xung quanh. Gừng Trung Quốc thường không dính đất, củ to, tròn, da trơn láng, mịn màng, thân mọng nước, ít đường vân, rất dễ bóc vỏ. Gừng ta có vị thơm đậm, cay nồng, gừng Trung Quốc không có mùi vị. Phần lõi, gừng ta có nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét. Lõi gừng Trung Quốc ít xơ, đường vân nhợt hơn.
Lõi gừng Trung Quốc (bên trái) mọng nước hơn gừng ta (phải). Ảnh: Lê Phương.

Lõi gừng Trung Quốc ít xơ, đường vân nhợt hơn. Ảnh: Lê Phương.

Gừng ta có phần lõi nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét, thơm nồng đặc trưng. Ảnh: Lê Phương.
Anh Hạnh, tiểu thương tại chợ Văn Thánh, quận Bình Thạnh, TP HCM, cho biết mấy ngày nay, khi mua gừng người tiêu dùng thường gặng hỏi rất kỹ càng. "Gừng Việt nếu càng to, càng trơn láng, sạch sẽ thì càng khó bán vì nhiều chị em e ngại là hàng Trung Quốc", tiểu thương này cho biết.

Nguồn: tribenhthongminh.com









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét