Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Trị bệnh còi xương

Triệu chứng điển hình của trẻ bị còi xương

Trẻ ra mồ hôi trộm, ra nhiều ngay cả khi trời mát, buổi đêm, trẻ kích thích, khó ngủ hay giật mình, trẻ hay bị rụng tóc sau gáy và mụn ngứa ở lưng, ngực,..đó là những biểu hiện cho thấy trẻ đang bị thiếu vitamin D, lâu dài có thể dẫn đến bệnh còi xương.
Bệnh còi xương sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cả về thể chất và tinh thần. Trẻ cần được chữa trị cũng như bổ xung thêm canxi và vitamin D. Bố mẹ chú ý quan sát để kịp thời phát hiện dấu hiệu còi xương ở con trẻ qua các triệu chứng sau đây: 
Các biểu hiện ở hệ thần kinh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và là thể cấp tính. Trẻ ra mồ hôi trộm, ra nhiều ngay cả khi trời mát, buổi đêm, trẻ kích thích, khó ngủ hay giật mình, trẻ hay bị rụng tóc sau gáy và mụn ngứa ở lưng, ngực.

Đối với còi xương cấp có thể gặp các biểu hiện của hạ canxi máu như thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, nôn, nấc khi ăn.
Biểu hiện xương: Thường gặp trong giai đoạn tiến triển của bệnh, chủ yếu ở lồng ngực, hộp sọ, chi và cột sống. Trẻ nhỏ có xương sọ mềm, bờ thóp rộng mềm, thóp lâu liền. Xương sọ có thể bị biến dạng như đầu dễ méo, bẹt, bướu trán, chẩm, trán dô làm cho đầu to ra. Trẻ có thể xuất hiện rãnh Filatop-Harrison. Đây là rãnh ở phía dưới vú, chạy chếch ra 2 bên. Rãnh này là kết quả của bụng chướng và các xương bị mềm.

Ở trẻ lớn hơn thường có biến đổi xương lồng ngực, chỗ nối giữa sụn và xương phì đại tạo nên chuỗi hạt sườn. Các cơ nhão làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng như lồng ngực biến dạng, ngực nhô ra phía trước như ngực gà, ngực hình chuông, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát, khung chậu hẹp. Răng trẻ mọc lộn xộn, chậm mọc răng, răng thưa, răng yếu, men răng xấu, dễ sâu răng, cơ lưỡi giảm, biến dạng xương hàm.
Thiếu máu thường gặp trong trường hợp nặng, chủ yếu là thiếu máu thiếu sắt, có thể kèm gan lách to vừa ở trẻ nhũ nhi. Thiếu máu, còi xương và suy dinh dưỡng thường được kết hợp trong hội chứng thiếu cung cấp Von Jack Hayem Luzet.
Cơ và dây chằng lỏng lẻo, giảm trương lực cơ, yếu cơ. Bệnh nhân bị co rút khi có hạ canxi nặng. Ngoài ra còn biểu hiện một số các triệu chứng khác kèm theo thiếu các vitamin khác.

Các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi. Trẻ còi xương còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bình thường của trẻ trong quá trình phát triển. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh đẻ ở trẻ gái.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiế hành xét nghiệm trên cơ sở tiền sử gia đình, tiền sử bệnh tật, chế độ ăn, dấu hiệu thần kinh thực vật và phosphataza kiềm tăng.
Trên đây là những triệu chứng điển hình của trẻ bị bệnh còi xương. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ được tốt hơn.

Nguyên nhân của bệnh còi xương

Nguyên nhân của còi xương là do thiếu hụt vitamin D, canxi và phốt pho. Có 3 nguyên nhân thường gặp đó là còi xương dinh dưỡng, còi xương đái tháo phosphate, còi xương thận.

Nguyên nhân

Thiếu ánh sáng mặt trời

Đây là nguyên nhân chính yếu nhất của bệnh. Dưới ánh sáng mặt trời, đặc biệt tia cực tím làm cho tiền vitamin D có sẵn ở da chuyển sang vitamin D dưới dạng hoạt động. Thiếu ánh sáng mặt trời do các gia đình ở nhà ở chật chội tối tăm, mặc quá nhiều quần áo cho trẻ.

Nhiều gia đình có quan niệm sai lầm, không cho trẻ ra ngoài trời, thậm chí phải ở trong buồng tối, nhất là trong những tháng đầu sau sinh nên trẻ bị còi xương sớm; Ở những vùng nhiều sương mù, mùa đông ít ánh sáng mặt trời, vùng công nghiệp nhiều bụi cũng làm tỉ lệ trẻ mắc bệnh còi xương tăng cao.

Chế độ ăn

Thiếu sữa mẹ, nuôi con bằng sữa bò (tuy sữa bò lượng canxi cao hơn sữa mẹ nhưng tỷ lệ canxi/phốt pho không cân đối nên khó hấp thu canxi). Trẻ ăn bột quá nhiều. Trong bột có nhiều axit phytic sẽ cản trở sự hấp thụ canxi. Bên cạnh đó, chế độ ăn thiếu dầu mỡ, không dùng sản phẩm sữa hay không uống sữa. Người ăn kiêng cũng khiến cơ thể không được cung cấp đủ hay không hấp thụ được vitamin D.

Một số trường hợp bất dung nạp lactose (cơ thể không có khả năng tiêu hóa đường sữa (lactose) có trong các sản phẩm từ sữa vì thiếu một loại enzyme trong ruột non). Một số trường hợp trẻ bị bệnh lý về gan nên gan không có khả năng chuyển vitamin D thành dạng hoạt động được nên cũng dẫn đến còi xương.

Còi xương đái tháo phosphate

Nguyên nhân là do thận không giữ được muối phốt pho dẫn đến nồng độ phốt pho máu thấp. Triệu chứng của bệnh là trẻ có đau xương, xương mềm và dễ biến dạng.
Đây là bệnh bẩm sinh. Bệnh gây ra bởi gen trội liên kết nhiễm sắc thể X dẫn đến giảm khả năng điều hoà việc bài tiết phốt pho qua nước tiểu. Bệnh nhân vẫn có khả năng hấp thu canxi và phốt pho nhưng phốt pho bị mất đi qua nước tiểu, bệnh gây ra không phải do thiếu vitamin D. Bệnh thường xuất hiện trước 1 tuổi. Điều trị trường hợp này cần cung cấp vitamin D hoạt tính (Calcitriol) và phốt pho.

Còi xương thận

Giống như còi xương đái tháo phosphate, còi xương thận gây ra bởi rối loạn chức năng thận. Do chức năng thận bị rối loạn, giảm khả năng điều hoà được số lượng điện giải mất qua nước tiểu. Do vậy ở bệnh nhân này mất cả canxi và phốt pho qua nước tiểu.

Bệnh nhân có triệu chứng của còi xương dinh dưỡng nặng. Trường hợp này phải điều trị nguyên nhân gây bệnh lý thận kết hợp cung cấp đầy đủ canxi, phốt pho, vitamin D.

2. Đối tượng có nguy cơ

Trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất vì đây là giai đoạn tốc độ xương phát triển nhanh.
Trẻ đẻ non, đẻ yếu, nhẹ cân dễ bị còi xương vì cơ thể không tích lũy đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, nhưng tốc độ trẻ phát triển nhanh đòi hỏi nhu cầu vitamin D cao hơn trẻ bình  thường, hoạt tính của hệ thống men tham gia vào chuyển hoá vitamin còn yếu, do đó ngay từ 2-3 tháng trẻ đã có thể mắc bệnh còi xương.
Bệnh tật: trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hoá, dễ bị còi xương. Những trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, tắc mật bẩm sinh làm cản trở sự hấp thu vitamin D và muối khoáng ở ruột.
Màu da: người da màu dễ mắc còi xương do tình trạng sắc tố của da cũng ảnh hưởng đến sự bức xạ của tia cực tím.
Ngoài ra người mẹ thiếu vitamin D trong thời kỳ có thai và cho con bú, các đối tượng phải dùng các thuốc như corticoide, hydantoine, gardenal cũng tăng nguy cơ làm trẻ còi xương.

Phòng bệnh còi xương ở trẻ em


Trẻ còi xương nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ gặp biến chứng như thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bình thường của trẻ trong quá trình phát triển.

Còi xương là một bệnh thường gặp ở trẻ. Trẻ còi xương nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ gặp biến chứng như thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bình thường của trẻ trong quá trình phát triển. Nhất là các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi khi trưởng thành.
Vì vậy, việc phòng chống còi xương cho trẻ là điều rất quan trọng ngay từ khi mang thai và sơ sinh.

1. Điều trị bệnh còi xương

Đối với bệnh nhân bị còi xương dinh dưỡng:

Bổ sung vitamin D và Canxi. Nếu cung cấp đủ Canxi và vitamin D sớm thì tổn thương xương được hồi phục sau vài ngày đến vài tháng tuỳ mức độ.
Còi xương được điều trị triệt để trong giai đoạn trẻ đang lớn thì những biến dạng xương sẽ được cải thiện và có thể hết, nếu không được điều trị trong giai đoạn trẻ đang lớn thì những biến dạng xương này sẽ tồn tại vĩnh viễn.

Bệnh nhân còi xương gây ra do rối loạn chuyển hoá:

Đầu tiên ngăn chặn biến chứng giảm canxi và phốt pho máu bằng cách bổ sung canxi, phốt pho và vitamin D dạng hoạt động (Calcitriol) liều cao. Những rối loạn máu thường được cải thiện sau một tuần điều trị bằng bổ sung vitamin D và canxi mặc dù cần phải điều trị kéo dài hơn nữa việc bổ sung vitamin D và canxi.
Bổ sung Vitamin D2 (ezgocalciferol), D3 (cholecalciferol): 2000-4000Ui/ngày x 4-6 tuần. sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng. Khi có bệnh cấp tính hoặc có nhiễm khuẩn cấp ( viêm phổi, tiêu chảy) có thể dùng 10.000UI/ngày x 10 ngày. Trong quá trình điều trị cần chú ý phát hiện các dấu hiệu ngộ độc vitamin D.

Điều trị phối hợp:

Cho thêm các vitamin khác, chế độ ăn đủ dinh dưỡng, đặc biệt là dầu, mỡ nhằm tăng khả năng hấp thụ vitamin D. Cung cấp muối Ca 500mg/ngày với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, 1-2 g/ngày với trẻ lớn.

Phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ em       

Các bậc cha mẹ cần biết về các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống, cũng như cách nuôi con hợp lý, chọn thực phẩm giàu vitamin D, canxi. Các gia đình cần loại bỏ những tập quán lạc hậu như: kiêng nắng, kiêng gió, kiêng ăn một số thức ăn trước và sau khi sinh.
Để phòng còi xương cho con, ngay từ khi mang thai, người mẹ nên thường xuyên đi dạo ngoài trời để tiếp nhận vitamin D. Trong chế độ ăn nên ăn các loại thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D như cá, cua, trứng, gan, sữa… 
Trẻ sau khi sinh cần được bú ngay, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi trẻ ăn bổ sung nên cho trẻ ăn đủ chất, thường xuyên cho trẻ ăn chế độ ăn đủ vitamin D, Canxi. Thực phẩm có nhiều Canxi và vitamin D như nước cam, sữa và sản phẩm của sữa, cua, cá, trứng, sữa, gan, pho mai, các loại rau xanh. Chú ý bữa ăn  luôn có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitamin D .
Trẻ luôn  được sống trong môi trường trong sạch, thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Ngay từ tháng đầu sau đẻ, cả hai mẹ con cần được tắm nắng (chỉ cần để hở hai cẳng chân cho da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời).
Trẻ lớn hơn cho tắm nắng vào buổi sáng , tuỳ thuộc vào mùa, thời gian tăng dần 5 – 20 phút. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 15-30 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ), nếu không có thời gian thì buổi chiều (khoảng 4h-5h). Lưu ý phải tắm nắng trực tiếp, nghĩa là không đứng sau lớp kính cửa sổ vì sẽ không còn tác dụng.
Kết luận:
Đối với sản phẩm từ canxi và vitamin D thì rất đa dạng và phong phú, do đó cần phân biệt loại nào tốt nhất để đưa vào cơ thể trẻ và phòng trị bệnh cho trẻ. Nếu vitamin D và canxi tổng hợp từ hóa dược và tổng hợp từ các nguồn nguyên liệu khác không tốt sẽ làm xương của trẻ không hình thành và hấp thu vào xương mà theo đường tiểu đi ra ngoài hết.
Sản phẩm vitamin D và Canxi phải chọn cho trẻ là loại tốt nhất, được chiếc xuất từ thiên nhiên không chất bảo quản không tác dụng phụ và phải được hấp thụ vào xương hoàn toàn tránh gây nặng nề cho bộ phận đào thải như gan thận và đường tiểu.
Để chọn sản phẩm tốt nhất không khó, nhưng khó nhất vẫn là điều kiện kinh tế, thường sản phẩm tốt sẽ đi kém theo chi phí rất cao. Những trẻ còi xương thường xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý và thiếu cái này dư cái kia. Do đó phải bù đắp đầy đủ và cần thiết cho từng cơ thể trẻ. Cơ địa khác nhau sẽ bổ sung khác nhau, trước khi dùng sản phẩm phải được sự tư vấn của Bác Sỹ chuyên khoa xương khớp hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Những gia đình có điều kiện thì việc mua canxi và vitamin D tốt cho trẻ thì không khó, nhưng khó nhất vẫn là duy trì đều đặn từ nhiều tháng nhiều năm, số tiền đầu tư cho một cơ thể hoàn thiện tốn kém rất nhiều.Đối với gia đình nghèo khó thì việc đó còn khó hơn gấ nhiều lần. Do đó để gỡ rối cho bệnh tật của trẻ còi xương và kinh phí mua sản phẩm chúng tôi và nhiều chuyên gia khác từ trong nước và nước ngoài đã nghiên cứu ra phương pháp giúp trẻ sử dụng canxi và vitamin D với chi phí cực kỳ thấp mà không mất đi giá trị tốt nhất của sản phẩm. Các cha mẹ có con khỏe mạnh muốn khỏe mạnh hơn thì cũng phải cần bổ sung 2 loại này để nâng cao tầm vóc con mình. Những trẻ yếu ớt, còi xương phải nhanh chóng đến benhvienthongminh.com để được kiểm tra, tư vấn và giúp cha mẹ có phương pháp sử dụng sp với chi phí thấp vừa giúp trẻ thoát khỏi bệnh còi xương vừa giảm gánh nặng về tiền bạc khi nuôi trẻ qua nhiều năm tháng.

Mọi chi tiết liên hệ:

 

Công Ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo

Địa chỉ: 48/13, đường số 10, Kp7, Phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, Tp. HCM

Đt: 08- 62665067          Hotline: 0935141438

website: http://www.benhvienthongminh.com

Email: benhvienthongminh.com@gmail.com

Trẻ có nguy cơ thiếu vitamin D như kém hấp thu mỡ (suy tụy, bệnh gan mạn…), sử dụng thuốc chống động kinh phải được theo dõi nồng độ vitamin D và bổ sung định kỳ.
Bổ sung cho bà mẹ mang thai vitamin D 1000Ui/ngày từ tháng thứ 7 hoặc uống 100.000UI-200.000UI 1 lần vào tháng thứ 7 của thai kỳ, có lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, ra ngoài trời nhiều. Uống vitamin D, liều 400UI/ngày từ tháng thứ hai cho những trẻ được bú mẹ hoàn toàn do sữa mẹ hàm lượng vitamin D thấp, trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng thai, trẻ phát triển nhanh, không có điều kiện tắm nắng.
Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D thường thiếu cả canxi, cần cho trẻ uống thêm canxi. Liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sỹ, vì uống không đúng có thể gây ngộ độc vitamin D. Uống quá liều và kéo dài sẽ làm tăng canxi máu và vôi hoá mạch máu gây sỏi thận. 
Tắm nắng là tốt cho trẻ nhưng tắm nắng không phải là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho trẻ nhỏ vì dễ có nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư da về sau, nên bổ sung vitamin D cho trẻ nhỏ là biện pháp dự phòng tốt nhất. Vitamin D3 Cholecalciferol (D3), dễ hấp thu hơn vitamin D2Ergocalciferol (D2).

Với gia đình có tiền sử bệnh, thai phụ nên được chẩn đoán trước sinh, được tư vấn về khả năng di truyền cũng như chăm sóc mẹ và bé trong thai kỳ, sau khi sinh và cả quá trình phát triển của trẻ. 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét