Khi nào nên uống thuốc, hẹn gặp bàn chuyện công việc và tập luyện thể thao? Đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bạn sẽ đưa ra những lời chỉ dẫn đúng nhất.
Ngay khi bình minh một ngày mới bừng lên, bạn thức dậy lo toan hành trang đi làm (đi học). Trong khi đêm xuống, cơ thể tự động giảm dần cường độ hoạt động để chuẩn bị cho giấc ngủ. Thói quen này phần lớn phụ thuộc vào đồng hồ sinh học. Nó quy định nhịp hoạt động tất cả cơ quan nội tạng của cơ thể, theo đó hoạt động của những cơ quan quan trọng gia tăng vào những thời điểm cụ thể, gia tăng sản xuất hoóc-môn hay gia tăng năng lực trao đổi chất. Một khi đã biết chính xác cơ chế này hoạt động thế nào, bạn có thể sắp xếp thời gian biểu làm việc một ngày phù hợp với cơ chế đó. Nhờ thế vừa cải thiện được cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Dưới đây là những chỉ dẫn khả dĩ giúp bạn đạt được mục đích.
1 giờ đêm: Cơ thể, thần kinh rất nhạy cảm với các cơn đau, viêm, loét, cơ khớp.
2 giờ đêm: Gan hoạt động mạnh, thải độc tố tích cực. Độ tinh nhạy của mắt thấp. Tai nạn giao thông thường xảy ra. Không uống rượu, cà phê làm hại gan. Các cơ quan nội tạng hoạt động ở mức thấp nhất.
3 giờ đêm: Huyết áp thấp nhất. Nhịp tim, nhịp thở chậm nhất. Không phải là giờ sinh hoạt vợ chồng.
2 giờ đêm: Gan hoạt động mạnh, thải độc tố tích cực. Độ tinh nhạy của mắt thấp. Tai nạn giao thông thường xảy ra. Không uống rượu, cà phê làm hại gan. Các cơ quan nội tạng hoạt động ở mức thấp nhất.
3 giờ đêm: Huyết áp thấp nhất. Nhịp tim, nhịp thở chậm nhất. Không phải là giờ sinh hoạt vợ chồng.
Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng, cơ thể mẫn cảm nhất với giá lạnh – vậy nên là thời điểm để mắt đến các ô cửa sổ.
4 giờ sáng: Thính giác rất nhạy cảm, một tiếng động nhỏ có thể làm thức giấc. Người bị bệnh tim mạch thường tử vong vào thời điểm này. Khi mở cửa nên tránh sang một bên kẻo bị gió lùa, gây đột tử. Bệnh thượng mã phong hay xảy ra giờ này, nam giới cần đề phòng.
Từ 1-4 giờ sáng: Trẻ em thường ra đời vào giờ này. Tuyến giáp trạng hoạt động cực đại, nồng độ nguyên tố đồng vị phóng xạ iốt 127 cao nhất. Người bị bướu cổ đơn thuần nên xoa bóp vùng tuyến giáp hoặc uống thuốc trước 1 giờ sẽ có hiệu quả hơn uống vào các giờ khác. Các lái xe, công nhân làm ca đêm hay phạm lỗi và xảy ra tai nạn.
5 giờ sáng: Huyết áp tăng, tim đập nhanh hơn. Lúc này cortison được tạo thành trong cơ thể, nó “nạp điện” cho bộ “ắc-quy” bên trong của chúng ta. Bắt đầu ngày làm việc tốt nhất.
Quãng 5 giờ, cơ thể bắt đầu điều chỉnh thích nghi với nhịp ban ngày nhanh hơn. Thân nhiệt tăng dần và tăng tốc sản xuất hoóc-môn – nhất là testosteron. Chính vì tác động của sự gia tăng đột biến hoóc-môn này, đa số đàn ông thèm muốn "chuyện ấy" vào buổi sáng.
Từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng, phổi tự phục hồi, lượng dịch do niêm mạc phổi tiết ra cũng gia tăng. Các triệu chứng do viêm xoang, viêm – ngạt mũi có thể gia tăng vào thời điểm này.
7 giờ sáng: Khả năng miễn dịch cao, hoạt động tốt. Người bị bệnh do vi khuẩn, virut gây ra thì thấy ít đau nhức hơn các giờ khác.
7 giờ sáng: Khả năng miễn dịch cao, hoạt động tốt. Người bị bệnh do vi khuẩn, virut gây ra thì thấy ít đau nhức hơn các giờ khác.
Giữa 5 giờ và 7 giờ, nhu động ruột gia tăng. Trường hợp hay bị táo bón – đây là thời điểm lý tưởng nhất để "ghé thăm" nhà cầu.
Khoảng 6-7 giờ, đa phần mọi người đều tỉnh táo. Đã đến lúc có thể làm việc nghiêm túc, bởi não bộ đã có thể hoạt động với cường độ cao nhất.
Tuy nhiên phải lưu ý! Chớ bao giờ đụng đến thuốc lá hoặc rượu. Lý do: Các chất độc hại tiềm ẩn trong hai thứ có thể thâm nhập vào máu với tốc độ nhanh gấp hai lần bình thường.
8 giờ sáng: Gan thải độc tố cơ thể lần thứ 2. Không được uống rượu vì gan làm việc căng thẳng. Hormon giới tính tràn đầy: giờ yêu đương.
9 giờ: Tim hoạt động mạnh nhất trong ngày. Tinh thần hưng phấn. Các cơn đau giảm bớt. Vệ sinh da, làm đẹp da mặt. Giờ khám bệnh, đo huyết áp, đếm mạch vì giờ này cơ thể nhạy cảm nhất với ống nghe của bác sĩ.
Từ 7 đến 9 giờ là thời gian thích hợp cho bữa sáng giàu chất bột. Những gì bạn ăn vào thời điểm này "không chảy xuống vòng ba", mà biến thành năng lượng.
10 giờ: Từ 9-10 giờ là giờ tiếp xúc ngoại giao, dễ gần gũi, bắt tay mạnh mẽ nhất.
Giữa 9 và 10 cũng là thời điểm nguy cư bệnh tim quậy phá cao nhất. Để hạn chế rủi ro, hãy uống biệt dược theo chỉ định của bác sĩ (thí dụ thuốc hạ áp huyết).
11 giờ: Hoạt động cơ thể vẫn đều đặn, hài hòa và đầy hưng phấn.
Quãng 11 giờ, tìm lấy lại sự trẻ trung – nó sẽ duy trì phong độ cao đến 13 giờ.
12 giờ: Tim hoạt động mạnh. Đây là giờ cuối của thời kỳ cao điểm trong lao động sáng tạo. Phải ngủ trưa, thư giãn từ 30 phút đến 1 tiếng. Giờ cao điểm giữa dương cực âm sinh. Không ăn trưa giờ này.
12 giờ 30 phút đến 13 giờ: Khả năng làm việc của mỗi người giảm 20%.
Từ 10 đến 12 giờ, cái gọi là trí nhớ ngắn hoạt động tốt nhất, năng lực tập trung cực cao và dễ xoay sở với stress. Hãy tận dụng cơ hội này, để dành cho những cuộc gặp quan trọng. Trường hợp không kịp giải quyết những vẫn đề đó trước 13 giờ, hãy gác lại vào buổi chiều muộn.
Sau 12 giờ là thời gian dành cho bữa trưa. Thực phẩm sẽ không tồn đọng lâu trong dạ dày, bởi sản xuất dịch tiêu hóa gia tăng ngay đầu giờ buổi chiều. Còn sau đó (từ 13 giờ đến 15 giờ) là thời điểm các chất dinh dưỡng được tiêu hóa tốt nhất.
13 giờ: Là giờ ăn, dạ dày có nhiều men tiêu hóa nhất, trong máu có một ít glucogen. Cơ thể mệt mỏi cần nghỉ ngơi, không ngủ thì cũng nên nằm duỗi thoải mái.
Sau 13 giờ, cơ thể có khả năng đề kháng tốt nhất với cảm giác đau đớn. Trường hợp có răng sâu, đây chính là thời điểm lý tưởng để gõ cửa bác sĩ nha khoa.
14 giờ: Gan làm việc yếu. Các phản ứng chậm lại. Năng lượng cơ thể thấp nhất trong chu trình 24 giờ (lần thứ nhất lúc 4 giờ sáng).
15 giờ: Khả năng lao động trở lại trạng thái bình thường. Cơ quan khứu giác là vị giác rất nhạy cảm. Có thể ăn uống chút ít.
15 giờ: Khả năng lao động trở lại trạng thái bình thường. Cơ quan khứu giác là vị giác rất nhạy cảm. Có thể ăn uống chút ít.
Giữa 13 giờ và 15 giờ, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Hãy tận dụng thời gian này cho công việc nhẹ nhàng, không đòi hỏi tập trung cao độ.
16 giờ: Sau ăn trưa, đường trong máu tăng cao lên, là hiện tượng bình thường. Năng lượng cơ thể và khả năng lao động của mỗi người tiếp tục đi xuống. Từ 15-16 giờ là “giờ hoa tay”. Các ngón tay khéo léo nhất, thợ thủ công làm việc tốt nhất.
Sau 16 giờ, hãy trở về công việc tích cực. Khi ấy não bộ hoạt động năng suất cao. Quá trình "chế biến" thông tin gom nhặt trước đó diễn ra nhanh chóng. Chúng được tập kết vào bộ nhớ dài hạn – chính kiến thức và mọi ký ức được lưu giữ tại đây.
17 giờ: Các vận động viên luyện tập giờ này thì năng lượng tiêu tốn gấp đôi. Người lao động vẫn giữ được năng suất lao động cao.
Sau 17 giờ, có thể hẹn gặp bạn nhậu. Là thời điểm cơ thể có thể hào phóng nhất với rượu bia, quả thận có khả năng thải loại chất độc nhanh nhất.
18 giờ: Cơ thể cảm thấy hứng thú muốn vận động tay chân: tập thể thao, y võ dưỡng sinh. Vệ sinh da, thân thể. Giảm cảm giác đau của các vết loét, sưng cơ khớp. Nhưng sự sảng khoái tinh thần lại giảm dần. Năng lượng của phổi thấp nhất trong ngày. Nên ngồi thở dưỡng sinh để tăng ôxy trong phổi. Giờ này hay xảy ra tai biến mạch máu não làm chết người, nhất là vào tháng 2 trong năm. Vào 18 giờ của các ngày tháng 2 các bệnh viện cần có người trực chăm sóc bệnh nhân tim mạch cẩn thận chu đáo. Đây cũng là giờ các móng tay, móng chân phát triển dài nhất trong ngày.
Từ 18 giờ, cơ thể bắt đầu giảm dần cường độ hoạt động. Nhịp độ trao đổi chất và sản xuất dịch tiêu hóa trong dạ dày giảm thiểu. Tốt nhất không nên chậm trễ với bữa ăn tối, bởi dạ dày có thể không kịp tiêu hóa trước thời điểm leo lên giường ngủ. Trường hợp ngược lại sẽ làm rối loạn thời gian nghỉ đêm.
Giữa 16 và 18 giờ, cần dành, dù chỉ 30 phút, cho bài thể dục thư giãn. Đó là thời điểm có thể vươn tới phong độ tốt nhất. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể vẫn diễn ra hoàn hảo, vậy nên bạn có thể nhanh chóng đốt cháy dự trữ năng lượng dư thừa.
19 giờ: Huyết áp tăng. Giờ đo huyết áp. Cần day ấn huyệt nhân trung, dái tai trái, vuốt mạnh đôi dây thần kinh số X và động mạch cảnh hai bên cổ để đề phòng choáng, chóng mặt, tai biến não.
Thường có những cơn đau đầu khó chịu nhất. Hay bị dị ứng. Hay mất bình tĩnh, cãi nhau. Các giác quan: tai, mũi, lưỡi nhạy cảm nhất, nếu bị viêm sưng loét nên điều trị bằng xoa bóp, day bấm huyệt, dán cao thuốc sẽ có hiệu quả hơn các giờ khác.
Sau 19 giờ, áp huyết hạ. Là thời điểm thích hợp để uống thuốc hạ cholesterol (tác dụng lâu dài của thuốc kéo dài cho tới sáng – thông qua giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các sự cố tim – mạch). Khả năng đề kháng với cảm giác đau của cơ thể cũng giảm thiểu vào thời điểm này. Vậy nên đối tượng bị bệnh thấp khớp sẽ có thể cảm thấy một số triệu chứng khó chịu.
20 giờ: Các phản ứng trong cơ thể diễn ra mạnh, tốc độ cao. Lái xe an toàn không xảy ra tai nạn, người lái thấy sảng khoái. Giờ xoa bóp làm đẹp da mặt. Giờ này gan lọc độc tố tốt, nên uống 1 ly nhỏ rượu thuốc trước khi ngủ sẽ có hiệu quả hơn các giờ khác. Nhưng giờ này hay xảy ra tai biến về tim mạch.
21 giờ: Trạng thái tinh thần bình thường, trí nhớ tối đa, khả năng học nhớ, hiểu biết sâu sắc hơn ban ngày. Thời gian thích hợp cho sinh viên, diễn viên học thuộc bài và nhập vai diễn.
Quãng giữa 20 và 21 giờ, cơ thể hấp thụ thuốc kháng sinh tốt nhất. Trường hợp phải sử dụng, đây chính là thời điểm thích hợp.
22 giờ: Giờ miễn dịch, trong máu có nhiều bạch cầu (khoảng 12.000/1cm3. Mức trung bình là 5.000-8.000). Sức đề kháng cơ thể cao nhất, chống các vi trùng xâm nhập có hiệu quả cao nhất (lần thứ nhất lúc 7 giờ). Nhiệt độ cơ thể giảm.
Từ 20-22 giờ: là giờ giao tiếp. Lúc này người ta cảm thấy cô đơn nhất và rất cần gặp bạn bè, người thân để tâm sự, hoặc xem tivi để giải nỗi cô đơn.
22 giờ, cần đặt lưng xuống giường, bởi cơ thể cần 7-8 tiếng để hồi phục bằng giấc ngủ sau một ngày lao động vất vả.
23 giờ: Cơ thể chuẩn bị nghỉ ngơi đồng thời khôi phục lại các tế bào đã chết.
24 giờ: Có người đã ngủ 2-4 tiếng đồng hồ và hay nằm mơ. Não nghỉ ngơi, tiến hành tổng kết và thải ra những gì không cần thiết. Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tim hoạt động yếu nhất.
Uống thuốc vào giờ nào thì hiệu quả?
Từ nhịp sinh học hoạt động theo chu kỳ 24 giờ, các nhà y khoa đã rút kinh nghiệm trong điều trị, khi cho uống thuốc đúng giờ đã đạt kết quả cao. Ví dụ:
Uống aspirin: Uống buổi tối sau bữa ăn 30-45 phút tốt hơn là uống vào nửa đêm. Sáng hôm sau thuốc phát huy tác dụng. Aspirin kích thích dạ dày nên uống buổi sáng có hại gấp 2-3 lần.
Chất corticoid: Dùng vào 8 giờ sáng và đầu giờ trưa sẽ loại trừ lên cơn hen suyễn về đêm, làm tăng hiệu quả phóng thích hơi trong phổi và làm giảm sự khó thở.
Trái lại loại theophylin làm giãn nở phế quản, phòng ngừa và làm giảm cơn hen ban đêm thì phải dùng trước khi đi ngủ tối.
Thuốc chống viêm khớp, thấp khớp: Đau thấp khớp xuất hiện thời vào một điểm nhất định trong ngày và có thể biến chứng sang bệnh khác. Thuốc chống viêm tác động mạnh nhất từ sau 18 giờ.
Các loại thuốc bổ: Uống vào buổi sáng khi đói hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Thuốc chữa bệnh về tiêu hóa: Uống trước bữa ăn 10 phút để tăng cường tiết dịch tiêu hóa làm tiêu hóa tốt thức ăn.
Các loại vitamin: Uống vào giữa 2 bữa ăn. Nếu dùng vitamin K để cầm máu thì phải uống ngay.
Các loại thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh thường thải ra ngoài nhanh nên cách 6 tiếng uống 1 lần.
Thuốc giảm huyết áp: Ngày uống 3 lần vào lúc 7 giờ sáng, 3 giờ chiều và 7 giờ tối. Lượng thuốc buổi sáng và buổi tối ít hơn buổi chiều. Không được uống trước khi đi ngủ.
Thuốc chữa dị ứng ngoài da: Thuốc này hay gây buồn ngủ nên uống trước khi đi ngủ 30 phút.
Thuốc ngủ, thuốc tránh thai: Uống trước khi đi ngủ 30 phút.
Thuốc kích thích dạ dày: như aspirin, vitamin C nên uống sau khi ăn cơm 30 phút, không uống vào chiều, tối vì nó kích thích dạ dày làm khó ngủ.
Các loại kích thích tố: Uống 1 lần sau bữa ăn sáng.
Điều trị răng: Vào lúc 15 giờ có tác dụng gây tê tốt để nhổ răng. Dùng thuốc gây tê lúc 8 giờ hoặc 19 giờ kém hiệu quả gấp 3-4 lần lúc 15 giờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét